Skip to main content

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 3)

Tiếp theo phần 1 và phần 2
Phân tích tà dạng của phương trình Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu hoại
Một phương trình luôn là quan hệ giữa ẩn số và hằng số, trong đó các hàm số chuyển biến theo ít nhất ba hệ: hệ tự (tự tin, tự trọng, tự chủ) của nạn nhân vượt thoát và vượt thắng được kẻ xâm lược bằng hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) để thay đời đổi kiếp cho mình qua hệ cảnh (bối cảnh, hoàn cảnh, thực cảnh) không những qua trực diện với kẻ thù xâm lăng, mà còn biết khai thác tất cả các liên minh ủng hộ và cổ vũ cho độc lập, tự do, nhân quyền của mình. Cụ thể nhất là lập ra ngay các liên minh sau đây:
  • Liên minh với các nước láng giềng gần cũng là nạn nhân như mình trong khu vực, trong đó láng giềng thật chính là các nước Đông Nam Á.
  • Liên minh với các nước láng giềng xa cũng là nạn nhân như mình trong các châu Á, trong đó láng giềng thương, chính là Tây Tạng, Mông Cổ… xa đại lý nhưng gần tâm cảnh với ta.
  • Liên minh với các nước láng giềng gần xa ít nhiều là nạn nhân như mình trong khu vực, trong đó láng giềng tin chính là các châu Á, trong đó có không những có Nhật mà cũng có Đài Loan, Hàn quốc, Singapour.
  • Liên minh với các nước láng giềng liên châu lục có lịch sử là nạn nhân cảu Tàu tặc, trong đó láng giềng vững là Ấn Độ khi tìm ra đồng thuận với họ.
  • Liên minh với các nước láng giềng xa, xa mặt nhưng không cách lòng, như các nước dân chủ phương Tây, hiện nay ngày ngày là nạn nhân của Tàu nạn trong các xảo thuật gian lận từ chính trị tới kinh tế, từ quân sự tới thương mại…
  • Liên minh với các nước láng giềng mới, cả một Phi châu đang bị lừa đảo, bị chụp giật tài nguyên, bị khai thác tới cùng cực từ nhiên liệu tới nhân lực.
Càng nhiều liên minh càng nhiều đồng minh! Mà đồng minh trên cơ sở bình đẳng qua công pháp quốc tế, chớ không phải là “đồng chí trong bi hoạt cảnh” của 4 độc hệ của phương trình Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu hoại:
  • hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế),
  • hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm lăng),
  • hệ bạo (bạo quyềnbạo lực, bạo động),
  • hệ tà (tà quyền, tà lực, tà đạo),
  • hệ hoại (phá hoại, hủy hoại, di hoại).
Từ đây phải hiểu cho thấu hệ hành (hành vi, hành động, hành tác) của phương trình Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu hoại, trong cách hệ hóa (chuyển hóa, biến hóa, đột hóa) của nó:
  • Kẻ khống chế áp đặt hệ tồn trong chiến thuật áp chế: tồn tại của kẻ khống chế chính là nỗi lo tồn vong của nạn nhân: yên thân trong tủi nhục, cúi đầu trong tủi phận.
  • Kẻ khống chế chỉ đưa những tin tức thiếu thốn và què quặt cho nạn nhân, để lèo lái nạn nhân vào bẫy, tự nạn nhân sa lầy vì thiếu tin tức, không đủ dữ kiện để tự quyết định sáng suốt, để có hành động chỉnh lý.
  • Kẻ khống chế bày biện một đồ hình ngay thượng nguồn rồi áp đặt đồ hình này vào hành vi của nạn nhân, và bắt nạn nhân phải hành động với hành tác có điều kiện, mà các điều kiện là do kẻ thống trị áp đặt.
  • Kẻ khống chế đưa đẩy nạn nhân vào mê lộ, như lạc vào rừng, và đi theo định hướng của kẻ thống trị, vì kẻ xâm lược này chính giữ định vị của bắc đẩu, của kim chỉ nam để thao túng đường đi nước bước của nạn nhân.
  • Kẻ khống chế đưa nạn nhân vào mê hồn trận của nó, thí dụ của Việt Nam thật bi thảm: cả thủ tướng và tổng bí thư ĐCSVN đều thi nhau “lấy lòng Tàu”, thường xuyên làm “vừa lòng” Tập Cận Bình để chứng tỏ là mình ngoan ngoãn, dễ bảo, vâng lời trong thuần phục, đây là bi hoạn hiện nay của các lãnh đạo ĐCSVN đã “bán thân cho tặc”.
  • Kẻ khống chế áp đặt vào não bộ của nạn nhân để cưỡng chế tư duy, phải luôn thực thi theo hướng của kẻ khống chế, phải thi hành theo ý muốn của kẻ khống chế, mà lắm lúc không biết rành mạch, rõ ràng về ý đồ của nó.
  • Kẻ khống chế bắt nạn nhân của nó phải học cách “đồng cảm để đồng điệu” với kẻ khống chế, như “học trưởng thành cạnh đàn anh”, như học các “kinh nghiệm giang hồ ma tặc”cần thiết để sống còn, sống sót qua quá trình xây dựng tri thức trong vị thế của nạn nhân trong tiền dạng thực hành: tự kiểm duyệt hành động của mình trước khi thực thi hành động của chính mình trên ngay không gian và thời gian của mình để “làm thay” kẻ khống chế mình.
  • Kẻ khống chế luôn áp đặt nạn nhân vào các tình trạng: “bất khả kháng”, “chẳng đặng đừng”, “không làm khác được” để ép nạn nhân của nó ở thế “lép vế”, mà chủ ý của kẻ thống trị là diệt: tự tin suy nghĩ, tự lập tư duy, tự chủ quyết định của nạn nhân.
  • Kẻ khống chế áp đặt nạn nhân cho nó quyền sử dụng bạo động của kẻ mạnh để ức chế nạn nhân; chính bạo lực này là bạo động của bạo quyền đè lâu dài trên số kiếp của nạn nhân.
  • Kẻ khống chế o ép nạn nhân phải chấp nhận quy luật độc quyền qua bạo quyền của kẻ khống chế, nếu cúi đầu trước đường “lưỡi bò” trên Biển Đông, thì phải khoanh tay khi Tàu tặc xây căn cứ quân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa, rồi sau đó là quỳ gối trước Tàu khi chúng ra lịnh là không cho phép ĐCSVN để các công ty ngoại quốc khai thác dầu trên thềm lực địa của chính mình, và nhắm mắt khi Tàu thường xuyên giết hại ngư dân Việt trên biển đông.
Phân tích tâm lý kẻ khống chế: nỗi sợ của kẻ xâm lược
Khi ta nghiên cứu về 4 độc hệ là hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế), hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm lăng), hệ bạo (bạo quyềnbạo lực, bạo động), hệ tà (tà quyền, tà lực, tà đạo) và hệ hoại (phá hoại, hủy hoại, di hoại), cùng lúc ta phải nghiên cứu sâu về nỗi lo, nỗi sợ của kẻ xâm lược.
Không những thông qua 3 hệ làm nền nhân phẩm của nạn nhân là hệ tự (tự tin, tự trọng, tự chủ), hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) và hệ cảnh (bối cảnh, hoàn cảnh, thực cảnh)thuận lợi cho con đường đi tìm nhân tính của nạn nhân; mà ta phải tìm hiểu sâu hơn về tâm lý kẻ khống chế, cụ thể là nỗi lo, nỗi sợ của kẻ mang ý đồ xâm lược, vì chúng cũng “ăn không ngon, ngủ không yên” và thường “mất ăn, mất ngủ”, vì nó biết không ai sinh ra trên đời này mà chấp nhận bị xâm lăng để rồi phải làm nô lệ:
– Kẻ xâm lược luôn tìm cách thủ tiêu quá trình tự do hóa của các nạn nhân, khi họ đi tìm con đường nhân cách hóa cuộc đời của họ, đó chính là quá trình tự lập hóa, tự chủ hóa, xác nhận quyền làm người cùng lúc bản sắc văn hóa và văn minh của mình, đây là quá trình rất minh bạch đòi hỏi được đối xử công bằng, tức là ngang hàng nhau, không ai được “đè đầu ai”. Đây là chuyện làm kẻ xâm lược “ngày đêm lo lắng”, đừng nghĩ rằng nó “ăn trên ngồi trốc” rồi “vinh thân phì gia”, mà phải lý luận là nó cũng phải mất thời gian, năng lượng, tâm trí để nghĩ sâu thêm về sự can đảm dẫn tới cái bất khuất của kẻ bị trị; nhất là Việt tộc đã có thông minh, kinh nghiệm, trí tuệ trong việc diệt ngoại xâm.
– Kẻ xâm lược rất ngại nạn nhân của nó đi tìm các nguồn bảo kê khác để thay đổi quan hệ giữa người và người, nơi mà công bằng trong quan hệ được công lý bảo đảm qua pháp luật. Kẻ khống chế rất lo lắng nạn nhận của nó phát huy tính thông minh dẫn tới chủ động đi tìm các đối tác mới công bằng hơn với họ hơn trong cái thông minh được xem là văn minh nhất hiện nay là cái thông minh biết tôn trọng lẫn nhau.
– Kẻ xâm lược suồng sả trong các hệ xâm, khống, bạo, tà… mà cũng là nhà tù trong quá trình vô đạo lý vì vô giáo dục của nó, nên nó rất “bồn chồn”, có khi như “mất hồn”, trước các đồng minh mới của nạn nhân thông minh, biết khai thác nhân trí của nhân loại, bảo vệ nạn nhân vì tôn trọng nạn nhân trong nhân quyền.
– Kẻ xâm lược không những phải “lo ra” trước các đồng minh mới văn minh hơn nó của nạn nhân, mà nó “càng sống càng lo” trước công pháp quốc tế ngày càng công bằng, không chấp nhận mãi cảnh “cá lớn nuốt cá bé”, chỉ vì quy luật man rợ này không phải là pháp luật công minh. Công pháp quốc tế văn minh hiện nay yêu qúy dân chủ, trân trọng nhân quyền. Đây chính là lối thoát của Việt Nam hiện nay, trên con đường tìm tới sự thông minh tôn trọng lẫn nhau từ trong ra ngoài không gian của Liên Hiệp Quốc.
– Kẻ xâm lược biết rất rõ, hiểu rất kỹ là “không ai muốn sống chung với nó” để bị nó “đè đầu, đè cổ”, cụ thể là ai cũng muốn “xa Tàu”, “tránh Tàu” (mà ông bà ta có khi nói nhanh là như “tránh hủi”), còn ta trong lịch sự ngoại giao thì phải nói cho rõ là muốn: “thoát Trung”.
– Kẻ xâm lược thấu rất rành cái khác biệt giữa các đạo lý của mỗi dân tộc, tạo nên không những nhân sinh quan, mà cả thế giới quan và vũ trụ quan của mỗi nền văn hóa, của mỗi gốc giáo dục cộng đồng. Đây là câu chuyện rất cụ thể giữa Tàu và Ta, vì hai đạo lý sống của hai dân tộc rất khác nhau, đối với Tàu là “bình thiên hạ” nhưng thực chất là “nuốt thiên hạ”; còn đạo lý tổ tiên ta là phải“biết người biết ta” để biết “ăn ở có hậu” vì hiểu được thế nào là“thương người như thể thương thân”.
– Kẻ xâm lược nghĩ rất sâu về lòng yêu đất nước, tình yêu quê hương của nạn nhân, ngay cả trong tâm tư của các lãnh đạo đã có lần “lầm đường, lạc lối” trong ma đạo mà tạm thời cam tâm “bán nước”, nhưng họ có thể trở về với dân tộc họ, đồng bào họ bất cứ lúc nào. Đó là trường hợp của Lê Duẩn được Tàu dựng lên để dẹp Võ Nguyên Giáp lẫn Hồ Chí Minh, nhưng khi thấy đất nước đang rơi vào quy trình Tàu họa-Tàu nạn-Tàu hoại thì công khai ra mặt chống Tàu, còn lập cả một quy trình đưa các người gốc Hoa ra khỏi đất Việt sau năm 1979.
– Kẻ xâm lược thường “bất an”, và “ăn ngủ thất thường” vì hệ nổi (nổi lên, nổi loạn, nổi dậy) của dân tộc đang là nạn nhân trực tiếp của chúng, hệ nổi luôn kéo theo hệ bật (bật lên, bật mồi, bật lửa) với tinh thần bất khuất không để mất quê hương và không muốn làm nô lệ. Đây là hằng số trong bản sắc Việt yêu độc lập dân tộc như yêu chính nhân phẩm của mình.
– Kẻ xâm lược thường “ngày đêm lo lắng” về biến chuyển của thế giới trong toàn cầu hóa hiện nay, lấy công bằng làm công pháp, lấy nhân trí làm nhân lý, không để chuyện “có tiền mua tiên cũng được” đè lấp nhân phẩm, nhân tri. Bon tham nhũng sẵn sàng bán nước cứ tưởng cái gì trên đời này cũng có thể mua được bằng tiền, thì chúng sẽ thấy chuyện nhãn tiền là cầm tiền tham ô trên tay rồi mà “vẫn nuốt không trôi”, vì công lý của công pháp rất hiện hành!
– Kẻ xâm lược luôn tìm “thuốc an thần” trước các làn sóng tôn vinh dân chủ để bảo vệ nhân quyền, luôn dựa trên hệ đa (đa tài, đa năng, đa hiều, đa trí) có gốc, rễ, cội, nguồn trong đa nguyên đang đi mạnh tới để kết liễu tính xâm lược mọi rợ của nó, và truy diệt nó ngay trên đất Trung Hoa của nó với dân tộc Hoa có thông minh, vì là con cháu của Mạnh Tử: “biết đục thủng thuyền khi kẻ lãnh đạo cầm lái bạo ngược và độc ác!”.
– Kẻ xâm lược luôn dùng xảo thuật khống chế giấu sự thật về nó: không cho nạn nhân biết hết sự thật về khuyết điểm, khuyết tật của mình, nó tránh nói câu “nhân bất thập toàn”, nó tránh tuyệt đối nói “Thưa ông! Tôi ở bụi này”, nó tránh trong tuyệt mật về sự thật “lòng tham không đáy” của nó. Nó lo lắng là nạn nhân của nó đã là kẻ “đi guốc trong bụng của nó”, vì cũng khôn ngoan như nó.
– Kẻ xâm lược luôn sống với tâm lý đi tra hỏi trong đối thoại, hạch hỏi trong đàm phán, tra khảo trong đàm đạo với nạn nhân về hệ thuần (thuần phục, thuần hóa, thuần tuân) của nạn nhân, cùng lúc biết rất rõ là nạn nhân không bao giờ muốn rơi vào hệ độc (độc chủ, độc tôn, độc quyền) để chịu làm nô lệ vỉnh viễn.
Phân tích tâm lý chính trị về tà dạng của bọn bán nước
Khi nghiên cứu để phân tích tâm lý kẻ khống chế, cụ thể là về nỗi lo, nỗi sợ của kẻ xâm lược, thì không thể không tìm hiểu về tà dạng của bọn bán nước, để thấu rõ tại sao lại có “cặp bài trùng cướp nước-bán nước”. Chúng ta có ba tác giả giúp ta nhập nội vào không gian và thời gian của loại“cặp bài trùng cướp nước-bán nước”này:
  • Chủ thuyết thống trị của Bourdieu trong đó kẻ xâm lược có 3 loại vốn chính để biến thành chục, thành trăm loại vốn khống chế khác, để ức chế nạn nhân của chúng:
– vốn nổi: kinh tế, tài chính, vật chất,
– vốn áp đảo: chính trị, ngoại giao, quân đội,
– vốn lan tỏa: văn hóa, xã hội, giáo dục.
  • Chủ thuyết kiềm hãm Faucault qua áp chế để áp đảo:
– áp đặt từ trên cao ép xuống,
– trùm phủ toàn bộ đời sống xã hội,
– bao lấp mọi quan hệ xã hội.
  • Chủ thuyết bất bình đẳng của Paseron dùng khống chế để xâm lược:
– kẻ khống chế từ chối quan hệ ngang hàng để tránh đối thoại trực diện,
– kẻ khống chế áp chế quan hệ vừa cao, vừa chéo để kiểm tra nạn nhân,
– kẻ khống chế áp đặt quan hệ qua sức mạnh đơn phương của nó.
Mà hai thí dụ sau đây sẽ minh chứng cho các luận thuyết này: Tàu xây các trung tâm nguyên tử cận kề đất nước Việt, trong khi đó Tàu cấm chính quyền ĐCSVN cho khai thác dầu ngay trên thềm lục địa của người Việt. Khi các định đề giãi luận này có chứng cứ thuyết phục, thì ta sẽ thấy bọn bán nước có không ít trong không gian lãnh đạo hiện nay của ĐCSVN, hãy xem lại hai dữ kiện lịch sử, một cận đại, một hiện nay:
  • Mật nghị thành đô 1990, bọn lãnh đạo ký vào văn bản là chỉ muốn cứu đảng chớ không muốn cứu nước hoặc cứu dân, chuyện “nước mất nhà tan” không phải là ưu tiên trong thỏa thuận, cho nên chúng không dám công khai văn bản này.
  • Tháng 6 năm 2018 này, Bộ Chính trị quyết và Quốc hội “bấm nút bỏ phiếu” chuẩn bị nhượng quyền 99 năm (4 thế hệ) trong 3 đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) mà kẻ tới thao túng từ khai thác tới di dân, từ lũng đoạn tới xâm lược sẽ chính là Tàu tặc.
Các chỉ báo để nhận diện bọn bán nước:
  • Chúng sợ Tàu và mở cửa cho Tàu vào đất Việt như chốn không người.
  • Chúng sợ Tàu và luôn tổ chức các đặc quyền, đặc lợi, đặc khu cho Tàu.
  • Chúng theo Tàu và giấu mặt nhưng luôn tạo ra các chính sách nhượng bộ Tàu.
  • Chúng theo Tàu và luôn qua lại với Tàu để ký các hợp tác lấy Tàu làm chủ, cho Tàu đóng vai chính trong kịch bản của thỏa ước.
  • Chúng cần Tàu để được yên và tạo điều kiện cho chúng tự tham quyền qua tham nhũng.
  • Chúng cần Tàu để ủng hộ chúng trong các cuộc thanh trừng nội bộ, để diệt những ai chống chúng và chống Tàu.
  • Chúng tuân lịnh Tàu để “vinh thân phì gia” để được yên thân trong cuộc đời “sâu dân mọt nước” của chúng.
  • Chúng tuân lịnh Tàu để giữ tất cả các ưu đãi, ưu tiên, để chúng được ưu hậu, bỏ chạy theo chủ Tàu, khi Việt tộc nổi lên lật đổ chúng.
  • Chúng đi nước đôi: có tiền của nhờ Tàu và nhờ tham quyền-tham ô-tham nhũng
  • Chúng chạy nước đôi: chuyển tiền của ra ngoại quốc, rồi đưa gia đình và con cái ra trước nước ngoài, để dễ nhanh “cao bay xa chạy” khi Việt tộc vùng lên lấy lại độc lập cho nhân phẩm của họ.
Đạo lý Việt và bản sắc Việt là nhân phẩm Việt
Đạo lý hay, đẹp, tốt, lành là đúng nhưng phải hiểu tâm địa của Tàu để cái đúng trở thành cái thông minh: ta muốn “dĩ hòa vi quý” nhưng không muốn “dĩ hòa vi nhục”; ta mong “một điều nhịn chín điều lành” nhưng ta cũng biết “đánh trận đầu cho xát xơ ngạc, đánh trận sau cho tan tác chim muông”. Ta hiểu “tránh voi có mất mặt nào”, nhưng ta cũng biết tát vào mặt voi khi nó đe dọa ta, dân tộc ta; chọc thủng mắt nó khi nó hăm he dòm ngó để xâm lăng đất nước ta; chặt chân nó khi nó tính chuyện giày xéo quê cha đất tổ của ta.
Chúng ta biết “ngoại giao kiểu đu dây”, nhưng chúng ta không cho Tàu đu dây trên đầu chúng ta; còn bọn suốt ngày “cúi đầu đu dây” mà câm họng khi nó chiếm biển đảo của ta, im miệng khi nó lấy đất của ta ngay biên giới phía Bắc, chúng đừng lãnh đạo nữa, vì chúng còn thì còn các mật nghị Thành Đô khác sẽ ra đời. Tàu ngày ngày giết ngư dân ta, mà ĐSCVN lại “ngụy ngôn” là: tầu lạ, kẻ lạ… Thật khốn kiếp cho Việt tộc!
Chúng ta hãy sẵn sàng đạp cho té bất cứ ai đang đu dây trên đầu Việt tộc. Thấy tới nơi để hiểu tới chốn Tàu nạn-Tàu họa-Tàu hoại để biết phải làm gì: mỗi chuyện trên đời đều có cái giá của nó, mà cái vô giá là toàn vẹn lãnh thổ luôn song hành cùng độc lập dân tộc, trong đó nhân Việt  nhân tính Việt, nhân phẩm Việt, còn cái giá vô danh giá là cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối: đó là cái giá của điếm nhục hóa.
***
Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm các lập luận qua nghiên cứu của VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) qua www.facebook.com/vungkhaluan/
Gs Lê Hữu Khóa

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...