Skip to main content

Tản mạn chuyện Mai Khôi và lá Cờ Vàng

Mai Khôi. Ảnh Internet
Mai Khôi. Ảnh Internet
Trong gần một tuần lễ vừa qua, tôi nhận được hơn 20 email nói về chuyện cô ca sĩ Mai Khôi dị ứng với lá cờ vàng trong một buổi trình diễn nhạc thính phòng tại Washington D.C vào ngày 08.01.2016, đó là chưa kể đến cũng khoảng 20 status đọc trên facebook.
Đa số các email cũng như bình luận trên Facebook lên tiếng phê bình, chỉ trích thái độ của Mai Khôi và cách hành xử của ban tổ chức buổi nhạc thính phòng là nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình và xướng ngôn viên Thanh Trúc của đài RFA, SBTN.
Mai Khôi, sinh năm 1983, tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi, sau đó đã viết một lời bầy tỏ ý kiến (status) của mình trên Facebook, chính lời bầy tỏ này đã khiến cô bị ném đá dữ dội hơn trước, khi video về buổi trình diễn ở Washington D.C được phổ biến trên mạng. Đa số những phê phán, đã kích thái độ của Mai Khôi xuất phát từ hải ngoại, nhưng cũng có một số ở trong nước. Mai Khôi sau đó đã xóa những ý kiến phản cảm của mình trên Facebook về lá cờ vàng và nguyên nhân thất trận của miền Nam, đồng thời chính thức viết status xin lỗi đã làm phiền lòng nhiều người.
Phê bình, chỉ trích thái độ, lời nói, cách ứng xử thiểu văn hóa, kém hiểu biết là chuyện cần phải có, nhưng vấn đề được đặt ra phải nói như thế nào để có tác dụng, người nghe cảm thấy thấm? Chửi bới, vu khống, chụp mũ…chắc chắn không phải là một hình thức hướng dẫn, khuyên nhũ, giáo dục đem lại nhiều kết quả.
Tôi vẫn còn lưu trữ một số đã kích với những lời lẽ thiếu văn hóa, không có giáo dục của một số người trong một tổ chức có uy tín (vì lý do tế nhị tôi không nêu tên ở đây) , những người luôn tự nhận mình có chính nghĩa quốc gia đã gọi Mai Khôi là con đĩ, vẹm cái, cán bộ tuyên huấn vẹm…
Là người trẻ tuổi, sinh ra, lớn lên trong một chế độ độc tài toàn trị, bị tuyên truyền, nhồi sọ, giáo dục bưng bít, một chiều…Mai Khôi giống như đa số tuổi trẻ ở Việt Nam thuộc thế hệ 80-90…, không hiểu biết gì về Cờ Vàng, nhiều người chưa thấy bao giờ, làm sao đòi hỏi họ quý trọng, tôn kính, thân thương lá cờ này?
Hơn thế nữa, nhiều người còn chụp mũ Mai Khôi là cán bộ tuyên vận, đấu tranh dân chủ cuội theo lệnh CS…vì được qua Mỹ dễ dàng, không bị chế độ CS ngăn cấm, được đi gặp tổng thống Obama tháng 05.2016 trong khi nhiều người khác bị ngăn chận…, họ nghi ngờ lời xin lỗi của Mai Khôi trên Facebook là không thật lòng, họ gọi hành động đó của Mai Khôi là nhổ ra rồi liếm..
Đồng ý rằng nhờ internet, smartphone, google…mọi người có thể tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử Cờ Vàng, biểu tượng của chế độ VNCH trước năm 1975. Tuy nhiên, với những người tuổi trẻ sinh sau năm 1975, từ chỗ biết sử dụng internet để tìm kiếm những điều cần biết đến bước đi tìm hiểu thực chất cuộc chiến quốc-cộng 1945-1975 cũng như về lá cờ vàng là một bước dài vạn dặm, không phải ai cũng muốn bởi có nhiều khó khăn, trắc trở vì chế độ CS luôn sợ hãi, lo lắng, tìm đủ mọi cách để ngăn chận sự hiện diện của lá cờ vàng ngay cả trong tâm thức người dân.
Việc ba phụ nữ giương cờ vàng của VNCH bị xử phạt 10 năm tù chứng tỏ sự sợ hãi lá cờ vàng lúc nào cũng âm ỉ, đè nặng trong lòng người cộng sản VN. Ba người phụ nữ yếu đuối, nghèo khổ, không một tấc sắt trong tay, lãnh những bản án tù nặng nề vì đã đánh mạnh vào tâm trạng hoảng sợ, bất an của các đảng viên CS. Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Việt Dũng, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Đoan Trang…cũng thế, chỉ là một thiểu số ít ỏi nhưng đã làm cho chế độ CS ăn không ngon, ngủ không yên.
Tại sao lá cờ vàng ba sọc đỏ lại khiến cho chế độ CSVN sau gần 42 năm thống nhất đất nước với lực lượng khoảng 4.000.000 đảng viên, với quân đội “bách chiến bách thắng” cùng bộ máy công an hùng hậu đầy đủ vũ khí hiện đại, phương tiện trấn áp tối tân… luôn cảm thấy bất an khi bản thân lá cờ không làm hại được ai? Tất cả đều do yếu tố tâm lý.
CSVN thống nhất được đất nước nhờ bạo lực, độc tài, gian manh, tàn ác, bịp bợm, gian dối… nên họ sợ hãi những biểu tượng, hình ảnh, lời nói đối kháng, phô bày bản chất thật của họ. Nếu thật sự là chế độ lo cho hạnh phúc người dân, cho sự phát triển, cường thịnh của đất nước thì sau ngày 30.04.1975 đã không có những trại tù tập trung cải tạo, tẩy não, không có làn sóng thuyền nhân, và chế độ CSVN chẳng có lý do gì để sợ hãi lá cờ của một chế độ không còn tồn tại. Ngay cả biểu tượng dùng để lừa bịp quốc tế, những người dân miền Nam nhẹ dạ, ngây thơ, tin tưởng vào chủ nghĩa CS là lá cờ biểu tượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như MT bị nhanh chóng dẹp bỏ.
Càng ngày chế độ CS càng lộ rõ khuôn mặt độc tài, bịp bợm, quỷ quyệt, gian manh, bán nước, hại dân.. nên tâm trạng sợ hãi lá cờ vàng của đảng viên, cán bộ cộng sản càng lúc càng tăng, họ gia tăng việc cấm đoán, triệt hạ, tuyên truyền nhục mạ biểu tượng của NVHN là một điều dễ hiểu. Nhưng sự đểu cáng, khốn nạn, trơ trẽn của chế độ CSVN là vừa nhục mạ biểu tượng của cộng đồng NVHN lại vừa lớn tiếng tuyên bố rằng CĐNVHN là một “bộ phân” không thể tách rời của đất nước, dân tộc VN mới là điều đáng nói.
Trở lại với trường hợp Mai Khôi, chuyện thật ra chẳng có gì để phải ầm ỉ nếu không quan trọng hóa vấn đề. Mai Khôi không phải là một ca sĩ nổi tiếng, vua biết mặt, chúa biết tên. Buổi nhạc thính phòng với chủ đề Trói Vào Tự Do ở Washington D.C. có lẽ cũng chẳng có nhiều người biết tới nếu không có vụ ì xèo về lá cờ. Tại sao một buổi nhạc thính phòng chỉ độ chừng vài chục người tham dự lại trở thành một sự kiện được nhiều tác giả trên các trang báo mạng, facebook… viết bài, nói đến?
Câu hỏi được đặt ra là:- Có thật sự cần thiết phải treo cờ vàng ba sọc đỏ, hát quốc ca VNCH trong một buổi nhạc thính phòng? Với tôi thì không! Câu trả lời rất rõ ràng.
Nếu là một buổi hội thảo chính trị của các đảng phái, tổ chức, hội đoàn…thảo luận về tình hình đất nước, về cộng đồng NVHN… thì việc treo cờ vàng, hát quốc ca VNCH là điều cần thiết phải có. Tuy nhiên một sinh hoạt văn nghệ, văn hóa nhỏ như ra mắt sách, nghe nhạc thính phòng…với vài chục người tham dự không do một đảng hay tổ chức chính trị chịu trách nhiệm thì không nên có chào cờ, hát quốc ca. Chúng ta chỉ trích, lên án CS chính trị hóa mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ thì đừng nên làm giống như họ.
Tôi không rõ giữa Mai Khôi và ban tổ chức buổi nhạc thính phòng ngày 08.01.2016 ở Washington D.C. đã có những thỏa thuận như thế nào về hình thức, nội dung trình diễn nhưng lục đục giữa khán giả, BTC và Mai Khôi là những điều có thể tránh được nếu thật sự mọi người tôn trọng lẫn nhau và theo đúng những gì đã cam kết, thỏa thuận từ trước.
Chuyện nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc đã xẩy ra nhiều lần trong quá khứ nhưng dường như những người tổ chức cũng như tham dự vẫn chưa rút tỉa được kinh nghiệm hoặc biết nhưng cố tình không nghĩ đến. Chuyện Tim Aline Rebeaud là một bài học điển hình về việc từ chối, không chịu đứng dưới lá cờ vàng khi đi quyên góp tiền bạc của NVHN ở San Fernando Valley để thành lập Nhà May Mắn chăm sóc trẻ thơ bất hạnh ở VN, lẽ ra những người như nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình hay xướng ngôn viên Thanh Thảo cần phải nhớ.
Thạch Đạt Lang

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...