Skip to main content

Ăn thế, đất nước còn đâu mà… phát triển?


Ngân sách nhà nước: Thu được 3 đồng thì tiêu mất 2 đồng (Ảnh minh họa: KT)
BÁO MỚI
Nước Mỹ trên 300 triệu dân nhưng chỉ có 2,1 triệu công chức viên chức. Nước ta 90 triệu dân nhưng lại có tới 2,8 triệu công chức viên chức…
Bộ Tài chính vừa công bố về con số thu, chi Ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2018. Trong đó thu được 446.400 tỷ đồng. Nhưng chi mất 410.000 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên hết 301.500 tỷ đồng, chiếm 73,5% tổng chi, trả nợ lãi hết 41.750 tỷ đồng, chỉ còn lại khoảng 65,000 tỷ cho đầu tư, phát triển.
Ảnh minh họa
Chi thường xuyên, tức là chi chi tiền lương để nuôi bộ máy Nhà nước. Trên thế giới, có lẽ chưa có một quốc gia nào mà tỷ lệ chi cho tiền lương lại cao như ở nước ta. Chi để nuôi một bộ máy khổng lồ, cồng kềnh. Đã thế, bộ máy đó lại song trùng. Bên chính quyền có bộ phận nào thì bên Đảng có bộ phận đó, mà chức năng, nhiệm vụ thì chẳng khác gì nhau, như Phòng, Sở, Bộ Nội vụ của chính quyền và Ban tổ chức các cấp từ huyện đến Trung ương của Đảng, Thanh tra các cấp của chính quyền và Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng…
Nước Mỹ trên 300 triệu dân nhưng chỉ có 2,1 triệu công chức viên chức. Nước ta 90 triệu dân nhưng lại có tới 2,8 triệu công chức viên chức. Năm nào, địa phương nào, ngành nào cũng xin tăng biên chế. Ngoài ra số công chức viên chức còn liên tục tăng do tuyển dụng bừa bãi, tuyển cả khi biết rằng chỉ tiêu đã hết. Chỉ một ông chủ tịch huyện, trong một nhiệm kỳ, đã tuyển thừa tới trên 400 giáo viên, đủ thấy mức độ đó nghiêm trọng đến thế nào.
Đã đông, nhưng làm việc lại kém hiệu quả. Số công chức “cắp ô” đầy dẫy trong các cơ quan. Người dân mỗi khi có việc “đáo công môn” vẫn bị hành khủng khiếp. Bộ máy cồng kềnh, khổng lồ đó, từ lâu, đã trở thành một gánh nặng cho Ngân sách quốc gia. Chuyện này đã được nêu lên ở hàng trăm diễn đàn, không ít lần đã làm nóng nghị trường quốc hội. Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định, nghị quyết nhằm tinh giảm biên chế. Nhưng, hiệu quả thì rất ít.
Ăn tới 301.500 tỷ đồng trong tổng số thu được có 446.400 tỷ đồng, tức là làm ra được 3 đồng thì ăn hết hai đồng chín. Ăn thế, còn lấy đâu ra mà đầu tư, phát triển? Có nhà kinh tế đã ví von rằng Nhà nước hiện tại cũng chẳng khác gì một anh công chức mới được tuyển dụng, do lương thấp nên làm được đồng nào ăn hết đồng ấy, chẳng dành được một tý gì để đầu tư cho tương lai. Xem ra sự ví von đó là vô cùng chính xác. Số còn lại trên một trăm ngàn tỷ đồng sau khi đã trừ ăn, thì trả nợ lãi vay nước ngoài đã hết một phần ba. 4 tháng trời, chỉ dành được 65.000 tỷ đồng cho đầu tư, phát triển. Một con số cực kỳ ít ỏi, chỉ là một hạt muối trong cái bể mênh mông những yêu cầu cấp bách về đầu tư, phát triển.
Để khắc phục tình trạng đó, thì con đường duy nhất là tăng thu, giảm chi. Tăng thu, thì đã tăng hết cỡ rồi, tăng đến mức người dân oằn lưng mà gánh. Cứ vài tháng, xã hội lại xôn xao trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế này, thuế nọ. Còn giảm chi, thì xem ra, vẫn vô cùng ì ạch.
VŨ HỮU SỰ

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...