Skip to main content

Sự xảo trá của TQ khi tuyên truyền về trận Gạc Ma

Sau khi dùng vũ lực chiếm đóng Gạc Ma, Trung Quốc ra sức tuyên truyền bóp méo sự thật, lừa dối thế giới về trận hải chiến năm 1988.
H1
Trong các ấn bản tiếng Anh, phía Trung Quốc luôn rêu rao Việt Nam gây hấn cũng như khai hỏa tấn công các tàu Trung Quốc trước, dẫn tới cuộc xung đột trên đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đồng thời Bắc Kinh khẳng định cái gọi là chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bất chấp việc thiếu bằng chứng lịch sử, pháp lý cũng như thực tế họ đã chiếm đoạt nhiều đảo, đá bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế.
Theo lời rêu rao của Trung Quốc, ngày 13/3/1988, tàu khu trục Trung Quốc phát hiện tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam tiến tới gần đá Gạc Ma. Tàu HQ-605 tiến tới đá Len Đao và tàu đổ bộ HQ-505 tiến về phía đá Cô Lin. Ở thời điểm này, Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm, bao gồm các loại tàu khu trục và hộ vệ tên lửa ở khu vực Trường Sa của Việt Nam. Dựa vào chức năng của các loại tàu mà Trung Quốc điều tới, dễ dàng nhận thấy âm mưu của Trung Quốc muốn dùng vũ lực để cướp lãnh thổ Việt Nam.
Luận điệu giả trá, lừa thế giới
Về trận hải chiến ngày 14/3/1988, Trung Quốc ngang ngược đổ lỗi xung đột là do quân đội Việt Nam cắm cờ trên đá Gạc Ma, trên thực tế thuộc chủ quyền của Việt Nam từ xa xưa. Theo luận điệu dối trá của phía Bắc Kinh, một trận chiến giáp lá cà xảy ra khi lính Trung Quốc cố gắng giành cờ khỏi tay bộ đội Việt Nam trên thực thể địa lý thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế lại không giống như những lời Trung Quốc vẫn tuyên truyền. Theo lời kể của các nhân chứng còn sống sót, Trung Quốc sử dụng xuồng máy để đưa lính lên Gạc Ma. Lực lượng này được trang bị súng trường tấn công. Sau khi uy hiếp tinh thần và giằng cờ nhưng không thể khuất phục được các chiến sĩ Việt Nam, Trung Quốc nổ súng tấn công các chiến sĩ đang nỗ lực giữ quốc kỳ để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Trung Quốc vu khống tàu HQ-604 của Việt Nam nổ súng tấn công tàu khu trục tên lửa Nanchong của Trung Quốc. Cáo buộc một tàu vận tải Việt Nam tấn công tàu khu trục tên lửa Trung Quốc trong bối cảnh chiến hạm nước này áp đảo cả về số lượng và uy lực đã nói lên sự dối trá của Trung Quốc. Trên thực tế, HQ-604 đã bị loạt đạn 12 ly 7 của tàu Trung Quốc bắn trúng ở khoảng cách chừng 300 m.
H1Tàu HQ-604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125
Tương tự, Trung Quốc bịa đặt việc tàu HQ-605 của Việt Nam tấn công tàu khu trục Xiangtan dù thực tế trái ngược hoàn toàn. Trước hỏa lực vượt trội của tàu Trung Quốc, HQ-605 cũng chịu chung số phận với HQ-604. Tuy nhiên, Việt Nam bảo vệ thành công chủ quyền với đá Len Đao. Trung Quốc chỉ cướp được Gạc Ma.
Bên cạnh những tuyên bố chính thức của chính quyền, Bắc Kinh còn tận dụng con bài là các học giả mang danh trung lập, nhưng thực chất là những người có gốc gác và quan hệ với Trung Quốc, để đánh lừa cả thế giới. Chiêu bài này được Trung Quốc sử dụng nhiều lần nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông chứ không riêng vụ hải chiến Gạc Ma.
Trong bài viết về Hải chiến Gạc Ma trên Wikipedia, ý kiến trung lập được sử dụng là hai giáo sư người Mỹ Cheng Tun-jen và Tien Hung-mao, những người có gốc gác Trung Quốc. Dù nhiều người đặt câu hỏi với độ tin cậy của các bài viết trên Wikipedia nhưng thực tế, đây vẫn là nguồn thông tin dễ tìm kiếm nhất mà người dùng có thể sử dụng để có cái nhìn toàn cảnh về cuộc đụng độ năm 1988.
Theo nhận định của Cheng Tun-jen và Tien Hung-mao, cuối năm 1987, Trung Quốc bắt đầu triển khai binh sĩ để chiếm các đá và rạn san hô “vô chủ” ở Trường Sa, bất chấp việc quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhận định của hai giáo sư gốc Trung Quốc thực chất là lời biện minh cho hành động phi pháp của Bắc Kinh khi dùng vũ lực chiếm Gạc Ma của Việt Nam năm 1988.
Cheng Tun-jen, giáo sư người Mỹ gốc Hoa, đang giảng dạy tại Trường cao đẳng William và Mary, bang Virginia, Mỹ. Cheng là chuyên gia về quan hệ quốc tế và chính sách ở Đông Á. Dù mang trong mình nguồn gốc Trung Quốc nhưng những nghiên cứu của Cheng lại có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế vì người ta thường không chú tâm tới gốc gác của vị học giả này.
Trong khi đó, Tien Hung-mao là chính trị gia của đảo Đài Loan. Ông ta từng đứng đầu cơ quan ngoại giao đảo Đài Loan từ năm 2000 tới 2002. Tien được cấp bằng thạc sĩ tại trường Đại học Wisconsin–Madison, bang Wisconsin, Mỹ năm 1969, với luận án về sự phát triển chính trị ở Trung Quốc trong giai đoạn 1927 tới 1937. Tien tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, trở thành giáo sư đại học và có quốc tịch Mỹ trước khi trở về Đài Loan. Dù Trung Quốc và đảo Đài Loan có nhiều bất đồng nhưng vấn đề Biển Đông không phải là một trong số đó.

Chiến dịch tuyên truyền sai sự thật

Hải chiến Gạc Ma không phải là lần đầu Trung Quốc đánh lừa dư luận. Trong bài viết “Sự thật, Hư cấu và Biển Đông” đăng trên tạp chí Asia Sentinel, phóng viên kỳ cựu của BBC Bill Hayton đã vạch trần sự giả dối của Trung Quốc trong việc khẳng định cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thông qua câu chữ của các học giả.
H1Tàu HQ-505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14/3/1988. Ảnh tư liệu.
Theo tác giả Hayton, từ những năm 1970, Trung Quốc đã sử dụng các học giả cũng như ấn phẩm bằng tiếng Anh để nói về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, ban đầu, những tài liệu mà Trung Quốc hay những nhà nghiên cứu thân Trung Quốc viết ra lại có giá trị cao vì chúng là những tài liệu phổ dụng hiếm hoi đề cập tới vấn đề này bằng tiếng Anh.
Không nhiều người biết rằng tác giả những bài phân tích đầu tiên đăng trên tạp chí Far Eastern Economic Review chỉ là một sinh viên vào tháng 1/1974. Tác giả của các bài biết, Cheng Huan, là một sinh viên luật người Malaysia gốc Hoa sống ở London, Anh. Đáng nói, những tuyên bố của Cheng vẫn được nhiều học giả sử dụng làm cơ sở dữ liệu để khẳng định cho cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” trên Biển Đông.
Những tác phẩm điển hình cho sự thiếu khách quan khác là “Cạnh tranh ở Biển Đông” của các tác giả Marwyn Samuels cũng như loạt đề tài nghiên cứu khoa học của Hungdah Chiu, Choo Ho Park. Đây đều là những học giả gốc Hoa hoặc thân Trung Quốc nên việc đánh giá không thực sự khách quan. Thậm chí, các bài viết còn được dựa vào tài liệu một chiều, bóp méo do chính phủ Trung Quốc cung cấp.
H1Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS
Hayton cho biết, những tài liệu do các học giả này sử dụng hoàn toàn không kiểm chứng với các nguồn từ Việt Nam, đặc biệt là 8 thông cáo báo chí mà Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, Mỹ đã đưa ra. Nó càng khiến các bài viết trở nên thiếu khách quan, thậm chí là sai lệnh so với thực tế.
Theo Hayton, Trung Quốc không chỉ nói mà còn tạo ra những bằng chứng giả hoặc sự kiện không có thật nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền “không thể tranh cãi” với hai quần đảo của Việt Nam. Tháng 6/1937, Huang Qiang, Trưởng khu hành chính của số 9 của Trung Quốc đã bí mật tới Hoàng Sa. Con tàu ông ta chở theo 30 tấm bia đá, khắc số 1902, 1912 và 1921.
Ngoài việc chôn bia đá giả, Trung Quốc còn tiến hành nhiều việc làm dối trá nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền trên Biển Đông. Nhà báo Hayton nhấn mạnh, không thể cổ vũ cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dựa vào những bằng chứng thiếu sức thuyết phục, vô căn cứ cũng như ngụy tạo này.
Nguồn zing

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...