Skip to main content

“Mở rộng phi trường TSN cả phía Bắc và phía Nam”: Rồi sao nữa?

Cali Today News – Phải mất đến gần hai chục ngày kể từ lúc Thủ tướng Phúc kết luận về “mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc lẫn phía Nam”, đến ngày 16/4/2018 Văn phòng Chính phủ mới ban hành thông báo truyền đạt kết luận của ông Phúc về vụ việc quá bức xúc gây xáo động dư luận xã hội này.
Một số tờ báo nhà nước và giới chuyên gia “phản biện trung thành” hoan hỉ: “Cuối cùng thì Thủ tướng cũng lắng nghe và quyết định mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc chứ không chỉ về phía Nam”.
Cần nhắc lại, trong cuộc họp chính phủ ngày 28/3/2018, Thủ tướng Phúc đã đồng ý chọn phương án của Công ty tư vấn ADPi (Pháp). Theo đó, sẽ xây dựng mới một nhà ga hành khách hiện đại, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực phía Nam để đáp ứng yêu cầu phục vụ đạt 20 triệu hành khách/năm. Đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa, sân đỗ tàu bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và các công trình phục vụ cho hoạt động hàng không tại khu vực phía Bắc phi trường TSN – nơi có vị trí sân golf hiện tại.
Nhưng kết luận là như thế, còn thực hiện thì thế nào?
Cho dù mở rộng phi trường cả về phía Bắc, nhưng phương án của Bộ Giao thông Vận tải và Công ty tư vấn ADPi lại là cho sân golf TSN có thời gian thu xếp di dời đến… năm 2025.
Nghĩa là có đến 7 năm nữa.

Tương lai không khó đoán là trong thời gian tới, trong khi sân golf TSN vẫn không chịu nhúc nhích vì đã có “bảo kê”, thì Bộ GTVT, Công ty tư vấn ADPi và các cơ quan liên quan lại… nghiên cứu, còn các tuyến đường dẫn vào phi trường TSN vẫn tiếp tục kẹt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Ảnh: VietTimes

7 năm chỉ có đôi chút ý nghĩa nếu phi trường TSN tự giải quyết ổn thỏa cảnh kẹt giao thông.
Nhưng cho tới giờ, chưa có bất kỳ phương án khả dĩ nào giúp phi trường dân sự này thoát khỏi thực tại khốn quẫn ấy. Trong khi sân golf TSN vẫn nằm ì ra đó sau môt chục năm trời bị nhóm lợi ích quân đội chiếm dụng đến 157 ha đất của phi trường dân sự, trong 7 năm tới đây phi trường TSN sẽ phải tiếp tục chịu cảnh nạn kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, còn hành khách thì phải bỏ taxi, nhảy lên lề đường và kéo vali chạy bộ vào nhà ga phi trường vì không chịu nổi cảnh kẹt cứng giao thông dẫn tới trên chuyến bay. Bất cứ một Việt kiều nào về nước dịp tết cũng đều có thể chứng kiến nạn cám cảnh ấy.
Trong khi đó, kết luận vào ngày 28/3 của Thủ tướng Phúc vẫn chỉ thuần túy mang tính chủ trương, hoặc giống như nghị quyết, mà không có tính thực chứng, và quan trọng hơn cả là không đưa ra dược giải pháp cấp bách nào để loại trừ nguyên nhân gốc rễ là sân golf TSN và giảm hẳn tình trạng kẹt cứng ở phi trường dân sự TSN.
Bởi thế, nhiều người vẫn giữ nguyên mối nghi ngờ đối với quyết định “mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất cả về phía Bắc lẫn phía Nam” của Thủ tướng Phúc. Bởi với họ, điều này không có gì mới, nhất là bản thân ông Phúc đã từng tự thay đổi quyết định của mình chỉ sau ít tháng.
Vào tháng Sáu, 2017, trước cảnh nạn phi trường Tân Sơn Nhất kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, dư luận xã hội nhốn nháo và phẫn nộ trước cảnh sân golf TSN bị Tập Đoàn Him Lam của “đại gia quân đội” Dương Công Minh chiếm dụng, Thủ tướng Phúc đã phải tổ chức họp và yêu cầu “mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về cả phía Bắc và phía Nam.”
“Chỉ đạo” trên đã được nhiều tờ báo nhà nước ca ngợi là “quyết định hợp lòng dân” và giúp cho ông Phúc ghi một điểm chính trị quan trọng trên đường tiến tới vương vị tổng bí thư do với các ứng cử viên nặng ký khác.
Tuy nhiên bẵng đi một thời gian và khi dư luận phản đối sân golf TSN đã dần lắng xuống, mọi việc lại trở về như cũ theo cách “đánh bùn sang ao.” Người ta không thấy một “chỉ đạo” mới nào của Thủ Ttướng Phúc về giải tỏa sân golf TSN và lấy đất của sân golf này để phục vụ cho sân bay dân sự cùng tên, trong khi khi Bộ Giao Thông Vận Tải lại thuê công ty tư vấn ADPi của Pháp, để kết quả mà công ty tư vấn này cùng Bộ GTVT “nhất trí cao” trong đề nghị với chính phủ vào tháng Ba, 2018, là “chỉ mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam” mà không có nội dung nào về lấy lại đất sân golf cho phi trường.
Cái cách chỉ đạo vừa bất nhất vừa lộ rõ ý đồ thiên vị nhóm lợi ích như trên đã trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến sân golf TSN vẫn ung dung ngự trị ở phía Bắc phi trường dân sự gần một năm qua, tính từ thời điểm Quốc hội họp và nhiều đại biểu đòi sân golf phải trả đất cho sân bay.
Từ sau chỉ đạo chung chung và có phần ma mị của Thủ tướng Phúc, cho tới nay Bộ GTVT và Công ty tư vấn ADPi vẫn chưa nêu ra được phương án nếu mở rộng phi trường TSN về phía Nam thì sẽ cần giải tỏa những khu vực nào, trong đó khu dân cư chiếm bao nhiêu diện tích và phần kinh phí bồi thường sẽ lên đến bao nhiêu.
Rất nhiều khả năng là khi mở rộng phi trường TSN về phía Nam, chính quyền sẽ phải “đụng tường” khi đối mặt với một khu vực dân cư khổng lồ và các nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp… của nhiều đại gia, trong đó không thiếu đại gia quân đội thuộc các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn.
Vào năm 2017, một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD. Nhưng trong thực tế, kinh phí bồi thường có thể còn cao hơn nhiều so với con số đó. Một dấu hỏi cực lớn là trong bối cảnh cạn kiệt và hàng năm phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô la, ngân sách sẽ tìm đâu ra số tiền đó để bồi thường?

Tương lai không khó đoán là trong thời gian tới, trong khi sân golf TSN vẫn không chịu nhúc nhích vì đã có “bảo kê”, thì Bộ GTVT, Công ty tư vấn ADPi và các cơ quan liên quan lại… nghiên cứu, còn các tuyến đường dẫn vào phi trường TSN vẫn tiếp tục kẹt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

 TIN TRONG NGÀY: 


 _  Nguyễn Văn Bình sẽ sang Phủ chủ tịch?

 _  Sài Gòn: Tất Thành Cang có ‘nhúng chàm’ vụ ‘bán như cho’ 30 ha đất? (phần 1)

 _  Vì sao tướng tình báo Bộ công an bị bắt?

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...