Skip to main content

‘Bị gạt sang bên lề’, Trung Quốc lo lắng về các cuộc đàm phán Mỹ – Triều sắp tới

Kim Jong Un
Ông Kim Jong-un (giữa) tại một bữa tiệc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 3/2018 (Ảnh: KCNA)

Tóm tắt bài viết

  • Ông Kim Jong Un dự kiến sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 tới, trong khi cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Trump có thể được ấn định vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
  • Cảm thấy ‘bị gạt sang bên lề’, Trung Quốc cực kỳ lo lắng về mục tiêu của ông Kim Jong Un trong việc tiếp cận với hai kẻ thù ác liệt nhất của đất nước mình.
  • Điều khiến Bắc Kinh quan ngại nhất, chính là sự thống nhất lỏng lẻo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cùng với việc Mỹ vẫn duy trì binh lính ở Hàn Quốc. Trung Quốc hy vọng nếu có một hiệp ước thì đó là việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, và để hai miền Triều Tiên nghiêng về phía Trung Quốc.
  • Có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Kim Jong-un muốn giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Hàn Quốc và Mỹ, Trung Quốc nhận thấy đang ở một vị trí không quen thuộc, phải đứng ‘quan sát từ bên ngoài’.
Đó là nhận định của bà Jane Perlez, phụ trách văn phòng New York Times (NYT) tại Bắc Kinh, chuyên viết về chính sách ngoại giao của Trung Quốc, được đăng trên tờ NYT hôm 22/4.
Tồi tệ hơn nữa, nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Triều Tiên có thể theo đuổi một ‘cơ hội lớn’, trù tính đưa quốc gia bị cô lập này không chỉ tiến gần hơn 2 kẻ thù cũ của mình trong chiến tranh Triều Tiên, mà còn giảm bớt sự phụ thuộc về an ninh và thương mại vào Trung Quốc.
Theo bà Perlez, một kết quả như vậy, là một sự đảo ngược 70 năm lịch sử, ít có khả năng thành công, giữa những nghi ngờ về việc liệu Triều Tiên có chấp nhận từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ hay không.Theo dự kiến, ông Kim Jong Un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27/4 tới trong khi cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên Mỹ – Triều có thể được ấn định vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Hàn Quốc xác nhận trong cuộc đàm phán với Triều Tiên và Mỹ sắp tới, hai nước trên bán đảo Triều Tiên sẽ ký một hiệp ước chính thức chấm dứt
Chiến tranh Triều Tiên. Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh kể từ sau cuộc chiến tranh 1950-1953, do hai bên chỉ ký thỏa thuận đình chiến mà chưa có bất cứ hiệp định hòa bình nào.
Nhận thấy bị loại khỏi trung tâm ngoại giao đang diễn ra nhanh chóng, ‘bị gạt sang bên lề’, Trung Quốc đang cực kỳ lo lắng về mục tiêu của ông Kim Jong Un trong việc tiếp cận với hai kẻ thù ác liệt nhất của đất nước mình. Các nhà phân tích cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình ít nhất phải xem xét những gì được cho là trường hợp xấu nhất.
Ông Trương Bạc Hối (Zhang Baohui), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Lĩnh Nam (Lingnan), tại Hồng Kông nhận xét: “Việc đánh mất vị thế là vấn đề quan trọng của Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình, người muốn các quốc gia khác coi Trung Quốc là một nhân tố quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong khu vực Đông Bắc Á. Hiện nay, bỗng dưng Trung Quốc không còn vai trò gì nữa”.
Trong một tuyên bố cuối tuần trước rằng Triều Tiên sẽ ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, ông Kim Jong Un phát biểu y như thể Triều Tiên đã là một cường quốc hạt nhân, không còn cần thử vũ khí nữa, một thách thức trực tiếp với mục tiêu đã nêu của chính quyền ông Trump về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington tuyên bố mục tiêu của các cuộc đàm phán sắp tới là loại bỏ kho vũ khí của Triều Tiên.
Theo bà Perlez, ông Trump dường như muốn trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử, chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên, mặc dù ông viết trên trang mạng xã hội Twister sáng 22/4 rằng ông không vội vã đàm phán. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang mong muốn hướng tới thống nhất hai miền Triều Tiên. Vì vậy, Trung Quốc lo ngại kết quả có thể là Triều Tiên hoặc bán đảo Triều Tiên thống nhất nghiêng về phía Mỹ.
Một biểu ngữ ở Seoul trong tuần qua, cho thấy một bản đồ của bán đảo Triều Tiên, với mong muốn có một kết quả thành công trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn quốc hôm 29/6 tới
Một biểu ngữ ở Seoul trong tuần qua, cho thấy một bản đồ của bán đảo Triều Tiên, với mong muốn có một kết quả thành công trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn quốc hôm 29/6 tới (Ảnh: Getty Image)
Kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, khi Trung Quốc giúp Triều Tiên chiến đấu ở phía Bắc, chống lại Mỹ và đồng minh của Mỹ ở phía Nam, cục diện 2 miền không thay đổi. Miền bắc cung cấp một khu vực đệm thuận tiện cho Trung Quốc chống lại sự hiện diện của quân đội Mỹ trên biên giới, thì miền Nam phục vụ như một căn cứ cho quân đội Mỹ trong khu vực.
Theo các nhà phân tích Trung Quốc, trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Triều Tiên, Bắc Kinh sẽ phải lo lắng liệu tất cả những điều đó có thể bất ngờ xảy ra hay không.
“Nếu một thỏa thuận lớn có thể đạt được giữa ông Kim và ông Trump, dưới hình thức phi hạt nhân hóa để đối lấy bình thường hóa quan hệ song phương, thì Đông Bắc Á có thể thấy một sự điều chỉnh lớn”, ông Trương nhận định.
Sự liên kết mới có thể có trên bán đảo Triều Tiên khiến Bắc Kinh quan ngại nhất, chính là sự thống nhất lỏng lẻo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cùng với việc Mỹ vẫn duy trì binh lính ở Hàn Quốc.
Là một phần của các động thái hòa giải trước các cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, Triều Tiên đã từ bỏ yêu cầu của mình, đòi Mỹ rút hết 28.000 quân ra khỏi Hàn Quốc, như một điều kiện cho việc phi hạt nhân hóa.
“Một Bán đảo Triều Tiên thống nhất, dân chủ đồng minh với Mỹ sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với chính quyền Trung Quốc, mặc dù không nhất thiết phải là nước Trung Quốc”, ông Xia Yafeng, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Đại học Long Island giải thích.
Ông Xia cho rằng xét theo quan điểm của Trung Quốc, một kết quả thuận lợi từ cuộc họp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim, đơn giản chỉ là ‘giữ nguyên hiện trạng, một phương án ít nguy hiểm hơn đối với Bắc Kinh.
Cũng theo ông Xia, có thể có một “bức ảnh đẹp” của hai người đàn ông, với những lời hứa mơ hồ từ lãnh đạo Triều Tiên, loại bỏ vũ khí hạt nhân của mình, và sau đó là những cuộc đàm phán kéo dài với tiếng nói quan trọng của Trung Quốc.
Điều kỳ lạ là Trung Quốc đã nhiều thập kỷ nói về một hiệp ước hòa bình để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc đã đề cập đến kết thúc chiến tranh Triều Tiên trong một cuộc phỏng vấn năm 1971 với nhà báo James Reston của tờ New York Times, ông Xia nói.
Tuy nhiên Trung Quốc có một quan điểm rất riêng biệt về những gì một hiệp ước như vậy đòi hỏi. Đó là Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, và để hai miền Triều Tiên nghiêng về phía Trung Quốc.
Bà Yun Sun, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Stimson ở Washington cho rằng: “Một hiệp ước hòa bình là tốt cho Trung Quốc ở khía cạnh nó có lẽ sẽ phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ chấm dứt sự hiện diện hợp pháp của binh lính Mỹ trên bán đảo”.
Vì Triều Tiên đang tìm kiếm những đảm bảm an ninh từ Mỹ để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa, sự đảm bảo đó “hy vọng sẽ bao gồm cả việc rút quân đội Mỹ”, bà Yun nhận xét.
Nhưng, giống như người ông và cha mình, những lãnh đạo Triều Tiên trước đây, ông Kim Jong-un có nhiều dấu hiệu cho thấy muốn giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Khi ông Kim thực hiện một chuyến thăm bất ngờ đến Bắc Kinh 3 tuần trước, để lần đầu tiên gặp gỡ ông Tập, hai người dường như đã cải thiện được một phần mối quan hệ thân thiết truyền thống giữa hai nước, bị ‘nguội lạnh’ kể từ khi ông Kim lên nắm quyền lực trong năm 2011. Tuy nhiên theo giới phân tích Trung Quốc, chuyến thăm này có thể không mang ý nghĩa nhiều của một cử chỉ muốn tái lập mối quan hệ hữu nghị hai nước, một động thái khéo léo của ông Kim, dùng Trung Quốc chống lại Mỹ, cũng giống như ông nội của ông đã ‘diễn kịch’ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.
Ông Tập (trái) và ông Kim ở Bắc Kinh vào tháng 3/2018. (Ảnh: Đài truyền hình TW Trung Quốc)
Ông Tập (trái) và ông Kim ở Bắc Kinh vào tháng 3/2018. (Ảnh: Đài truyền hình TW Trung Quốc)
Mục đích của ông Kim là muốn gây ấn tượng với người Mỹ rằng ông sẽ tham gia các cuộc gặp thượng đỉnh, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Truyền thông đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình đã chấp nhận lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong Un tới thăm Bình Nhưỡng, song không hề có bất kỳ một tín hiệu nào cho thấy việc đó sẽ xảy ra trước khi Tổng thống Trump gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc cho biết.
Các nhà phân tích nói rằng kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim đã không bằng lòng trước sự phụ thuộc kinh tế gần như hoàn toàn của Triều Tiên vào Bắc Kinh. Một sự phụ thuộc ngày càng gia tăng cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc, trong đó Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua vào năm ngoái.
Khoảng 90% ngoại thương của Triều Tiên, với các mặt hàng thiết yếu như than đá, khoáng sản, hải sản, hàng dệt may, là đi qua Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng là nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất cho Triều Tiên.
Với áp lực của chính quyền Trump, Trung Quốc đã phê chuẩn các biện pháp trừng phạt, cắt giảm nghiêm trọng việc tiếp cận nhiên liệu và ngoại tệ của Triều Tiên. Quan hệ giữa Triều Tiên với Trung Quốc dường như xuống mức rất thấp, với việc ông Kim thậm chí từ chối gặp gỡ một đặc phái viên Trung Quốc vào tháng 11/2017. Thay vào đó, ông Kim đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng có lẽ thận trọng với việc khiến Triều Tiên xa lánh, và không hài lòng với quyết định của ông Trump áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh không còn sẵn sàng trừng phạt Triều Tiên nữa.
Theo các thương nhân Trung Quốc, đã có những dấu hiệu cho thấy khối lượng giao dịch thương mại đang tăng lên dọc biên giới Trung Quốc với Triều Tiên. Điều này có thể có nghĩa là căng thẳng đã giảm bớt sau 6 tháng gần như là cấm vận thương mại hoàn toàn.
Vài giờ sau tuyên bố của Triều Tiên về việc ngừng thử hạt nhân hôm 21/4, Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo ‘diều hâu’ của chính quyền Trung Quốc, nói rằng Liên Hiệp Quốc nên “ngay lập tức thảo luận về việc hủy bỏ một phần lệnh trừng phạt chống Triều Tiên”. Hơn nữa, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương của họ chống lại Triều Tiên, tờ Hoàn Cầu yêu cầu.
Phạm Duy

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...