Skip to main content

Chuẩn bị cho những xáo trộn nghiêm trọng ở Nga




nga_ukraine
Đất nước không thể chịu đựng thêm một cuộc chiến nữa - ngoài chi phí quân sự trực tiếp, một đợt trừng phạt mới có thể làm sụp đổ các ngân hàng quan trọng, điều đó có thể dễ dàng dẫn sự hoảng loạn trong dân chúng và sụp đổ chế độ.
Chỉ để tồn tại
Năm ngoái, do cuộc xâm lược ở Ukraine, Nga đã thay đổi theo nhiều hướng quan trọng. Nhưng có một thay đổi cực quan trọng mà người ta đã quên: tư duy dài hạn đã biến mất hoàn toàn và chế độ không còn nói về tương lai nữa. Các nhà lãnh đạo Nga chỉ còn nói về Ukraine và phương Tây (và “bọn tay sai” của họ trong lòng nước Nga) và nói về quá khứ hào hùng (chủ yếu là Thế chiến II). Hiện nay chế độ chỉ còn chú mục vào sự tồn tại của chính mình mà thôi.
Nhưng không phải lúc nào cũng như thế. Năm 2000, Vladimir Putin bước vào điện Kremlin với chương trình gọi là “Chương trình Gref” kéo dài 10 năm, trong đó có tầm nhìn về Nga, một đất nước cởi mở và hiện đại. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông ta đã thực hiện được một phần chương trình này. Chiến lược phát triển dài hạn - chủ yếu là dựa vào tầm nhìn nói trên - đã được thảo luận và soạn thảo cho đến năm 2012. Thậm chí ngay cả khi Putin trở lại làm tổng thống vào năm đó, ông ta đã cho công bố một loạt bài báo có tính cương lĩnh, với những bản phác thảo các kế hoạch dài hạn cho nền kinh tế, chính sách xã hội, quản trị, chế độ liên bang và chính sách đối ngoại. Ông ta đã đưa những kế hoạch này vào một số nghị định của tổng thống mà ông ký vào ngày nhậm chức đầu tiên. Những nghị định này đưa ra các mục tiêu rõ ràng, và ông ta cam kết là sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Bây giờ thì rõ ràng - và thậm chí chính Putin cũng công khai thừa nhận – là những nghị định đó sẽ không được thực hiện. Thay vào đó, Tổng thống Nga đề xuất tương lai nào cho các công dân của mình? Không có câu trả lời. Ở Nga hiện nay người ta không xây dựng chính sách lâu dài cho tương lai. Trước đó, Nga đã rất tự hào về việc chuyển từ kế hoạch ngân sách một năm sang kế hoạch ba năm. Bây giờ không còn như thế nữa: Điện Kremlin không có kế hoạch ngân sách đáng tin cậy cho giai đoạn sau năm 2016, chỉ còn hy vọng là giá dầu sẽ phục hồi. Học thuyết về chính sách đối ngoại của nó tập trung vào sự tồn tại của chế độ. Trên thế giới, Nga quyết liệt bảo vệ quyền duy trì quyền lực vô thời hạn của các chính phủ phi dân chủ.
Chế độ lo lắng về tương lai trước mắt của nó là đúng. Nền kinh tế Nga đang ở trong tình trạng suy thoái và khó có khả năng tăng trưởng hơn 2% một năm, ngay cả khi suy thoái chấm dứt. Lần đầu tiên trong 15 năm Putin nắm quyền, thu nhập thực tế của người Nga đã giảm. Những lợi ích mà bộ máy tuyên truyền nói về việc sáp nhập Crimea cũng đang giảm. Đất nước không thể chịu đựng thêm một cuộc chiến nữa - ngoài chi phí quân sự trực tiếp, một đợt trừng phạt mới có thể làm sụp đổ các ngân hàng quan trọng, điều đó có thể dễ dàng dẫn sự hoảng loạn trong dân chúng và sụp đổ chế độ.
Trong điều kiện như thế, người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy phương Tây cũng chỉ bàn với Nga những vấn đề ngắn hạn. Nhưng, dù chúng ta có nghĩ về tương lai hay không thì nó vẫn sẽ tới. Một lúc nào đó, chế độ này sẽ phải ra đi, nhưng hoàn toàn không biết là cái gì sẽ thay thế nó, cuộc chuyển hóa sẽ hỗn loạn đến mức nào và cuối cùng, liệu Nga có trở thành chế độ dân chủ hay không. Như Mùa xuân Ả Rập đã cho thấy, thay đổi chế độ có thể diễn ra một cách hòa bình mà cũng có thể diễn ra một cách đầy bạo lực.
Chuẩn bị ngay từ bây giờ
Chuyển đổi hòa bình là hoàn toàn có thể. Nga là nước giàu có hơn và có học vấn cao hơn so với các nước mà Mùa xuân Arab đã tràn qua; trên thực tế, Nga là nước giàu có hơn và có học vấn cao hơn so với bất kỳ nước nào trong lịch sử đã từng chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ. Nhưng cũng rõ ràng là những kẻ nắm quyền không dễ dàng từ bỏ quyền lực. Họ sợ bị đưa ra tòa vì những tội ác chống lại luật pháp quốc tế và chống lại loài người, và nạn tham khủng khiếp ở nước Nga. Kịch bản tốt nhất mà người ta có thể hy vọng là một chính phủ chuyển tiếp, chính phủ này sẽ đưa ra một số bảo đảm cho tầng lớp tinh hoa ra đi và giám sát những cuộc bầu cử mới.
Chắc chắn là phương Tây quan tâm đến việc không để “mất Nga” một lần nữa. Với kho vũ khí hạt nhân và nền kinh tế lớn, tuy có giảm sút nhưng vẫn còn rất lớn, nguồn năng lượng và vai trò địa chính trị của nước này, quá trình chuyển đổi hỗn loạn và sự xuất hiện một chế độ phi dân chủ hung hăng sẽ làm cho cả thế giới phải trả giá đắt. Nước Nga dân chủ và tư bản chủ nghĩa sẽ có nhiều đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu và giúp thế giới giải quyết những thách thức trên bình diện quốc tế, trong đó có những bất ổn mang tầm khu vực, các mối đe dọa đối với môi trường, nạn khủng bố và tham nhũng.
Phương Tây có thể làm gì để có thể tạo ảnh hưởng đối với kết quả? Cuối cùng, số phận của nước Nga phải do người Nga quyết định. Nhưng phương Tây vẫn có thể có vai trò. Với chương trình trợ giúp, tương tự như kế hoạch Marshall, phương Tây có thể đóng góp vào việc định hình nước Nga mới bằng cách giúp tái thiết nền kinh tế bị nạn tham nhũng làm cho tan hoang; hỗ trợ công tác quản lý, cải cách giáo dục và y tế; và đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Nga. Nhưng quan trọng nhất là phương Tây phải xây dựng kế hoạch cho việc tái hội nhập Nga với thế giới tự do. Nói cho cùng, người Nga vẫn coi mình như là một phần của nền văn minh châu Âu, và ngay cả khi sử dụng những ngôn từ hung hăng nhất, đôi khi Putin vẫn nói tới những “đối tác” phương Tây của mình và rằng cội nguồn chính sách của ông ta nằm những ở giá trị đích thực của châu Âu. Phương Tây phải giải thích rõ nước Nga phải làm gì để có thể tái cộng tác với Liên minh châu Âu, NATO, OECD và những tổ chức quốc tế khác.
Đây là những vấn đề khó; cần có những nỗ lực rất lớn về trí tuệ và chính trị thì mới giải quyết được. Điều đáng lo ngại là các nhà lãnh đạo phương Tây coi đây là những vấn đề quá xa vời, không đáng bận tâm. Chúng ta phải học bài học từ năm 1991, khi sự sụp đổ quá nhanh chóng của Liên Xô làm cho tất cả mọi người không kịp trở tay. Nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng để bị mắc lừa bởi sự kiện là năm 1991 trôi qua một cách tương đối êm ả. Lần này, phần đặt cược của giới tinh hoa nắm quyền cao hơn hẳn. Phương Tây phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho một sự thay đổi đột ngột và hỗn loạn ở Nga.
Sergei Guriev - The Washington Post
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: Washingtonpost.com và ijavn.org
* Sergei Guriev là Giáo sư kinh tế tại Viện nghiên cứu chính trị ở Paris (Paris Institute of Political Studies).

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...