Skip to main content

Những hạn chế trong quan hệ Việt – Mỹ bộc lộ qua chuyến viếng thăm của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản

Tác giả: Shawn W. Crispin
Người dịch: Trần Văn Minh
10-07-2015
Nguồn ảnh: Flickr/ Bộ Ngoại giao Mỹ
Nguồn ảnh: Flickr/ Bộ Ngoại giao Mỹ
Chuyến đi mới đây không quan trọng như một số người mô tả.
Phải chăng chuyến thăm ngoại giao của ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo tối cao của Việt Nam, tới Washington, trong đó có một cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc với Tổng thống Barack Obama, quan trọng như đã được tường thuật? Những cái tít đã đồng loạt tung hô chuyến viếng thăm của ông Trọng, người đứng đầu đảng Cộng sản lần đẩu tiên đến Hoa Kỳ, như là một cái mốc lịch sử làm sâu sắc hơn sự hòa giải và phát triển mối quan hệ giữa hai kẻ từng là đối thủ trận địa.
Tuy nhiên, ngoài những chi tiết ngoại giao, ông Trọng trở về Hà Nội với vài nhượng bộ quân sự quan trọng ở thời điểm nhu cầu chiến lược cấp bách, gồm sự thiếu tiến triển trong việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương trong nhiều thập niên qua của Washington, đặt ra cho chế độ cộng sản Việt Nam với thành tích nhân quyền kém cỏi. Obama nới lỏng lệnh cấm năm ngoái, cho phép Việt Nam tiếp cận trang thiết bị hàng hải không sát thương mà cho đến nay chỉ có tác dụng rất ít trong việc kiềm chế sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Các nhà phân tích dự kiến việc dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương sẽ được làm nổi bật trong chương trình nghị sự và có thể thậm chí được công bố trong chuyến thăm cấp cao của ông Trọng.
Thay vào đó, các thỏa thuận đạt được từ cuộc họp là làm gia tăng ‘quan hệ đối tác toàn diện’ đa phần mang tính tượng trưng được khởi xướng vào năm 2013. Theo một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận cụ thể về tránh đánh thuế hai lần, hợp tác về các mối đe dọa đại dịch, an toàn hàng không và giáo dục. Họ cũng cam kết hợp tác trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, bao gồm thiên tai, nạn buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ nguồn nước, và làm việc hướng tới hoàn tất Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương càng sớm càng tốt.
Về mặt quân sự, hai bên đồng thuận với bản ghi nhớ mở đường hợp tác cho sự tham gia của Việt Nam trong tương lai vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Được hiểu là bản ghi nhớ sẽ dẫn tới những huấn luyện nhân quyền cho người lính Việt Nam. Báo The New York Times cũng tường thuật các thỏa thuận mơ hồ về “đồng sản xuất” công nghệ và thiết bị quốc phòng chưa được tiết lộ, cũng như các hoạt động hải quân chung sâu rộng hơn nữa. Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc cho biết, hai bên đang lo ngại về diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhưng nhận thấy sự cần thiết phải “kiềm chế những hành động gây căng thẳng” và chống lại hành động “ép buộc, đe dọa, và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Các thỏa thuận quốc phòng được công bố trong chuyến thăm của ông Trọng sẽ không đẩy mạnh đáng kể khả năng triển khai sức mạnh hoặc răn đe của Việt Nam trong bối cảnh các tranh chấp lãnh hải đang gia tăng với Trung Quốc. Công cuộc xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, nếu phát triển thành căn cứ quân sự với các phi đạo, sẽ tiêu biểu cho mối đe dọa cấp thời và rõ ràng cho vị trí chiến lược của Việt Nam. Trong một hành động khiêu khích có tính toán, Trung Quốc lại triển khai hồi cuối tháng Sáu dàn khoan dầu HD 981 tại vùng biển mà cả Bắc Kinh và Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Một sự điều động tương tự như của giàn khoan này hồi năm ngoái đã dẫn đến các cuộc đụng độ trên biển và các cuộc bạo động chống Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam.
Được biết, Hà Nội ước muốn có máy bay do thám P-3 Orion do Mỹ sản xuất, máy bay vô tuyến và tàu tuần tra cao tốc được trang bị súng ống để đối phó với Trung Quốc – tất cả những thứ này vẫn còn bị cấm bán theo lệnh cấm vận vũ khí hiện nay. Một bài báo gần đây của Reuters trích dẫn “nguồn tin công nghiệp” cho biết, Việt Nam đã thảo luận với bộ phận quốc phòng của hãng Saab của Thụy Điển, Airbus của Âu Châu và Boeing của Mỹ để mua máy bay phản lực, máy bay tuần tra và máy bay vô tuyến dân sự. Ông Trọng đã chứng kiến chiếc máy bay thương mại Boeing Dreamliner 787 được giao cho Việt Nam trong chuyến thăm Washington của ông; Airbus vừa công bố kế hoạch thành lập các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Duy trì lệnh cấm vận một phần là câu trả lời cho hồ sơ nhân quyền vẫn còn tệ hại của Hà Nội. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một nhóm vận động có trụ sở tại Mỹ, cho biết, có ít nhất 150 tù chính trị hiện đang bị giam cầm. Nhiều người trong số những nhà hoạt động bị kết án về tội chống phá nhà nước do biểu tình chống sự xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc hoặc các thủ thuật kinh doanh bóc lột. Obama nói với các phóng viên, ông đã thảo luận “thẳng thắn” với ông Trọng về các vấn đề nhân quyền, nhưng không có dấu hiệu của một bước đột phá. Trong nhiều năm qua, hai bên thường xuyên tham gia vào các cuộc đối thoại nhân quyền, phần nhiều là không có hiệu quả. Các quan chức Việt Nam vẫn liên tục khẳng định họ không có tù nhân lương tâm.
Một số báo cáo mô tả sự phóng thích luật sư nhân quyền được Hoa Kỳ đào tạo, ông Lê Quốc Quân, vào cuối tháng Sáu để chiều lòng Washington, nhưng nhà hoạt động đã chịu đủ bản án 30 tháng của ông. Việc phóng thích trước thời hạn nhà hoạt động chống Trung Quốc Nguyễn Văn Hải, một blogger nổi tiếng, được biết với tên Điếu Cày, hồi tháng Mười năm ngoái, đã được một số nhà phân tích xem như một sự trao đổi đáp ứng với việc tiếp cận tàu tuần tra biển của Mỹ. Obama đã công khai kêu gọi trả tự do cho blogger độc lập này và tiếp đón ông ấy tại Tòa Bạch Ốc sau khi ông được phóng thích và sang Mỹ sống lưu vong.
Cuộc gặp giữa hai ông Obama-Trọng cũng không làm tiến triển thêm lời kêu gọi của Mỹ để có sự tiếp cận ưu đãi đối với cảng biển nước sâu Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Reuters đưa tin hồi tháng Ba rằng Washington đã yêu cầu Hà Nội ngừng cho Nga sử dụng cơ sở chiến lược quan trọng sau khi máy bay ném bom của Nga đã sử dụng nó để tiếp nhiên liệu trong khi bay vòng quanh một căn cứ không quân của Mỹ trên đảo Guam. Phù hợp với chính sách “ba không”, không liên minh với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ hoặc không dựa vào nước này để chống nước kia, được nhiều người xem như là sự nhượng bộ Trung Quốc, Việt Nam đã từ chối yêu cầu nhiều lần của Mỹ về quyền sử dụng ưu đãi của nước ngoài đối với cơ sở này, theo tin tức.
Với lệnh cấm vận của Mỹ vẫn nằm yên tại chỗ, Việt Nam sẽ phải tiếp tục dựa vào đồng minh Nga thời Chiến tranh Lạnh để phòng thủ ngăn chặn. Tuần trước chuyến thăm của ông Trọng đến Washington, Hà Nội đã tiếp nhận tại Vịnh Cam Ranh tàu ngầm thứ tư do Nga chế tạo, loại Kilo tân tiến, có thể trang bị tên lửa, được thiết kế để chống tàu ngầm và chống tàu trên mặt nước. Việt Nam sẽ cho vận hành sáu chiếc tàu ngầm chạy bằng điện và dầu diesel vào cuối năm nay, trở thành nước có đội tàu tiên tiến nhất Đông Nam Á. Trong khi Việt Nam có thể mong muốn nâng cấp thiết bị từ Nga sang Mỹ, chuyến viếng thăm mang tính biểu tượng của ông Trọng làm nổi bật những trở ngại lớn, đang cản trở mối quan hệ chiến lược toàn diện.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...