Skip to main content

5 Tai Hoạ từ Formosa Vũng Áng

Nguyen Ngoc Chu (BVN) Theo Chiếu Làng – Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.

Phối cảnh tổ hợp cảng biển và luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh
Mong muốn có nhiều nhà đầu tư để đưa kinh tế địa phương phát triển của lãnh đạo các tỉnh thành là chính đáng và cần được trân trọng.
Nhưng hạn chế thời gian nhiệm kỳ, cộng với áp lực thay đổi chỉ tiêu kinh tế, cũng như khát khao để lại “dấu ấn” trong thời hạn 5 năm kể từ khi lên cầm quyền, khiến lãnh đạo nhiều tỉnh thành không nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, mà chỉ chăm chú vào những nhân tố ngắn hạn “ăn liền”.
Bởi vậy, vùng đất nào ngon để phát triển bất động sản, nguồn khoáng sản nào bán được, nơi nào có thể cho nguồn thu nhanh, là họ tận dụng “rải thảm đỏ” để mời các nhà đầu tư.
Nguồn thu ngân sách nhanh như nhà máy bia, thì cố gắng xin phát triển bằng được. Bởi vậy nhà máy bia mọc lên như nấm, đưa Việt Nam trở thành nước có lượng tiêu thụ bia theo đầu người cao bậc nhất, bất chấp những hệ lụy nguy hiểm lâu dài về trí tuệ, sức khỏe, và mạng sống, do hậu quả rượu bia để lại.
Thậm chí cả những nguồn thu ăn ngay nhờ du lịch “tâm linh” cũng được khuyến khích xây dựng tức thì, bất chấp hiểm họa mê tin dị đoan kìm hãm sự phát triển trí tuệ của nhiều thế hệ.
Dự án Formosa Vũng Áng, mà lãnh đạo Hà Tĩnh kỳ vọng như một thần dược chữa trị căn bệnh đói nghèo cho địa phương, là một thí dụ điển hình về mặt hiểm họa. Để rồi tổng hòa lại trên trục thời gian 70 năm của dự án, Formosa Vũng Áng không chỉ mất nhiều hơn được, mà là một tai họa. Tai họa không chỉ dành riêng cho Hà Tĩnh mà cho cả Dân tộc.
Thực ra tai họa từ Formosa Vũng Áng không phải chờ đến 70 năm mới có thể tổng kết để rút ra điều được mất. Tại họa nhìn thấy ngay trước mặt, sờ được ngay sau gáy. Có 5 tai họa chính sau đây.
I. TAI HỌA MÔI TRƯỜNG
Tai họa môi trường của khu luyện kim Formosa Vũng Áng xuất phát từ bốn nguồn chính:
1. Nước thải
2. Ô nhiễm không khí
3. Tiếng ồn
4. Biến đổi nhiệt độ
Nước thải trong luyện kim là vấn đề khó. Dẫu có xử lý tốt bao nhiêu cũng không hết độc hại từ kim loại và hóa chất.
Bởi vậy muốn xử lý nước thải tốt cho các nhà máy luyện kim thì phải đầu tư nhiều tiền với các công nghệ xử lý nước thải hiện đại.
Công nghệ xử lý nước thải mà Formosa sử dụng là loại lạc hậu, và bản thân Formosa không muốn mất nhiều tiền cho xử lý nước thải, trừ phi bị ép buộc.
Bởi vậy Formosa đã tận dụng 4 nhân tố sau đây để giảm thiểu chi phí xử lý môi trường của mình:
• Việt Nam chưa đòi hỏi khắt khe về các tiêu chí môi trường.
• Các cơ quan về môi trường Việt Nam bị hạn chế về trình độ và phương tiện nghiệp vụ.
• Thêm vào đó là khát khao có nhà đầu tư nước ngoài.
• Cộng với kẽ hở của cơ chế quản lý và tệ nạn tham nhũng.
Không ai hiểu được, bùa mê nào đã khiến chúng ta cho phép Formosa làm đường ống ngầm rộng 1,2 m dài 1,5 km xả sâu vào lòng biển ở độ sâu 17m, thay vì thông thường xả theo đường ống lấp trên đất liền tại nhà máy.
Việc làm một đường ống ngầm như vậy dưới biển là rất tốn kém, tốn kếm hơn nhiều lần so với đường ống cống xả nước thông thường. Nhưng tại sao Formosa đã đề xuất điều ngược đời như thế mà phía ta cũng chấp nhận?
Chẳng cần phải là chuyên gia trong cuộc, cũng thấy ngay hai mục đích lộ liễu như ban ngày của đường ống xả ngầm này:
• Xả nước thải thoải mái mà không cần qua xử lý, vì phía Việt Nam không thể kiểm soát được. Để che mắt phía Việt Nam, chỉ cần cho một ống nhỏ dẫn nước qua xử lý để cung cấp các thông số đo đạc cần thiết thường ngày (thậm chí tạo giả số liệu loại này). Khi bị kiểm tra thì đóng van xả tự do, cho nước thải đi qua xử lý. Xong đoàn kiểm tra, lại trở về quy trình cũ.
• Lúc cần thiết có thể vận chuyển bất cứ thứ gì, kể cả người, qua hệ thống ống ngầm này từ nhà máy ra biển và ngược lại. Rồi từ đó chuyển lên tàu thuyền mà phía Việt Nam không thể kiểm soát được.
Vũng Áng là cảng nước sâu, tàu thuyền nước ngoài sẽ ra vào nhiều. Thậm chí tàu ngầm loại nhỏ có thể dễ dàng đến mà khó bị phát hiện. Căn cứ tàu ngầm Du Lâm cạnh thành phố cảng Tam Á đảo Hải Nam cách cãng Vũng Áng chỉ 300 km. Sự thâm Tàu thì không ai định đoán được.
Nước xả lưu lượng 12.000 m3/ ngày không qua xử lý và sau này còn nhiều hơn nữa, là vô cùng độc hại cho môi sinh không chỉ ở biển Vũng Áng Hà Tĩnh, mà theo hải lưu, còn là cho toàn bộ vùng biển miền Trung Việt Nam.
Có thể nhắm mắt mà khẳng định với 99,99% độ chính xác rằng, 294 tấn hóa chất độc hại mà Formosa nhập về, một phần trong số đó làm hóa chất súc rửa, là nguyên nhân trực tiếp của hàng loạt cá chết vừa qua.
Nhưng bất luận cá chết vừa qua là do điều gì đi nữa, thì vấn đề nước thải của Formosa cũng phải được xử lý dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt.
Không chỉ có nước thải, ba nhân tố còn lại là vấn đề ô nhiễm không khí, vấn đề tiếng ồn, và vấn đề biến đổi nhiệt độ của Formosa Vũng Áng, cũng phải đặt trong sự kiểm soát ngặt nghèo.
Nhiều công ty người Hoa đều đã rất nổi tiếng trên toàn thế giới về vi phạm an toàn thực phẩm và môi sinh.
II. MẤT KẾ MƯU SINH
Tai họa thứ hai là mất kế mưu sinh.
Nước thải của Formosa dẫu có xử lý tốt như thế nào cũng không hết sự độc hại của kim loại và hóa chất. Bởi vậy môi sinh của cảng biển Vũng Áng ngày càng xấu đi. Cá tôm và các chủng loại hải sản ngày càng ít.
Kết quả là đời sống của ngư dân ngàn đời bám biển sẽ bị ảnh hưởng.
Tương tự như vậy là những người dân bị thu hồi đất làm dự án. Chưa nói đến giá trị đền bù không xứng đáng của việc thu hồi đất, mà dẫu có trả đắt lên hơn chục lần, trước mắt thì tưởng chừng có lợi, nhưng về lâu dài thì không phải như thế.
Số tiền đền bù, ngay cả hậu hĩnh, có thể xây nhà mua nhiều tiện nghi, thay đổi đời sống tức khắc. Nhưng khi bố mẹ ông bà mất rồi, tiền tiêu hết rồi, thiết bị bị tiện nghi cũng cũ nát rồi, thì lớp cháu chắt chít và đời sau được gì? Họ còn gia tài gì để lại? Họ có gì để mưu sinh?
Một thửa đất nông nghiệp, nơi tổ tiên để lại cho cháu con, đời đời kiếp kiếp truyền nhau trồng lúa trồng rau, chăn nuôi lợn gà, dẫu không giàu sang, không cao lương mỹ vị, nhưng cũng đủ đảm bảo đời sống cho gia đình.
Giá trị của ngôi nhà và thửa ruộng là giá trị vĩnh cửu về chỗ ở và và sự đảm bảo nghề nghiệp mưu sinh ngàn đời, mà không có thứ gì thay thế được.
Khi người dân chài không thể ra biển, khi người nông dân không có đất để cày cấy, là tước đi kế mưu sinh của họ, không chỉ cho một đời, mà cho muôn đời cháu chắt về sau.
III. BÁN RẺ TÀI NGUYÊN VÀ THUÊ ĐẤT RẺ MẠT
Về tài nguyên khoáng sản, phải xác định rõ, có những thứ cần khai thác ngay, có những thứ chưa được khai thác.
Chẳng hạn những mỏ dầu khí ở biển khơi, nằm nơi trung gian mà các nước đều có quyền khai thác thì nên tranh thủ khai thác.
Nhưng khoáng sản nằm sâu trong lãnh thổ nước ta, không ai đến khai thác được, cũng không chuyển động ngầm ở dưới lòng đất được, thì tùy từng trường hợp mà xử lý. Đủ điều kiện về công nghệ, an toàn về môi trường, và hiệu quả về kinh tế, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, thì hãy khai thác. Bởi vì khoáng sản đó có thể để lại cho đời sau sử dụng.
Quặng sắt ở Hà Tĩnh là nguồn tài nguyên quý. Tuy nhiên kêu gọi nhiều nhà đầu tư nhiều năm mà chưa ai mặn nồng, chứng tỏ điều kiện chưa chín muồi. Việc khai thác quặng sắt ở Hà Tĩnh có thể chậm thêm dăm chục năm, hay hàng trăm năm nữa vẫn chưa muộn.
Nay vì Formosa mà phải đưa ra nhiều ưu tiên vô tiền khoáng hậu, một trong số đó là điều kiện thuê đất vượt khung kéo dài đến 70 năm. Diện tích thuê rất phí phạm, những 33 km vuông cả đất liền và mặt biển. Còn giá thuê đất thì vô cùng rẻ mạt. Tổng số tiền thuê đất là 96 tỷ cho 70 năm, nghĩa là 1,37 tỷ/năm cho cả 33 km vuông! Thật không tin được.
Rồi Formosa còn yêu cầu về ưu tiên thuế suất, giảm phí tài nguyên, và nhiều điều khoản khác nữa để trở thành đặc khu kinh tế mà công luận đã đề cập đến trong thời gian qua.
Trong khi đó, về mặt công nghệ, dây chuyền của Formosa lắp đặt ở Vũng Áng thuộc lớp lạc hậu, không đạt yêu cầu về môi trường, mà đầu tư ở các nước văn minh chắc chắn không ai cho phép.
Chưa nói đến Formosa xây tường biệt lập, thành lãnh địa riêng, làm gì khó ai biết.
Nếu không phải là đất chung, khoáng sản chung, mà là của tư nhân thì không chủ nào đồng ý cho Formosa thực hiện dự án và thuê đất như thế cả.
IV. ĐỘI QUÂN THỨ NĂM
Tai họa thứ tư nằm ở đội quân thứ năm.
Những người dân ở mọi quốc gia đều không bao giờ muốn chiến tranh. Họ yêu hòa bình, sống với nhau như anh em bạn bè láng giềng thân thiện. Trai gái yêu nhau trở thành vợ chồng, không phân biệt màu da sắc tộc.
Nhưng khi chiến tranh xẩy ra là lúc con người bị đẩy lên chiến tuyến. Đó là lúc sắc tộc trở thành vấn đề cốt lõi.
Chủ trương xuất khẩu người định cư nước ngoài, cũng như mua tài nguyên khoáng sản nước ngoài, là các chiến lược xuyên suốt lâu dài, được khuyến khích, của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Đội quân hàng ngàn người Hoa lao động ở Vũng Áng bắt đầu lấy vợ, đẻ con, lập phố ở Vũng Áng. Họ là những người lao động giản đơn, mà phần lớn khó kiếm sống, khó lấy vợ ở Trung Quốc. Trong số đó có những người thuộc thành phần bất hảo mà nhà cầm quyền Trung Quốc khuyến khích ra nước ngoài sinh sống.
Hãy nhìn lấy tấm gương Donbass của Ucraina mà soi. Không một khối lượng tiền nào có thể so sánh được, nói chi lợi ích vài trăm triệu đô la mà dự án Formosa Vũng Áng vẽ ra sẽ mang lại.
V. AN NINH QUỐC GIA BỊ ẢNH HƯỞNG
Chưa bao giờ người Trung Quốc đi lại và đến sinh sống ở nước ta dễ dàng như hiện nay. Quả thực là họ đi lại như chỗ không người. Nếu muốn tự so sánh, hãy thử đi Trung Quốc rồi rút ra kết luận.
Đèo Ngang đông tây từ biển đến biên giới Lào chỉ khoảng 50 km, là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Chiếm Đèo Ngang là chia cắt nước ta thành 2 miền không thể ứng cứu cho nhau.
Với những vùng thuê đất nhiều năm ở Lào, với đội quân thứ 5 ở Kỳ Anh, với cảng Vũng Áng, và với lực lượng hải quân ngày càng phát triển mà khoảng cách từ đảo Hải Nam đến Đèo Ngang chỉ khoảng 300 km, chưa nói đến căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa, sự đe dọa Đèo Ngang từ biển và từ Lào là hiện thực.
Việc để người nước ngoài thuê một vùng diện tích rộng lớn ở Vũng Áng đến 70 năm, với hàng ngàn người đến lao động sau đó lấy vợ sinh con lập phố xá, là điều điều bất lợi vô cùng cho an ninh quốc gia.
VÀI ĐIỀU PHẢI LÀM
Ai cũng mong cho dân giàu nước mạnh. Nhưng cái giàu ăn xổi ở thì, chỉ nhìn thấy thêm được một khoản tiền thuế hàng năm và lợi ích dịch vụ ngắn hạn trước mắt, mà cố tình quên đi tai họa dài lâu cho muôn dân, thì thật là nguy hiểm.
Liệu mỗi năm Formosa Vũng Áng sẽ đem lại bao nhiều tiền nộp thuế ngân sách? Điều này không khó để tính ra, dựa từ con số vẽ trên giấy tờ, rằng công suất nhà máy đạt tối đa 10 triệu tấn thép/năm cho giai đoạn một, và công suất tối đa 22,5 triệu tấn /năm (không biết đến bao giờ) của dự án. Rõ ràng từ vài đến dăm trăm tỷ tiền thuế hàng năm của Formosa không đủ bù tiền bán rẻ tài nguyên hàng triệu tấn quặng/năm và tiền thuê 33 km vuông diện tích đất và mặt biển, chứ đừng nói các thiệt hại khác.
Còn tạo công ăn việc làm và phát triển công nghệ luyện kim ư?
Formosa Vũng Áng sẽ chẳng đào tạo gì cho Việt Nam về đội ngũ và kỹ thuật viên lành nghề về luyện kim, mà sau đó Việt Nam có thể tự mình mình xây dựng và điều hành nhà máy. Đừng hy vọng điều đó. Công nghiệp ô tô phát triển ở Việt Nam gần 30 năm qua đã cho Việt Nam được những gì, thì công nghiệp luyện kim chẳng thể làm điều hơn được.
Còn việc trả lương và cách đối xử của các công ty người Hoa thì nhiều người đã rõ. Họ trả lương thấp và quản lý rất khắc nghiệt.
Công nhân làm việc ở Formosa lên đến 12 h ngày trong môi trường độc hại để kiếm từ 5-10 triệu đồng/tháng. Đó là công việc cực nhọc độc hại, bất đắc dĩ mới phải làm.
Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.
Điều cần làm trước mắt là buộc Formosa Vũng Áng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý nước thải và các tiêu chuẩn về môi trường khác.
Riêng với đường ống xả ngầm dưới lòng biển thì không cho sử dụng. Còn nếu cho sử dụng thì phải lập một trạm nổi lấy mẫu cuối đường ống xả trên biển. Lấy trực tiếp thường xuyên ngày đêm từ đầu cuối của ống xả dưới lòng biển. Trạm này là của Việt Nam và do Việt Nam điều hành.
Riêng về vụ cá chết và hệ quả, thì bắt đền bù thích đáng theo thông lệ và luật pháp quốc tế.
Có như vậy may ra Formosa mới thay đổi cách ứng xử.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...