Skip to main content

Trường ca người Việt tị nạn

Từ xa xưa lắm... 

Chuyện kể lại xa xưa lắm. 
Nhưng sao cứ ngỡ như ngày hôm qua. 

Thanh Hoá... 

Một buổi chiều tàn, mây mù ảm đạm, trên con đường mòn chạy dọc theo khu rừng hoang vắng, hai người, một già một trẻ đang cố sức vừa kéo vừa đẩy một chiếc xe bằng gỗ thô sơ, cũ kỹ qua khúc bùn lầy lội. Xe từ từ ngừng lăn bánh. Người phu xe già chạy ra phía sau, hạ miếng ván che, đưa tay đẩy đống rơm ra, lật miếng vãi che lên. Dưới miếng che, một thiếu phụ, nét mặt hoang mang, mệt mõi, sợ hãi, tay ôm đứa con nhỏ đang thiêm thiếp trong lòng. Cạnh bà hai đứa trẻ khác cũng như vừa tỉnh giấc, mắt ngơ ngác nhìn cảnh vật chung quanh. Người phu già: "Bẩm Bà... Xe đến đường cụt! Chúng ta phải xuống lội bộ vào điểm hẹn".

Thiếu phụ bồng con được dìu xuống. Nhìn cảnh vật xa lạ chung quanh, như chua xót nghĩ đến gia đình ly tán, thân phận mình và con trẻ lưu lạc sống chết chỉ còn biết dựa vào những người xa lạ, bà bật khóc. Người phu xe ái ngại: "Bẩm Bà.. Ta gấp lên kẻo trời tối". 

Hai người phu giúp bồng các đứa nhỏ. Cả đoàn người vội vã dắt díu nhau vượt qua rạch nước nhỏ, rồi những vũng sình lầy lội, những lối mòn đầy đá lởm chởm sẵn sàng cắt vào da vào thịt... Cuối cùng với nước mắt và nghị lực họ đã đến điểm hẹn. Từ tṛong đám cây rậm rạp, nhiều người đến trước vội chạy ra giúp đỡ. Gặp nhau không cần quen biết trước, cũng thấy mừng mừng tủi tủi như trong cùng gia đình. Lâm vào cùng một cảnh ngộ, tình người sao thắm thiết, đậm đà! 

Những người đến điểm hẹn đã may mắn qua được chặng đầu của chuyến hành trình gian khổ. Nhiều người đã không may bị bắt trên đường trốn khỏi kinh thành. Họ bị lính nhà Trần lôi ra khỏi xe, hành hình ngay tại chỗ hay trói giãi về kinh thành trị tội. Chỉ vài tháng trước khi đang cúng giỗ tổ nhà Lý, nhiều người họ Lý bị giết, bị chôn sống. Thái sư Trần Thủ Độ đã phán: "Nhổ cỏ phải nhổ tận rễ". Người họ Lý muốn sống phải chuyển sang họ Nguyễn. Lính nhà Trần hiện nay đa số cũng là lính từ thời nhà Lý nhưng họ nhanh chóng nhận ra theo phe nào có lợi, không hại cho bản thân, nên vô cùng say máu: "Phải tận diệt bọn nhà Lý phản động". Một tập thể bị kích động bởi một học thuyết “tận trung với triều đại mới” và Thái sư TTĐ đủ kinh nghiệm, bản lãnh để khơi dậy trong dân quân sự thù hận với triều đại trước, dù triều đại ấy đã có công xây dựng nước Việt độc lập với kinh đô Thăng Long. Một thủ thuật chính trị không chỉ thời xa xưa mà đến nay vẫn còn được nhiều chế độ độc tài sử dụng. 

Điểm hẹn, một khu rừng vắng vẻ cạnh ngay bờ sông. Mọi người lặng lẽ tìm cách ẩn mình trong các bụi cây, lo âu, chờ đợi. Chỉ một lời báo hay sự vô tình, đám lính tuần nhà Trần đi ngang, một sự thảm sát sẽ không tránh khỏi. 

Nhưng rồi trời cũng về khuya, màu đen của đất trời và sông nước như lẫn vào nhau. Phải chú ý lắm người ta mới nghe tiếng mái chèo đang rẽ nước tiến đến gần. Khi ghe đến sát bờ rừng, một người trên ghe nhảy xuống nước, ra dấu hiệu bằng tay cho các người trên bờ bắt đầu bước xuống. Một người đứng tuổi trên bờ rừng, dáng vẻ chỉ huy, vội thì thào: “Nhờ ơn các Tiên đế phù trợ, không trăng, trời tối. Lý đệ mau dẫn các phụ nữ, trẻ em xuống ghe trước. Ta và trai tráng khoẻ mạnh sẽ xuống chuyến sau cùng”. 

Mọi người dắt díu nhau, lần xuống bờ sông. Tất cả đều như đều nắm bắt qui luật tự nhiên để tồn tại “Không ồn ào, không tiếng động”. Trẻ con còn thức, tuy chỉ đưa cặp mắt thơ ngây nhìn quanh, cũng học được bài học đầu đời của người vượt biên: “Im lặng là qui luật để sống”. 

Nhiều ghe nhỏ liên tục ghé vào chở mọi người ra đi cho đến chiếc ghe cuối cùng. Người chỉ huy trên bờ lấy vội vùi tay xuống bốc lấy mảnh đất nhỏ bỏ vào trong túi vải đeo bên người. Nhìn lại lần cuối vào khu rừng đang ẩn mình vào bóng đêm, ông mường tượng như vẫn thấy có lửa cháy, bên tai ông như vẫn còn tiếng la hét binh lính nhà Trần đang chém giết, lẫn tiếng rên xiết của những người trong gia tộc nhà Lý. Lấy tay khẽ lau nhẹ nước mắt, ông bước đến ghe, khẻ hỏi: “Các bài vị, vật dụng của Tiên Đế để lại... hẳn đã được chuyển lên thuyền lớn? ”. Chủ ghe vội cung kính “Dạ thưa ngài đã xong. Trời gần sáng chúng ta nên gấp kẻo lộ.” 

Ghe chèo dọc theo sông nhỏ ra cửa Thần Phù. Những người chèo ghe dù mệt mỏi lắm nhưng vẫn cố cho chuyến chót. 

Qua nửa chuyến đò, tiếng khua mái chèo vẫn đều đặn như lời ru của mẹ. Trên sông nước êm đềm đột ngột vang lên tiếng quát vang như cơn sóng dữ từ xa đột ngột ập tới làm mọi người trên ghe bàng hoàng: 

- Tàu thuyền kia... Đêm tối trời chở hàng đi đâu? 

Người chủ ghe thì thào khẽ nhắc: “Không ngờ có tàu tuần... Tất cả nằm ép xuống lòng ghe để tôi liệu”. Ông bình tỉnh: 

- Dạ ghe tôi vẫn thường đi câu trên sông. Nhưng tối nay không may chưa được mảng cá nào... 

- Chắc phải chở hàng nặng nên ghe mới khẩm xuống như thế kia. Neo lại để bọn ta lên khám... 

Chủ ghe thầm thì: “Chắc không xong... Có gì nhảy xuống nước bơi nhanh vào bờ. May ra thoát”. 

Bổng trên tàu tuần, trong khoang tàu có một người bước ra, áo quần sốc sếch, hở ngực hở rốn: 

- Đêm hôm ồn ào gì thế? Ta đang bận việc... 

- Dạ... Bẩm quan. Ghe kia có dấu hiệu khả nghi mang hàng cấm. Ta nên khám xét... 

Qua ánh đuốc lập loè trên tàu tuần, chủ ghe nhận ra người quen, vội reo lên: 

- Trần Huynh... Đệ đây... Nguyễn Nhị này vừa ngồi bàn đối ẩm với huynh hôm kia. 

- À... Để xem... Hà... hà... tưởng ai xa lạ. Sao chịu khó chèo ghe đi tìm mồi tối khua thế này? Thế là người nhà cả! Biết nhau quá rồi. Thôi đi đi kẻo trễ. Lúc về nhớ ghé đến ta để hàn huyên... 

- Hà... hà... có mồi ngon không tìm đến huynh, đến người tri kỹ chứ tìm ai? 

Chủ ghe tươi cười vẫy tay chào. Được một quảng không thấy dáng tàu tuần đâu, ông thì thào: 

- Sắp đến thuyền lớn. Cứ cố nép mình xuống lòng ghe một lát. 

“Một lát” thực sự là dài đằng đẳng cho từng tế bào đang cố co thắt ép sát xuống lòng ghe đã xâm xấp nước, tiếp tục đếm từng khắc nhỏ nhất của thời gian. 

Ghe bắt đầu bị sóng nhồi, vài ngọn sóng đập mạnh vào trong ghe. Đã gần ra đến cửa biển. Cuối cùng ghe cặp vào một thuyền lớn. 

Bước chân lên tàu lớn như thoát nhẹ nỗi lo âu bị lính nhà Trần bắt giết. Nhưng khi đưa mắt nhìn quanh, trời biển rộng lớn bao la đang trãi ra vô tận, con thuyền to lớn trở nên nhỏ bé hẳn lại. Xa tít kia như không biết đâu là bờ bến, đường chân trời phân cách trời và biển chỉ đôi lúc hiện ra nhờ vài tia chớp sáng loé lên. Đường chân trời ấy như một sợi chỉ nhỏ mong manh. Cũng quá mong manh như biên giới giữa sự sống và cái chết! 

---------

Giống như muôn ngàn truyện vượt biển tị nạn, câu truyện trên chỉ là một khởi đầu cho chuyến hải hàng đầy gian nan trên đường vượt biển tị nạn của Hoàng Thân Lý Long Tường cách đây gần 800 năm. Ông được xem như ông tổ “Thuyền nhân tị nạn”. 

Lý Long Tường sinh năm 1174, là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông và Hiền Phi Lê Mỹ Nga. Năm 1225, Thái sư Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thi hành chính sách tận diệt con cháu nhà Lý. Năm 1226, Lý Long Tường dẫn dắt hơn 6000 gia tộc nhà Lý trên ba hạm đội qua ngã Thanh Hóa, vượt biển tiến lên phía Bắc. Qua nhiều bão táp trên biển và nhiều mất mát người và tàu. Con trai Lý Long Hiền bị bệnh nên cùng 200 người phải xin tị nạn ở Đài Loan. Sợ nhà Trần có thể truy đuổi, số còn lại trên tthuyền tiếp tục hành trình lên phía Bắc. Cuối cùng, các thuyền nhân Việt đã đặt chân lên đất thuộc Trấn Sơn, tỉnh Hoàng Hải, phía Tây nước Cao Ly (cảng Hae-ju, tỉnh Hwanghae). 

Trên quê hương mới, thuyền nhân tị nạn đã góp phần xây dựng nước Cao Ly. Là người có công lớn mang lại chiến thắng Cao Ly trước hai lần xâm lăng của quân Nguyên Mông của Thành Cát Tư Hản, Lý Long Tường được vua Cao Ly phong tặng là Bạch Mã Tướng Quân (Bạch Mã cũng là tên sư đoàn Nam Hàn tham chiến ở Nam Việt nam). Trấn Sơn được vua Cao Ly đổi thành Hoa Sơn và được ban cấp cho Bạch Mã Tướng Quân, tức Hoa Sơn Tướng Quân. 

Thời gian sống ở Hoa Sơn, Lý Tướng Quân thường lên đỉnh núi Vọng quốc đàn (Peak of Nostalgia), đặt tay trên mảnh đất quê hương cũ, mắt ứa lệ, đăm đăm nhìn về phương Nam, nhìn về quê hương cũ mà nay đã xa cách nghìn trùng. 

Đến gần 800 năm sau... 

Ngày 6 tháng 11 năm 1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa, Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee, Li Sung-man), Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Có thể ông là hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường. 

Một ngày tháng 3 năm 1994, Lý Xương Căn (Lee Chang Kun) và Lý Tùng Tuấn (Lee Sang Joon), hậu duệ đời thứ 31 của Hoàng thúc Lý Long Tường đã tìm về từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trong khói trầm hương thơm ngát đang vươn tỏa lên trên không gian, vua Lý Công Uẩn, người sáng lập nhà Lý, xây dựng kinh đô Thăng Long, cùng 7 vị vua triều Lý dường như đã quay trở về chứng giám, con cháu họ Lý đã nghẹn ngào, phủ phục trước bàn thờ tổ tiên. Còn lời nói nào có thể diễn tả cảm xúc của một người đã hoàn thành một ước nguyện của bao nhiêu thế hệ của gia tộc. Khi ra đi tưởng chừng như vô vọng, không có ngày họ tộc Lý quay trở lại. 

Qua hàng trăm năm vẫn có người giữ được ước nguyện tổ tiên khi đã rời bỏ quê hương tị nạn, mong có ngày trở về cố quốc, không phải chuyện lạ trên thế giới. Năm 40 trước công nguyên, sau khi người La Mã chiếm được Jerusalem, người Do Thái bị xua đuổi ra khỏi mãnh đất họ đã sống bao đời. Người Do Thái di tản qua nhiều nước ở Âu châu. Họ vẫn kết nối để giữ bản sắc dân tộc riêng, luôn hằng giữ uớc nguyện có ngày trở về quê hương cũ... Gần hai ngàn năm sau, ước nguyện trở về quê cũ thành hiện thực, hàng triệu con cháu người Do Thái khắp nơi trên thế giới, cùng nhau trở về vùng đất quê hương cũ. Vượt qua nhiều khó khăn họ đã tạo dựng nên nhà nước Israel. 

800 năm trước người Việt họ Lý bỏ nước ra đi trốn tránh sự độc tài, tàn ác của một chế độ phong kiến nhà Trần. 

Năm 1954 sau hiệp định Geneve chia đôi hai miền Nam Bắc Việt Nam, hàng triệu người bỏ đất đai, ruộng vườn di cư vào Nam. 

Ngày 30/4/1975 sau khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam, thi hành chính sách độc tài đảng trị, đầy dối trá, hàng trăm ngàn người trong quân chính quyền Miền Nam cùng những người dân không cùng chính kiến, người có niềm tin tôn giáo bị đầy đọa trong các trại tù dã man, khắc nghiệt. Hàng triệu người Việt không để ý đến hiểm nguy, đã bỏ quê hương ra đi trên các con thuyền mong manh. 

Hàng trăm ngàn người lớn, trẻ em, đã bỏ mình ngoài biển khơi vì bão táp, hải tặc, tàu chìm, công an biên phòng bắn giết... Nhiều người may mắn hơn đã đến bến bờ tự do dù họ đã chịu đựng sự mất mát người thân yêu, và tay trắng hoàn toàn khi đến xứ người. 

Một trang sử hào hùng nhưng đầy bi thảm khiến cả thế giới phải bàng hoàng, xúc động tột cùng. Nhiều quốc gia mở rộng vòng tay đón thuyền nhân tị nạn VN. Nhiều chiếc tàu cứu người vượt biển của Pháp, của Đức, cùng các tàu buôn quốc tế, hạm đội 7 của Mỹ đang qua lại trên biển Đông... “Thuyền nhân tị nạn cộng sản Việt nam sau 30 tháng tư 1975” đã được ghi vào lịch sử thế giới về người tị nạn, một bằng chứng về tội ác của cộng sản VN và sẽ mãi mãi nằm trong tâm hồn của bao nhiêu người Việt. 

Trên quê hương mới những người Việt tị nạn đã góp phần xây dựng tích cực. Nhiều người tuổi đời chồng chất, trí nhớ có hao mòn nhưng vẫn chạnh lòng nhìn về quê cũ. 

Quê hương ấy cũng những kẻ cuồng cộng vẫn đang tiếp tục chính sách cai trị bằng bàn tay sắt, tha hồ bóp cổ, hút máu người dân. Đương nhiên bằng đủ mọi cách người dân Việt khốn khổ vẫn tìm đường rời bỏ quê hương đã sống hàng bao đời. 

Rồi đến một ngày không còn người Việt nào muốn rời xa quê hương... 

Thời gian vẫn trôi qua... Xã hội thay đổi nhanh chóng. Vào những năm càng gần thế kỷ 21, nhờ tiến bộ kỹ thuật khoa học, xã hội thay đổi nhanh gấp 5, gấp 10 lần so với trăm năm về trước... Nhà cửa, xe cộ, điện thoại, thời trang... thay đổi nhanh đến chóng mặt. Chỉ cần cách ly khỏi xã hội vài năm, trở lại đã thấy mình lạc hậu, già nua... Vượt ra ngoài thời gian chính là cái đầu, sự suy nghĩ, ước mơ của con người. Hãy tạm dừng ở một thời điểm nào đó trong thời gian tương lai. 

Trời chưa sáng. Còn hơn 6 tiếng đồng hồ nữa máy bay của Tổng thống Mỹ mới hạ cánh. Phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất và đường vào phi trường đã kẹt cứng với hàng triệu người đi đón tiếp Tổng Thống. Nét mặt mọi người đều hân hoang, mừng rỡ. Trong tay họ, hai lá cờ Việt-Mỹ như quyện vào nhau. 

Còn khá nhiều thời gian để chờ đợi, ta hãy đi một vòng xem có thể gặp ai, để trao đổi về sự kiện độc đáo này. À... may quá chúng ta vừa gặp các phóng viên Đại Việt TV, đài phát thanh phát hình lớn nhất nước. Hãy xem họ đang nói gì? 

- “Thưa quí khán giả thân mến, Việt Quốc cùng nhiều anh chị em đồng nghiệp khác đang có mặt tại phi trường quốc tế. Có thể nói trong lịch sử Việt nam chưa bao giờ đông người tập trung như thế này. Hàng triệu... vâng hàng triệu triệu người đang đổ dồn về phi trường TSN. Theo tin tức chúng tôi vừa nhận được, các quốc lộ từ các tỉnh miền Nam, miền Trung, miền Bắc hướng về Saigon đều kẹt cứng. Các hãng máy bay quốc nội cũng như quốc tế dù tăng cường chuyến bay cũng không đáp ứng nhu cầu vào Saigon và các phi trường đều quá tải. Chuyện cực kì hi hữu chưa bao giờ xẩy ra ở Việt Nam. 

Trong khi chờ đợi máy bay hạ cánh, Việt Quốc nhờ chị Mi Trà và chị Ái Hoà dẫn khán giả trở lại cột mốc các sự kiện lic̣h sử để có ngày hôm nay.” 

- “Mi Trà và Ái Hoà xin kính chào khán thính giả. Quan hệ Việt nam và Mỹ trong nhiều năm qua đã trở nên vô cùng khắng khít do nhiều sự kiện thay đổi lớn về chính trị, quân sự, kinh tế... 

Các Đảng Cộng Sản Á châu tan rã

Sau nhiều năm các Đảng CS ở Âu châu bị tan rã, đến lượt các Đảng CS Á Châu không thoát được qui luật “Sự độc tài, dối trá sẽ không bao giờ tồn tại mãi mãi”. 

Khởi đầu từ VN với người lãnh đạo cao nhất lúc đó là TBT kiêm CT nước, Hồ Ba Chớp. Ông TBT này nắm quyền hành tuyệt đối trong ba năm, ba tháng và ba ngày. Ông ta thi hành triệt để chính sách “Ta đốt Ta” để triệt tham nhũng càng lúc tràn lan. Trong ba năm, Hồ Ba Chớp đã cho cả “ba lần ba” Ủy viên BCT đảng CSVN vào lò đốt cùng với ba trăm ngàn đảng viên CS khác. Khoảng thêm ba trăm ngàn đảng viên CS bỏ chạy tứ tán như chuột và ba trăm ngàn rút vào “bí mật”. Quốc gia rơi vào khủng hoảng ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, văn hoá... Quá chán ngán chế độ dối trá, lì lợm cố khoác bộ mặt lú lẫn để không chịu hiểu “nơi đâu là cội rễ của tham nhũng tràn lan?”, người dân đã phẩn nộ đứng lên làm cách mạng, được gọi cách mạng màu xanh, hoà bình, không đổ máu. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ khắp cả nước và bị đàn áp dã man. Máu người dân lành đã đổ càng làm tăng bầu nhiệt huyết của đấu tranh, quân đội đã bất tuân cấp chỉ huy, đứng về phía nhân dân. Việc phải đến đã đến, không cần xe tăng, đoàn người dân đông đảo chỉ dùng tay xô nhẹ cửa sắt của cơ quan đầu não của Đảng và Nhà Nước, tiến vào để bắt giữ Hồ Ba Chớp. Nhưng tại phòng làm việc của họ Hồ không còn ai, chỉ còn một mãnh giấy ghi ba câu dán trên tường: 

Lò mát dzê China. 

Vỡ lò nên xập tiệm. 

Hồ tôi xin “tẩu mã”. 

Hồ Ba Chớp cao bay xa chạy sang Tàu hay Cuba... vẫn là một bí mật. 

Thay đổi chế độ độc tài, người ta phải gột rữa tất cả tàn dư của nó. Điểm quan trọng đầu tiên là tẩy rữa sự dối trá đã luôn nằm trên đầu môi chót lưỡi người công sản, cội nguồn của sự gian xảo, quỉ quyệt vơ vét tài nguyên đất nước, của cải người dân. Nhiều khó khăn nhưng không lâu sau người Việt đã vượt qua. 

Việt Nam hiện nay đã là quốc gia đa đảng, dân chủ, tự do thật sự. Đảng CSVN vẫn còn được phép họat động nhưng chỉ còn loe hoe vài đảng viên già nua, bệnh thần kinh, chỉ chuyên lượn lặt phế liệu, rác rưỡi hay ăn xin. 

Người Việt không còn chia rẽ giữa “phản động” hay “không phản động”, giữa Bắc hay Nam, đã trở thành một dân tộc đoàn kết nhất thế giới, luôn luôn đùm bọc, yêu thương nhau ở bất kỳ mọi nơi. 

Xác Hồ Chí Minh trong lăng được dân chúng dự tính đem hoả táng. Nhưng theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Tàu, xác của Hồ được đưa trở về Tàu. Lăng của Hồ được sửa chữa lại thành bảo tàng “Tội ác Cộng Sản Việt Nam”. Saigon được lấy lại tên cũ và lại được thế giới ca ngợi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. 

Tiếp bước sau VN, phong trào Ô dù ở Hongkong dâng cao như ngọn sóng, tràn qua Quảng Đông, Tứ Xuyên, Nam Kinh, Thượng Hải... Và cuối cùng ở Bắc Kinh hàng triệu triệu người tập trung ở Thiên An Môn, tưởng nhớ đến những người đấu tranh cho dân chủ, tự do đã hy sinh, đồng thời yêu cầu bãi bỏ chế độ phong kiến -độc tài -cộng sản. Trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, đại đế cộng sản Xi Xập Xình lại lăn quay ra chết. Nguyên nhân do tuổi già, lẩm cẩm, thay vì uống, Đại đế lại đút ngay hai viên Viagra vào lổ mũi làm nghẹt đường thở. BCT Tàu không còn cách nào cuối cùng phải ra thông báo “Đ/c Chủ Tịch kính yêu, Đại đế muôn đời, Xi Xập Xình đã trút hơi “At́ Xì” cuối cùng, để ra đi muôn đời”. BCT Tàu đã giải tán BCT, TW Đảng, cho toàn dân bầu lại quốc hội. Lục địa China và Đài Loan đã thống nhất. Đảng CS Tàu cũng đã tự diễn biến, tự chuyển hoá và cuối cùng chỉ còn ngo ngoe vài trăm đảng viên. Tuy nhiên vì là quốc gia đông dân và quá rộng lớn, nhiều sắc tộc không phải gốc Hán như người Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Thanh, Nội mông... lại nổi lên đòi tự trị nên tình hình chính trị ở China chưa hoàn toàn ổn định. 

Tương tự, tại Bắc Hàn, lãnh tụ Kim Dong Luon đã đứng trước tình thế dân chúng và quân đội nổi loạn đòi thống nhất với Nam Hàn thành một quốc gia dân chủ, tự do. Kim không biết bằng cách nào đã chui được vào trong khoang một hoả tiển và tự bấm nút khai hoả. Đây là một hoả tiển tàng hình thế hệ mới, đang trong giai đoạn thử nghiệm. Sau khi hoả tiển tàng hình rời khỏi bệ phóng, vọt như tên bắn lên không trung, các khoa học gia Bắc Hàn đã hồ hởi nâng ly chúc mừng lẫn nhau. Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại khiến CT Kim nổi giận treo cổ cả chục người, đây là lần phóng thành công vượt ngoài mong ước. Quả thực vậy, hoả tiển tàng hình đã biến mất, tành hình thật sự, không còn dấu vết cùng ông CT Kim Dong Luon. 

Cân nhắc lợi ích kinh tế, quốc phòng cùng áp lực quốc tế nhất là từ Mỹ, Nhật, Úc, Ấ́n Độ... chính quyền China đã trao trả Hoàng Sa cho Việt nam. Trường Sa đang được thương thảo giữa nhiều quốc gia nhưng không trở thành điểm nóng vì biến đổi khí hậu nên mực nước biển dâng cao ngập các đảo, siêu bảo thường xuyên xảy ra, giá dầu xuống kỷ lục, biển Đông được Liên hiệp quốc bảo đảm là đường lưu thông tự do hàng hải quốc tế... 

Xã hội Việt Nam thay đổi nhanh chóng 

Đảng CSVN xụp đổ, sự dối trá của Đảng và Nhà nước CS tan biến, lòng tin giữa chính quyền và nhân dân trở lại. Nếu một người nói năng mà bị phê bình: “Nói láo gì giống như VC”, sẽ được xem như một lời sỉ nhục rất nặng nề, người bị phê phán dễ trở nên trầm cảm. Người Việt đã dần dần trở thành dân tộc thật thà, trung thực, đáng tin cậy nhất. 

Thành công này phần lớn do chính sách giáo dục. Những trẻ em không còn bị nhồi sọ các tư tưởng láo toét, mà được dạy dỗ đầy tinh thần đạo đức mà vẫn phát huy tính sáng tạo. “Cháu ngoan Bác Hồ” được thay thế bởi “Tâm hồn cao thượng”. Hiệu trưởng, thầy cô không còn bày thêm các khoản phụ phí, học thêm... Nhiều trường đại học danh tiếng được phát triển nhờ đóng góp tài chính của các học trò cũ, đã nhớ ơn trường. 

* Về tham nhũng: Việt Nam là quốc gia có chỉ số nhận thức tham nhũng cao, qua mặt Singapore trở thành quốc gia minh bạch và it́ tham nhũng trên thế giới. Lý do: 

- Đa đảng nên đảng nào có nhiều đảng viên thối nát, không có tài đức, sẽ bị dân chúng tẩy chay, không được phiếu bầu nào trong bầu cử, đương nhiên phải dẹp đảng. 

- Người làm việc hưởng lương minh bạch thông qua hệ thống máy tính. Không có ưu tiên hoặc bổng lộc riêng do đảng hay chức vụ. Tiền mặt rất hiếm được sử dụng. 

- Công an còn rất ít, thường chỉ là các khoa học gia chuyên nghiên cứu về RoboCop. Công an giao thông đã được thay thế bằng các drone, bay lượn trên các trục lộ giao thông hiện đại để tìm kẻ vi phạm luật lệ. Hiện nay drone có chức năng chính là phối hợp các camera đặt ở các đường phố để ngăn ngừa, điều tra tội phạm hơn là trật tự giao thông. Ý thức về giao thông của người Việt rất cao nên được Liên Hiệp Quốc đánh giá là một dân tộc chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh nhất trên thế giới. Trong một năm, tại VN chỉ có khoảng một hay hai người chết vì tại nạn giao thông, chủ yếu do nhồi máu cơ tim trong khi lái xe. Chuyện công an giao thông cười hề hề, đút tiền vào túi, vỗ vai thông cảm với người lái xe vi phạm luật giao thông, nay đã thành chuyện cổ tích. 

- Toà án hoạt động độc lập. Khoa học kỹ thuật phát triển có thể xác định chính xác các lời khai dối trá của bất kỳ ai. Khi ra toà mọi bị can đều thành thực khai báo để mong hưởng án khoan hồng. Bồi thẩm đoàn, chánh án, luật sư chỉ ngồi trước computer với luật lệ, dữ liệu có sẵn để đưa ra mức án. Chuyện khóc lóc, năn nỉ, ỉ ôi, xin đảng giảm nhẹ mức án trước tòa, hay mức án do đảng định trước, chỉ còn trong sách giáo khoa về lịch sử. 

- Nhà tù chỉ cho kẻ giết người. Những tù nhân khác, tuy thụ án ở nhà, nhưng sẽ mang vòng tù, thường được gọi là vòng “kim cô”. Vòng có chất liệu đặc biệt với các vi mạch điện tử, liên tục kiểm soát hành vi, vị trí di chuyển của tù nhân trong một không gian giới hạn theo luật định. Nếu có vi phạm, sẽ có báo động. Đồng thời vòng “kim cô”có thể phát ra các xung điện đủ mạnh khiến rất đau, bắt buộc tù nhân phải có hành vi đúng đắn trở lại. Vòng “kim cô”có kích thước nhỏ lớn, được đặt ở phần cơ thể mà tù nhân thường dùng gây án như đầu, bụng, tay, chân... Theo nghiên cứu, sau khi áp dụng vòng kim cô, nhiều tội phạm đã giảm. Đặc biệt, tội phạm xâm phạm tình dục giảm xuống gần như zero. Việt Nam đã xuất khẩu vòng kim cô ra các nước khác đem về lợi nhuận cao. 

* Về kinh tế, kỹ thuật: 

Người Việt đã mau chóng học hỏi được kỹ thuật từ nước ngoài. Bản chất cần cù, chịu khó tiết kiệm, nhiều người Việt đã bỏ tiền ra mua lại các công ty nước ngoài. Công nhân Việt Nam có tay nghề và năng suất rất cao khiến công nhân nước khác rất kính nể. 

Một thành công nổi bật của kinh tế Việt nam là điện thoại siêu thông minh “Trái Dừa”. Ta vẫn có thói quen gọi “điện thoại” nhưng thực sự khả năng của máy vượt rất xa, trở thành một siêu máy tính. Chính xác nên gọi là PPC hay P2C, Personal Pocket Computer, máy tính bỏ túi cá nhân. Nhờ kỹ thuật nhận diện, phân tích khuôn mặt, tiếng nói... máy PPC có thể xác định người đó đang nói dối hay hứa cuội. Điều này khiến chính trị gia đều là những người thành thật, nhất khi tranh cử. 

Kỹ thuật và mẫu mã của điện thoại siêu thông minh “Trái Dừa” hợp thị hiếu người trẻ không chỉ Việt nam mà trên toàn thế giới. Một đột phá lớn khi một nhà khoa học đoạt giải Nobel của VN chứng minh với bằng chứng vô cùng khoa học về thủy tổ loài người, “Adam và Eva “. Theo nhà khoa học, Eva không hề đưa cho Adam trái táo cấm, mà đã đưa cho Adam một trái dừa. Adam không những đã tu ừng ực một trái dừa mà làm tới hai trái. Kết quả chỉ từ hai người Adam và Eva, hiện nay nhân loại trên trái đất đã có hàng tỉ người. Lý thuyết khoa học vô cùng thuyết phục này khiến doanh số “Trái Dừa” tăng lên vù vù. 

Nhưng mà chị Mi Trà, kỹ thuật khám phá nói dối của máy có được áp dụng trong tình yêu không? Chân thành hay giả dối, hay lợi dụng?” 

“Cũng khó lắm chị Ái Hoà vì “con tim có lý lẽ riêng của nó”. Nàng đang sướng mê tơi vì những lời tán tỉnh “mật ngọt chết ruồi” của chàng thì dù máy PPC có cảnh báo, nàng không nghe mà còn quăng máy vào một góc phòng”. 

* Về Tôn giáo: 

Tự do tôn giáo được tôn trọng triệt để. Không còn có ai hiểu “tôn giáo quốc doanh là cái chi chi?”. Dưới chế độ dân chủ tự do, sự đau khổ, ray rứt về chính trị, nhân quyền, môi trường... không còn, tôn giáo trở về với sự giải thoát tâm linh, chia sẽ làm dịu bớt nỗi đau về bệnh, về già, sự chia lìa người thân... Các tôn giáo nhỏ như Đạo Dừa cũng hoạt động trở lại. Ở Cồn Phụng, không chỉ tín đồ trong nước mà rất đông tín đồ trên toàn thế giới, các người bị “đau khổ vì bệnh béo phì”, cũng như các nhân vất nổi tiếng trong show “The biggest looser” cũng như tin vào thuyết “hoà đồng tôn giáo”, luôn tập trung đông đảo, thành tâm hướng về giáo tổ, KS Nguyễn Thành Nam, mong được ngài cứu giúp. 

* Về Y tế: 

Người Việt Nam được chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn miễn phí và bình đẳng về phẩm chất chữa trị. Rất nhiều phòng thử nghiệm sức khoẻ định kỳ. Người dân đến phòng thử chỉ cần đưa tay đeo điện thoại siêu thông minh vào. Máy thử tự động trích mẫu máu, đo huyết áp,... Kết quả ghi lại trên điện thoại siêu thông minh (đã có ID riêng cho từng người, nằm trong bộ nhớ điện thoại). Điện thoại siêu thông minh sẽ kết nối với trung tâm dữ liệu sức khoẻ trung ương khổng lồ, thuộc bộ y tế. Người dân sẽ được thông báo tình trạng sức khoẻ chỉ sau vài phút. 

Ngoài ra các thiết bị ngoại vi về y tế như cảm biến nhịp tim, về da, lấy mẫu phân tích về máu, về mắt,.. rồi bàn cầu thông minh... được kết nối với điện thoại thông minh ngày càng phổ biến vì giá thành rẽ. 

* Về Thể thao: 

Đá banh vẫn là môn thể thao vua ở Việt nam. Tuy nhiên đội tuyển VN chỉ đạt thành tích cao nhất là vào được bán kết giải vô địch Á châu. Các cổ động viên bóng đá đã có ý thức, không đặt “tự hào dân tộc” không đúng viị trí, không “đi bảo”, cới quần áo khoe của khi đội nhà chiến thắng. Thương mại hoá thể thao giảm bớt vì xu hướng thế giới hiện nay, chủ yếu rèn luyện thể chất con người, không phục vụ mục đích chính trị, háo danh hay vì tiền bạc để ăn thua. 

Cùng xu thế, thế giới ngày nay cho ra đời một giải world cup khác: RFIFA. RFIFA ngày càng phổ biến và số khán giả đã ngang các trận đấu FIFA cổ điển. 

RFIFA dành cho các cầu thủ người máy. Các R cầu thủ này phải theo luật lệ, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của RFIFA như chiều cao, trọng lượng, độ cứng chất dẻo làm chân tay, thân người máy... Mỗi R cầu thủ thường được đặt tên riêng, do đội ngũ chuyên gia máy tính, robot, phần mềm hay cứng, sáng chế và cập nhật. 

Đội tuyển quốc gia R VN là một trong những đội hàng đầu thế giới. Đội tuyển gồm ba R cầu thủ từ Học Viện Công Nghệ Robot Saigòn, hai từ Học Viện Hà nội. Số còn lại từ các học viện Robot khác khắp cả nước. Vừa là môn thể thao đóng góp phát triển trí tuệ, vừa đưa công nghệ robot ngang tầm các quốc gia tiên tiến trên thế giới, VN đã đi đúng hướng trong việc phát triển con người. 

Còn rất nhiều sự thay đổi thần kỳ của đất nước Việt nam trong những năm qua. Nhưng đến đây đã sắp tới giờ máy bay Air Force One hạ cánh, Mi Trà và Ái Hoà xin nhường lại lời cho anh Lâm Mặc, Hương Quốc, Thành Trọng...”. 

- “Xin cám ơn chị Mi Trà, Ái Hoà. Thưa khán giả thân mến, chỉ còn ít phút nữa là máy bay sẽ hạ cánh... Và kìa... Chiếc máy bay Air Force One của Tổng Thống đã xuất hiện. Đây là một máy bay hiện đại, siêu thanh, cất cánh thẳng đứng, bay từ Mỹ sang Việt Nam chỉ bốn tiếng đồng hồ”. 

“Thưa khán thính giả, máy bay “Air Force One “đang bay trên đầu chúng tôi. Tiếng động cơ máy bay bị át hẳn tiếng hò reo của đám đông. Máy bay đã giảm tốc độ... rồi như đứng yên trên không... từ từ hạ cánh xuống ngay đúng vị trí.” 

“Kính thưa quí khán giả, máy bay đã hạ cánh an toàn Tất cả mọi người đang hướng về máy bay vẫy cờ hoan hô... Xúc động quá... Cánh cửa máy bay đang từ từ mở lên, cầu thang được hạ xuống... Người nào sẽ bước ra?… Tổng Thống... Đúng rồi.. Tổng Thống dáng dấp cao lớn, phong nhã đã xuất hiện trước cửa máy bay …Không gian ầm vang như sấm nổ với tiếng hoan hô... Thưa vâng... Tổng Thống đang vẫy tay chào người dân Việt nam... Xin chào Tổng thống George V Nguy, Tổng Thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.” 

“Xin lỗi khán thính giả, chúng tôi phải la lớn lên vì hàng triệu người Việt đang hò reo đón mừng Tổng thống và không còn ai nghe được ai nữa. Nhiều cô gái bật khóc nức nở. Nhân viên y tế làm việc cật lực cứu chữa những người té xỉu...” 

“Vâng... Tổng Thống George là hậu duệ năm đời của một thuyền nhân tị nạn cộng sản VN sau ngày 30 tháng tư năm 1975. Tên Việt của Tổng Thống là Ngụy Văn Gốc. Tổng thống đã từng là thống đốc của tiểu bang California, trước khi đắc cử Tổng Thống. Đây là Tổng Thống Mỹ đầu tiên gốc Á châu và đây cũng là chuyến thăm Việt nam đầu tiên của vị Tổng Thống trẻ tuổi tài cao”. 

Đám đông vẫn vẫy cờ, hò reo vang dội... Không còn nghe thấy gì cả... rừng cờ và tiếng hoan hô... Tổng Thống của chúng ta... Xin lỗi.. Tổng Thống nước Mỹ đang tươi cười vẫy tay chào đám đông. Nhiều người cầm cờ hò reo chạy băng qua hàng rào an ninh đến gần Tổng Thống. Ối... gì thế... đạp té ngã cả người ta... Thưa... Thưa đám đông cuồng nhiệt quá... An ninh sân bay đang tận lực cố vãn hồi trật tự... Vâng... Tổng Thống Mỹ bắt tay, nói chuyện thân mật với Tổng Thống Việt nam. Và hai Tổng Thống bước lên xe về quảng trường thành phố dự lễ tiếp đón chính thức... Đám đông vẫn còn cuồng nhiệt.. Ấy một cô nào kia... Cô ta tụt cả quần áo.. chỉ mặc bikini màu đỏ chạy phăng phăng về xe Tổng Thống. Đúng là phản cảm, không biết giữ gìn quốc thể gì cả... À... cô gái đã bị giữ lại, an ninh đã khoác áo choàng cho cô ta. Chúng tôi nhanh chóng đã có thông tin về người phụ nữ. Thời buổi hiện đại lại có hành vi thiếu văn hoá như thế này... À để xem... Vâng... Thảo nào... đây là bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện về chứng “cuồng loạn sinh lý”. 

“Theo chúng tôi được biết, trong ba ngày lưu lại Việt Nam, Tổng Thống Mỹ gốc thuyền nhân tị nạn Việt đi thăm lại nhà thờ tổ họ Ngụy. Được biết, tổ tiên của Tổng Thống họ Nguyễn nhưng sau 30/4/75, Tổ Tổng Thống thuộc Ngụy quân, Ngụy quyền và bị đưa vào trại tập trung cải tạo 10 năm. Sau khi định cư ở Mỹ, Tổ Tổng Thống đã đổi sang họ Ngụy để con cháu đời sau nhớ về gốc gác Ngụy quân, Ngụy quyền, hiểu về người tị nạn Việt. Sau khi biết Tổng thống George V Ngụy đắc cử, nhiều người Việt đã xin chuyển sang họ Ngụy với lý do hồi xưa tổ tiên họ bị gọi là Ngụy quân, Ngụy quyền, bị phân biệt đối xử, nên họ có quyền đổi sang họ “Ngụy”.” 

“Tại Sàigon Tổng Thống sẽ tiếp xúc với sinh viên và đọc diễn văn tại giảng đường đại học FullBright. Sau đó gặp và làm việc với Tổng Thống, chính phủ Việt Nam tại Hà Nội và sẽ đi thăm các thành phố lớn”... 

Kết: Những ngày cuối năm 2018... 

Hoàng thân Lý Long Tường được xem ông Tổ thuyền nhân tị nạn Việt. Nhưng Hoàng thân không phải là người Việt rời quê hương đi tị nạn đầu tiên. 

Khi viết bài này tôi đã có ý viết bài “Người phụ nữ trên sông Hát”. Không phải viết về nữ anh hùng Hai Bà Trưng, mà viết về người phụ nữ Việt khi đoàn quân Tàu do Mã Viện xâm chiếm Việt nam. Bọn giặc Tàu đã hãm hiếp tàn bạo, quăng con trẻ vào lò lửa hay xiên người vô tội lên những ngọn giáo, những ngôi làng bị giặc đốt phá, tiếng rên siết hãi hùng của người cô thế, làm nền lửa và máu cho người phụ nữ Việt tóc xoã, mình trần, ôm chặt con chân đạp đất bỏ chạy. Chạy như điên cuồng, chạy đến khi sức lực đôi chân mất hẳn. Chạy vào rừng sâu, qua đồi, qua suối, qua nước láng giềng.. Chạy không cho riêng mình. Chạy cho đứa con thơ mà người đã tẩm đầy máu đỏ... Phải chăng đó là người chạy tị nạn đầu tiên? 

Rất tiếc không viết được nhiều vì không có nhiều tài liệu liên quan. Trên Wikipedia, vài dòng về những người Việt tị nạn đầu tiên: “Theo các nhà khoa học, năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc đã di chuyển về phương Nam và lên thuyền ra biển. Khi đến Eo biển Malacca, họ đã định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay”. Nếu tính từ những năm 43, tôi phải viết là “Thiên trường ca người tị nạn Việt “. Qua 4 lần Bắc thuộc, bốn lần giặc Tàu giày xéo quê hương, một lần cộng sản nhuộm đỏ Việt nam đã có không biết bao người Việt bỏ nước ra đi? 

Gọi trường ca nhưng không thơ, không nhạc vì không có gì diễn tả nào được tiếng, rên rỉ, kêu cứu hãi hùng như trong tuyệt vọng của người mẹ, của anh, cuả em, của con... khi con tàu đắm chìm xuống biển cả lạnh lùng. Có người ra đi đến bến bờ yên thấm, cũng có người ra đi mất tất cả người thân trong hoàn cảnh độc ác và tàn bạo nhất. Làm sao họ có thể quên? 

Chỉ còn vài ngày, năm cũ sẽ qua năm mới sẽ đến.. 

Năm mới là dịp cho những ước mơ. Nhiều người ước mơ đất nước sẽ dân chủ, tự do hơn, được lập hội, lập đảng, được cất lên tiếng nói... Những ước mơ xem như đơn giản mà nhiều nước trên thế giới người dân đã hưởng hàng bao nhiêu năm. Nhưng với chế độ độc tài ở Việt nam, còn rất nhiều chông gai để ước mơ ấy thành hiện thực chỉ vì thiểu số sinh vật còn cố tham quyền, tham tiền lì lợm bám vào người dân để hút như các ký sinh trùng bám vào cơ thể con người. Đoàn kết và can đảm, tất cả thành một khối, đứng lên đấu tranh là phương cách duy nhất của người dân để chống cường quyền. Còn chia rẽ do lòng tin khác nhau dựa trên tôn giáo, phe phái, tin vài chính sách mị dân nhất thời, tin vài quyền lợi nhỏ nhoi được ban phát... để chụp mũ, công kích lẫn nhau.. thì mơ ước thoát khỏi chế độ độc tài đảng trị sẽ khó thành hiện thực. 

Riêng tôi tôi mơ đến một ngày không còn người Việt nào muốn rời xa quê hương. Ngày đó sẽ không xa lắm. 

29.12.2018

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...