Skip to main content

Nước mắm : mặt trận mới trong cuộc chiến lèo lái dư luận - Nhiều tác giả


Vụ nước mắm : Minh bạch giải cứu chính phủ
Thiên Hạ Luận, VOA, 19/03/2019
Giá trị mi c phiếu ca Masan - tp đoàn chuyên sn xut hàng tiêu dùng – đã gim 3.300 đng. Cui tun va qua, gii am tường hot đng ca th trường chng khoán ti Vit Nam ước đoán, ch trong vòng vài ngày, do c phiếu liên tc gim giá, Masan mt khoảng 4.000 t đng.
nuocmam8
Nước mm trong siêu th  vùng Vnh San Francisco, California (nh Bùi Văn Phú)
Chuyện chưa dng  đó, trong 30 loi c phiếu thuc loi nng ký trên thtrường chng khoán Vit Nam, hin có 21 loi cũng b mt giá làm ch s VN-Index mt 4,31 đim. Thc trng va k được xem là h qu ca D tho Tiêu chun quc gia về Quy phm thc hành sn xut nước mm (TCVN-12607:2019) (1).
Cho dù hệ thng công quyn Vit Nam loan báo tm ngưng thm đnh D tho Tiêu chun quc gia TCVN-12607:2019, c dư lun ln công lun vn chưa lng xung.
***
Dự tho TCVN-12607:2019 rõ ràng là chuyện "di mt gi". Chng riêng công chúng, h thng truyn thông chính thc cũng nhp cuc, bày ra nhiu d kin, chng minh, d tho TCVN-12067:2019 là mt n lc na nhm bóp c cho nước mm tuyt t, tuyt tôn, giao th trường tr giá 11.300 tỉ vào tay gii sn xut nước mm công nghip.
Trong số nhng facebooker tham gia chng minh, h thng công quyn b dn dt, tham gia vào công cuc "đui cùng, giết tn" nước mm có Nam Phan. Facebooker là Ch nhim Khoa Hóa ca Đi hc Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh không giấu được s bt bình trước gian ý và dã tâm đi vi nước mm.
Ông Nam nhắc li chuyn cũ, xy ra cách nay hai năm : H thng truyn thông chính thc đng lot loan báo "nước mm nhim thch tín". Khi người tiêu dùng hoang mang thì các cơ s sn xut nước mm lao đao. Gian ý và dã tâm ca kếhoch tuyên truyn n ch, thch tín trong nước mm là thch tín dng cơkim trong cá (arsenobetaine), vn hin din trong nước mm là vô hi. Thch tín ch cc đc, nguy hi cho sc khe nế dng vô cơ. Lp lờ "nước mm nhim thch tín" là mt chiêu cc đc.
Cách nay hai năm, ông Nam từng là mt trong nhng người dùng kiến thc chuyên môn gii cu đi nn cho gii sn xut nước mm. Gi, trước vin cnh d tho TCVN-12067:2019 có th tr thành quy phm pháp lut, ông Nam lưu ý công chúng,  góc đ khoa hc, chưa có bt kỳ bng chng nào cho thy sdng nước mm s b ung thư hoc mc nhng chng bnh nguy him, có hi cho sc khe và có th mt mng. Song phi hết sc cn trng và đòi hi minh bch đi vi "nước mm công nghip".
Theo ông Nam, nếu thc s quan tâm đến vic "bo v sc khe người tiêu dùng" thì h thng công quyn phi tuân th lut chơi chung. Nói cách khác, phi chú ý nhiu hơn ti "nước mm công nghip" – sn phm được pha chế tđ loi yếtố nhân to, phi t nhiên như đường hóa hc, cht to hương, cht to màu, cht to v, cht to đ st, cht bo qun. Trong chế biến thc phm, đã dùng hóa cht thì bt buc phi kê khai rch ròi, phi khuyến cáo nhng ri ro có th đi kèm.
Facebooker là Giáo sư – Tiến sĩ chuyên ngành hóa, nhn mnh, bt kỳ hóa cht nào dùng trong lĩnh vc dược và thc phm, an toàn đến đâu cũng phi soát xét xem có ln tp cht hay không (?), nhng tp cht này có nguy hi cho sc khe hay tính mng không (?). Thm chí "tuyệt đi an toàn" cũng ch có giá trtương đi vì có th đến thi đim nào đó, người ta s phát giác hàm lượng hay dư lượng do hóa cht đó lưu li trong cơ th s sinh chuyn ln.
Chuyện đnh danh, đnh tính, đnh chun cho nước mm không ch đơn thun là có tổ chc hi ngh, hi tho khoa hc mà phi là mi nhng gii nào tham gia. Ngoài "khách quen", các hi ngh, hi tho khoa hc đó có mi chuyên gia ca các chuyên ngành như : Công nghip thc phm, Công nghip chế biến thy hi sn, Hóa phân tích... cũng như gii sn xut nước mm không ? Bt kỳ yêu cu nào liên quan đến tiêu chun cũng phi có bng chng khoa hc.
Ông Nam cười khà khà khi đi din b phn son tho TCVN-12607:2019 phân bua đã "t chc nhiu hi ngh, hi tho". Ai  x này không biết, thiếu gì hi ngh, hi tho, thm hi đng gm toàn chuyên gia thm đnh... đu được tchc theo kiu, chn lc thành phn tham d đ cui cùng, kết qu va đúng mc đích, va… "đúng quy trình" ?! Nam nêu nhiu thc mc, kiu như : Đt đnh tiêu chun sao không xác định tiêu chí v arsen cơ kim, arsen vô cơ ?...
Tại sao nước mm được làm t cá bin mà b phn son tho TCVN-12607:2019 li buc phi kim tra dư lượng thuc tr sâu, thuc thú y, kháng sinh ? Ông Nam đt vn đ : Nếu h thng công quyn mun "skhỏe người tiêu dùng" không b đe da do dư lượng thuc tr sâu thì vic cn làm ngay không phi là đnh chun cho nước mm mà là sm tìm gii pháp cho rau c, trái cây đã và đang nhim thuc tr sâu. Tương t, nếu s tác hi dư lượng thuc thú ý hay kháng sinh thì phải chú ý đến tht heo, tht bò (2)...
***
Dự tho TCVN-12067:2019 đã được rút li đ "nghiên cu" nhưng chng có gì bo đm ý kiến ca các t chc, hip hi v đnh danh, đnh tính, đnh chun nước mm s được lng nghe. Trên mng xã hi Vingữ, chng có bao nhiêu người tin, h thng công quyn đ thành tâm, thin ý trong vic đnh danh, đnh tính, xác lp tiêu chun nước mm, to được s đng thun, không đ nh hưởng tiêu cc ti sn xut, kinh doanh nước mm, bo đm sc khe, quyn li của người tiêu dùng.
Bên cạnh nhng facebooker như Loc Vinh, khng đnh như đinh đóng ct rng, nước mm s chết vì h thng công quyn sn sàng ln ngược mi th đ… ăn, hoc th dài như Văn Hưng vì gn như toàn b chính sách kinh tế - xã h Vit Nam hiện nay đang bị con buôn (bt đng sn, thc phm...) chi phi (3).
Trong bối cnh như thế, dường như ch có mt cách đ gii cu uy tín ca hthng công quyn là t chc điu tra, buc các cá nhân, cơ quan hu trách trli rch ròi ti sao trong vài năm gần đây, vic đnh danh, đnh tính, đnh chun nước mm li lng nhng, phát sinh vô s đim bt thường khiến s ng vc ca công chúng tăng nhanh và cao đến như vy. Chng t chính ph không chp nhn chuyn b lũng đon v chính sách cũng là cách gii cứu Masan, thậm chí gii cu th trường chng khoán.
Thiên Hạ Luận
Nguồn : VOA, 19/03/2019
Chú thích :
**********************
Nước mắm – Cuộc chiến chống bành trướng trong mọi nghĩa
Nguyễn Hoàng, RFA, 18/03/2019
Nghĩa hẹp, đó là dám thách thức công khai "trái tim đen" của tập đoàn Masan, âm mưu thâu tóm nốt 20% thị phần còn lại của nước chấm. Nghĩa rộng lớn hơn, đó là cuộc chiến can trường chống lại mọi hành tung của những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống trong thế kỷ 21.
Phải gọi sự vật đúng tên như thế mới thấy hết cái thâm độc, cái dã man của những tên "cõng rắn cắn gà nhà", của những kẻ "rước voi về giày mả tổ". Tuy nhiên, cũng đừng vì trận đánh giáp la cà liên quan đến "Dự thảo tiêu chuẩn quy trình sản xuất nước mắm" (TCVN) mà đi đến thóa mạ các chức danh khoa học. Bản thân các chức danh ấy không có tội tình gì.
nuocmam9
Những thùng sản xuất nước nắm Phú Quốc - Ảnh minh họa
Từ bức tử nước mắm truyền thống…
Chẳng nên ví von theo kiểu : Giáo sư – Tiến sĩ mà không bằng con dòi (!) Có chăng con dòi phân biệt được giữa "nước mắm" với "nước chấm", còn Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng thì không thể phân biệt nổi "nước mắm truyền thống" với "nước mắm công nghiệp" [1]. Ông Đáng nói đã đọc rất kỹ TCVN và khẳng định chẳng có gì sai phạm hay quá cao, quá xa với thực tế cả.
nuocmam10
Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng không thể phân biệt nổi "nước mắm truyền thống" với "nước mắm công nghiệp"
Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Thị Dung, một phụ nữ rất có uy tín về chuyên môn, người đưa nước mắm Việt ra thế giới (từng bảo vệ luận án tại Bulgaria từ năm 1993), đã trình văn bản chỉ ra 50 điểm chưa phù hợp của dự thảo tiêu chuẩn nói trên [2]. Bà Dung cũng khẳng định, nếu dự thảo tiêu chuẩn TCVN được ban hành thì người sản xuất nước mắm truyền thống sẽ lao đao.
Từ khi nổ ra trận đánh giáp lá cà vì nước mắm đến nay, không khó để nhận ra động lực của mỗi bên tham chiến. Bên này cố bảo vệ "quốc hồn quốc tuý" của một trong những "văn hóa ẩm thực" Việt có thương hiệu ngàn đời nay. Bên kia là lòng tham không giới hạn, dân ta thường gọi là lòng tham không đáy của những kẻ chẳng biết đâu là điểm dừng trên mọi nẻo đường "theo đóm ăn tàn".
nyocmam11
Tiến sĩ Trần Thị Dung khẳng định nếu dự thảo tiêu chuẩn TCVN được ban hành thì người sản xuất nước mắm truyền thống sẽ lao đao
Tại sao đã xẩy ra bê bối "nước mắm nhiễm asen" khiến cả xã hội náo loạn, mà lý do chính hồi bấy giờ là cạnh tranh thương mại không bình đẳng, vậy mà lần này xì-căng-đan lớn hơn vẫn lặp lại ? Không chỉ mắc những lỗi lầm nghiêm trọng như PGS-TS Nguyễn Tử Cương vạch ra, lần này sai lầm tai hại lại chuyển từ Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng sang các cơ quan quản lý Nhà nước[3] ?
Tương tự, các cơ quan quản lý Việt Nam cũng đã không lý giải nổi, tại sao nhiều đoàn thương lái của "bạn vàng bốn tốt" sang ta liên tục để lùng mua những mặt hàng quái dị : từ ốc bươu vàng, gỗ sưa, đến dừa non, đuôi trâu ; từ rễ sim, lá cây phong ba đến hoa ngâu, xơ dừa, rồi lá khoai lang non… một thời làm đảo điên các vùng quê từ Nam ra Bắc. Phải chăng cũng là "mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường" với những kẻ bức tử nước mắm cổ truyền ? 
Đến a dua với quân cướp Biển Đông
Khảo sát của Cục Chế biến nông lâm thủy sản cho thấy, cả Việt Nam có 2.900 cơ sở chế biến nước mắm truyền thống, đạt sản lượng bình quân 215 triệu lít/năm, trong đó khu vực Tây Nam bộ chiếm 45,7% số cơ sở chế biến, với sản lượng 39,32% so với cả nước. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước, chỉ khoảng 4% được xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...
Rõ ràng, thị trường trong và ngoài nước vẫn còn dư địa rất lớn, được đánh giá có nhiều tiềm năng. Trong thư gửi Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang, GS-TS Nguyễn Đình Cống vạch rõ : "Việc cố ý hủy hoại nền sản xuất nước mắm truyền thống sẽ dẫn đến hủy hoại cuộc sống của hàng vạn gia đình. Tội này Trời không dung, Đất không tha, sẽ bị người đời nguyền rủa"[4].
Tuy nhiên, cần khẳng định, tội ác "bị người đời nguyền rủa" lần này không chỉ là sự tiếp nối từ lần trước, mà còn nhiều phần tệ hại hơn, thâm hiểm hơn sự vu vạ "nước mắm nhiễm asen" cách đây hai năm ! Lẽ đơn giản là vì, nếu 2.900 cơ sở chế biến nước mắm bị bức tử, thì mặc nhiên nghề đánh bắt cá cơm và nghề làm muối tinh sẽ teo tóp dần, ngư dân sẽ bớt lý do để vươn khơi…
Chúng ta không hề run sợ trước lời đe dọa của tướng cuồng ngôn Tàu cộng Bành Quang Khiêm, "ngư dân Việt Nam sẽ thành bia sống nếu dám ra Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt cá" [5]. Nhưng chúng ta biết, Trung Quốc rồi đây sẽ thả hàng trăm lồng HDPE (lồng Na Uy, mỗi lồng có diện tích bằng sân bóng đá) xuống Biển Đông nhằm đẩy lùi ngư trường truyền thống của dân Việt.
nuocmam12
Ngư trường nuôi cá để làm nước mắm truyền thống của dân Việt. Ảnh minh họa
Trong bối cảnh nói trên, tập đoàn Masan hãy dừng ngay việc "móc ngoặc" và "luồn lách" với những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống tại các cơ quan quản lý Nhà nước để gây nên "các cơn co giật" trong quá trình sản xuất ! Dù trước mắt nhóm lợi ích có thu về một ít lộc lá, song trên thực tế, họ đang a dua với phường cướp biển và lũ bán nước. Nhưng cơ đồ ấy sớm muộn sẽ bị chôn vùi dưới đáy Biển Đông !
Nguyễn Hoàng
Nguồn : RFA, 18/03/2019 NguyenHoang's blog
************************
Tiêu chuẩn hóa : Thực chất là cuộc chiến giành lợi thế thương mại
Vũ Thái Hà, Tuổi Trẻ cuối tuần, 16/03/2019
Hoàn toàn không quá đáng nếu nói rằng "cuộc chiến" tiêu chuẩn chính là cuộc chiến giành lợi thế thương mại.
nuocmam1
Minh họa: Illo Jasonlee
Khi một lần nữa, nước mắm lại trở thành tâm điểm của truyền thông và mạng xã hội với bản dự thảo TCVN-12607:2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm mà Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đưa ra, câu hỏi trọng tâm xuất hiện : Liệu tiêu chuẩn này có thiên vị sản phẩm nước mắm được sản xuất công nghiệp và "giết chết" nước mắm truyền thống hay không ?
Nhu cầu tiêu chuẩn hóa  của nền kinh tế
Tiêu chuẩn hóa là một vấn đề rất lớn của mọi nền kinh tế. Và kể từ khi thế giới bước vào sản xuất công nghiệp cho đến nay, tầm mức quan trọng của vấn đề này chỉ liên tục tăng. Tiêu chuẩn hóa chính là con đẻ của sản xuất công nghiệp, đồng thời nó cũng là một động lực quan trọng giúp sản xuất công nghiệp phát triển về quy mô với tốc độ ngày càng nhanh.
Tiêu chuẩn hóa trực tiếp giúp giảm chi phí sản xuất, đơn giản hóa quá trình tạo ra sản phẩm, để từ đó đảm bảo sự ổn định về chất lượng của sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Các nhà sản xuất đều hiểu rõ giá trị của việc làm này.
Nhìn từ phương diện thương mại quốc tế, mỗi ngành trong mỗi quốc gia lại có quá nhiều các tiêu chuẩn khác nhau, vì thế chúng sẽ là trở ngại đối với các giao dịch. Để "khớp lệnh" cho các yêu cầu mua bán hàng hóa qua biên giới, các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu sẽ phải dung hòa nhiều các chuẩn mực khác nhau, khiến chi phí và rủi ro trong giao dịch tăng cao.
Tiêu chuẩn hóa tự nó đã ngụ ý sự thống nhất và nhất quán từ tên gọi, ý nghĩa và quy cách thể hiện các tính chất của sản phẩm, cho đến quá trình tạo ra sản phẩm đó, cùng với các phương pháp và công cụ giám sát, kiểm tra và đo lường nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng các chuẩn mực đã công bố.
Có thể nói rằng, chuẩn hóa trong giao thương quốc tế là "dịch" các yêu cầu mang tính địa phương ra thứ "ngôn ngữ" quốc tế hơn, được hiểu và chấp nhận ở nhiều nơi hơn. Tiêu chuẩn hóa, vì thế còn là công cụ để truyền đạt nội dung của sản phẩm đến với các thị trường mới, khách hàng mới.
Cụ thể, "nước mắm" của Việt Nam sẽ mãi mãi chỉ được biết đến bởi người Việt nếu nó không được "dịch" và chuyển tải vào một tên gọi chung khác đã được cả thế giới biết đến và chấp nhận : fish sauce. Như vậy, tiêu chuẩn hóa đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu, nặng về kỹ thuật, để trở thành một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thương mại : nếu "nước mắm" không phải là "fish sauce" thì để thương mại hóa được, người ta sẽ phải tiếp thị nó lại từ đầu ; đấy là một nỗ lực tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, nhất là trên thị trường quốc tế, và điều đó có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất này trên diện rộng.
Có thể nói dứt khoát rằng hội nhập kinh tế càng sâu rộng thì tiêu chuẩn hóa càng phải được quan tâm. Thực tế thì chậm tiêu chuẩn hóa là một rào cản lớn đối với hội nhập. Câu hỏi còn lại là : Tiêu chuẩn hóa như thế nào ?
nuocmam2
Nghề làm nước mắm Nam Ô, bối cảnh phục dựng ở Bảo tàng Đà Nẵng. Ảnh : baotangdanang.vn
Các nhóm tiêu chuẩn khác nhau
Tiêu chuẩn hóa luôn có mục tiêu cuối cùng là đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, và nếu xét trong bối cảnh của việc làm ra sản phẩm thì nó thường điều chỉnh hai phạm vi : (1) Quy cách, thuộc tính, tính chất và đặc điểm của sản phẩm cụ thể, và (2) Quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Các tiêu chuẩn điều chỉnh phạm vi thứ nhất vẫn được gọi là các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm, chẳng hạn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5107:2018 dành cho sản phẩm nước mắm. Các tiêu chuẩn điều chỉnh phạm vi thứ hai thường được gọi là tiêu chuẩn dành cho hệ thống quản lý hay tiêu chuẩn dành cho các quá trình, chẳng hạn tiêu chuẩn TCVN-12607:2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm mà đại diện của cơ quan soạn thảo đã cho là sẽ "đưa ra các khuyến nghị, khuyến khích về việc xác định các mối nguy và từ đó có thể đưa ra cách thức khuyến nghị mối nguy đó cho chính nhà sản xuất và cho người tiêu dùng. Có thể áp dụng hay không áp dụng tùy vào điều kiện nhà sản xuất".
Còn nếu nhìn từ mức độ quan tâm đến người tiêu dùng thì sẽ dễ dàng nhận thấy các tiêu chuẩn được đặt ra là để đảm bảo (1) an toàn và vệ sinh khi sử dụng, (2) minh bạch về thông tin sản phẩm, và (3) cơ chế ứng phó khi có sự cố ngoại ý trong quá trình lưu thông và sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn còn khác nhau về mức độ tuân thủ khi thực thi : có những tiêu chuẩn mang tính "pháp lệnh", đòi hỏi sự tuân thủ hoàn toàn và nghiêm ngặt, và có những tiêu chuẩn chỉ dừng lại ở mức độ khuyến nghị và hướng dẫn, khi đó các nhà sản xuất có thể chọn áp dụng một phần hay toàn bộ, tùy nhu cầu thực tế của mình.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn càng cao bao nhiêu thì việc tuân thủ chúng các đòi hỏi nhiều đầu tư bấy nhiêu. Đó chính là lý do vì sao người ta còn xem tiêu chuẩn hóa như một công cụ để thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực của các nhà sản xuất nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Nâng cao năng lực cũng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh.
Không phải vô cớ mà các nền kinh tế có trình độ thấp hơn vẫn chọn việc tăng tốc tiêu chuẩn hóa như một giải pháp cho phát triển : bằng việc "bắt buộc" hoặc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tuân thủ và áp dụng các tiêu chuẩn, Nhà nước có thể nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế để đương đầu với cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tiêu chuẩn hình thành như thế nào ?
Các nghiên cứu và quan sát thực tế cho biết rằng các tiêu chuẩn thường được hình thành từ ba nguồn : (1) do các hội ngành hay hội nghề nghiệp xây dựng (committee-based), (2) do thị trường quyết định (market-based), và (3) do nhà nước thiết lập (government-based).
Trong trường hợp thứ nhất, các bên hữu quan sẽ cùng nhau thiết lập tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Họ có thể bao gồm các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, và các tổ chức chuyên môn nghề nghiệp. Các tiêu chuẩn hình thành theo hướng này thường được chấp nhận và tuân thủ tốt, do các đơn vị áp dụng cũng chính là các đơn vị tham gia xây dựng tiêu chuẩn trong suốt quá trình dài, lợi ích của họ đã được phản ảnh vào nội dung của tiêu chuẩn liên quan.
Ở trường hợp thứ hai, tiêu chuẩn hình thành qua quá trình cạnh tranh : nhiều nhà sản xuất cùng đưa ra thị trường một kiểu loại sản phẩm cạnh tranh nhau, cuối cùng sản phẩm nào chiếm vị thế áp đảo thì tiêu chuẩn tương ứng của nhà sản xuất đó sẽ trở thành tiêu chuẩn mà thị trường đi theo. Các tiêu chuẩn loại này thường cần nhiều thời gian để định hình và được nhìn nhận, thường thì chúng cũng phản ảnh cục diện của cuộc cạnh tranh trong thị trường tương ứng.
Nếu hai hình thức trên đây là phổ biến ở các nền kinh tế phát triển, có bề dày về công nghiệp hóa, thì hình thức thứ ba lại là lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế đang phát triển, mới nổi : nhà nước đứng ra xây dựng các tiêu chuẩn để tạo ra các hành lang và động lực cho các ngành kinh tế khác nhau của quốc gia.
Cho dù nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì nguồn tri thức để xây dựng các tiêu chuẩn cũng vẫn phải được huy động từ cộng đồng xã hội. Ưu điểm của các tiêu chuẩn do nhà nước xây dựng là có tính "pháp lệnh" cao, còn nhược điểm của chúng là hay gây tranh cãi và không được đón nhận một cách suôn sẻ, nhất là khi cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn lại không huy động được sự đóng góp của các nhà sản xuất, là những thực thể sẽ phải tuân thủ hoặc áp dụng tiêu chuẩn trên thực tế, có quyền lợi liên quan và chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Các phương phức hình thành tiêu chuẩn này thật ra không loại trừ nhau mà cùng tồn tại, và chúng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của mỗi ngành nghề cũng như mỗi quốc gia.
Mặt trái của tiêu chuẩn
Cho dù ở phạm vi quốc gia hay quốc tế thì khi nói về tiêu chuẩn hóa trong hoạt động kinh tế, người ta luôn phải lưu ý đến mặt trái của nó. Các tiêu chuẩn có thể trực tiếp hay gián tiếp tác động và làm méo mó thị trường ở hai khía cạnh : độc quyền và bảo hộ.
Trong thị trường nội địa, nếu tiêu chuẩn sản phẩm của một nhà sản xuất nào đó, vì bất cứ lý do gì, được chọn là tiêu chuẩn của ngành, hay thậm chí là tiêu chuẩn của quốc gia, thì nó dễ dàng trở thành rào cản ngăn chặn các nhà sản xuất khác tham gia thị trường.
Ở mức độ ít cực đoan hơn, nếu một nhà sản xuất nào đó đưa được các yêu cầu hay điều khoản có lợi cho mình vào trong các tiêu chuẩn thì họ cũng có thể chặn được bước đi của các đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện cũng vậy, bằng cách đưa vào tiêu chuẩn các điều khoản có lợi, họ có thể có được cơ hội tốt hơn khi gia nhập thị trường.
Ở bình diện quốc tế, câu chuyện hoàn toàn tương tự, và các tiêu chuẩn luôn là nội dung lớn nhất trong các cuộc đàm phán thương mại song phương và đa phương. Các tiêu chuẩn về sản phẩm, về nguyên vật liệu vẫn thường được các quốc gia sử dụng như các rào cản để ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm nhập khẩu, nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, mà các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn luôn khoác bên ngoài một lớp áo hiền lành và chính đáng : bảo vệ người tiêu dùng, an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, phù hợp với văn hóa và phong tục... Hoàn toàn không quá đáng nếu nói rằng "cuộc chiến" tiêu chuẩn chính là cuộc chiến giành lợi thế thương mại.
Trở lại với câu chuyện đang nóng trên các diễn đàn : việc định nghĩa sản phẩm như thế nào là nước mắm là một vấn đề cực kỳ nghiêm túc, và đưa đến ngay lập tức một lưỡng nan. Nếu chỉ xem nước mắm sản xuất theo cách truyền thống là nước mắm, còn lại tất cả các sản phẩm khác không được gọi là nước mắm thì sẽ có thể bảo hộ được ngành nghề truyền thống, nhưng sẽ bỏ ngỏ thị trường, bởi năng lực sản xuất của các nhà thùng khó mà đáp ứng được nhu cầu quá lớn của thị trường. Đó là chưa kể thị trường xuất khẩu, câu hỏi là những sản phẩm trong nước nào sẽ còn được sử dụng tên gọi fish sauce,vốn đã được thị trường quốc tế nhận biết dễ dàng ?
Ngược lại, nhìn nhận nhiều sản phẩm sản xuất theo nhiều phương thức khác nhau là nước mắm sẽ giúp cho các nhà sản xuất phi truyền thống có cơ hội tham gia thị trường nước mắm, và chắc chắn chính họ sẽ củng cố được năng lực cạnh tranh của ngành này trên thị trường quốc tế ; tuy nhiên, áp lực cạnh tranh mà họ đặt ra cho các nhà thùng là lớn và không thể tránh khỏi.
nuocmam3
Vận chuyển nước mắm ở Nam Kỳ, hình vẽ trong sách Monographie dessinée de l'Indochine (1935). Ảnh : Flickr
Lời giải nào cho bài toán tiêu chuẩn hóa "nước mắm" ?
Tiêu chuẩn hóa rõ ràng không phải là câu chuyện của các định nghĩa, quy trình và quy phạm, mà nó là câu chuyện của thương mại và kinh tế, có tác động về kinh tế và xã hội rất lớn. Không hề quá đáng khi dư luận lên tiếng, thậm chí là rất gay gắt, khi dự thảo tiêu chuẩn liên quan đến nước mắm được công bố.
Một mặt, sự việc làm dấy lên mối quan ngại về môi trường cạnh tranh ; mặt khác, nó khiến cho cộng đồng lo âu về tương lai của một nghề truyền thống, vốn được xem là đã tạo nên sản phẩm mang quốc hồn quốc túy, và an sinh của một bộ phận không nhỏ những người đang làm việc trong nghề đó.
Hơn thế nữa, cái gì đang xảy ra với nước mắm thì cũng có thể đã, đang và sẽ xảy ra với các sản phẩm khác, như cà phê hay trà chẳng hạn. Một phương án để giải bài toán tiêu chuẩn hóa một cách hợp lý, hợp lệ, nhằm phát huy tối đa các lợi ích mà nó mang lại, trong khi phải hạn chế được các bất cập, ngăn ngừa được các lạm dụng có thể đưa đến cạnh tranh không lành mạnh, cố ý làm méo mó môi trường kinh doanh, là một yêu cầu chính đáng và bức thiết của các doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.
Để làm được như vậy, dường như chỉ có một lựa chọn, đó là áp dụng tối đa các nguyên tắc trên đây vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn, bắt đầu với việc đánh giá lại tác động xã hội của công tác tiêu chuẩn hóa liên quan đến sản phẩm nước mắm, chỉ ra các rủi ro của chính việc làm này về kinh tế và xã hội, từ đó xác định cho các tiêu chuẩn liên quan một phạm vi áp dụng phù hợp, cùng với các biện pháp cần thiết để giảm các tác động tiêu cực.
Trên hết, hãy để cho các bên hữu quan, các đối tượng có lợi ích bị ảnh hưởng được tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn ; họ có thể bao gồm các doanh nghiệp sản xuất ở quy mô lớn, các cơ sở sản xuất truyền thống, các doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu, và cả đại diện của người tiêu dùng.
Bài toán rõ ràng là không thay đổi, bởi các câu hỏi vẫn là : (1) Sản phẩm nào được gọi là nước mắm, và (2) Việc sản xuất nước mắm cần và nên tuân theo các quy phạm nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cái cần thay đổi chính là con đường đi tìm lời giải.
Vũ Thái Hà
Nguồn : Tuổi Trẻ cuối tuần, 16/03/2019
Ghi chú :
Từ năm 2018, theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5107:2018 do Bộ Khoa học - công nghệ công bố, sản phẩm nước mắm có 2 loại là nước mắm nguyên chất và nước mắm, không áp dụng quy định phân hạng nước mắm như trước đây theo tiêu chuẩn TCVN 5107:2003.
Nước mắm nguyên chất (genuine fish sauce) là sản phẩm dạng dịch lỏng trong, thu được từ hỗn hợp của cá và muối (chượp chín) đã được lên men tự nhiên trong một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng.
Nước mắm (fish sauce) là sản phẩm được chế biến từ nước mắm nguyên chất, có thể bổ sung nước muối, đường và phụ gia thực phẩm, có thể được điều chỉnh màu, điều chỉnh mùi.
Cách tránh lạm dụng
Độc quyền và bảo hộ là hai tình trạng không được chào đón trong nền kinh tế thị trường nói chung ; cho nên mọi tiến trình có nguy cơ dẫn đến tình trạng này đều phải được kiểm soát để tránh bị lạm dụng. Tiêu chuẩn hóa là một tiến trình như thế ; tiến trình xây dựng các tiêu chuẩn, bản thân tiêu chuẩn và việc thực thi, áp dụng nó có thể đưa đến việc triệt tiêu cạnh tranh.
Các khuyến nghị đối với quá trình xây dựng tiêu chuẩn cho biết nếu tiến trình đó tuân thủ các nguyên tắc sau đây thì sẽ không làm hạn chế sự cạnh tranh : (1) Đối tượng tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn là không hạn chế, (2) Quy trình xây dựng tiêu chuẩn là minh bạch, (3) Việc tuân thủ tiêu chuẩn là không bắt buộc, và (4) Việc tiếp cận với nội dung của tiêu chuẩn là bình đẳng. Các nguyên tắc này đảm bảo rằng mọi bên liên quan, có lợi ích bị ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn, đều được tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn một cách bình đẳng, minh bạch và tự nguyện.
Trong khi các nguyên tắc khác là hoàn toàn khả thi trên thực tế thì nguyên tắc về tuân thủ không bắt buộc lại không thể trở thành phổ quát, bởi trong nhiều trường hợp, các tiêu chuẩn là bắt buộc tuân thủ, nhất là khi chúng liên quan đến sự an toàn của người sử dụng. Vì các lẽ đó, công việc tiêu chuẩn hóa luôn cần đến vai trò của các định chế xã hội, như các hội ngành nghề, hội nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
*************
Khi bộ tiêu chuẩn trở thành vũ khí triệt hạ lẫn nhau
Nguyễn Minh Hòa, The Leader, 17/03/2019
Những kẻ trục lợi hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn được cố tình bẻ cong nhưng bằng cách nào đó được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thông qua để loại bỏ những sản phẩm cùng loại hay tương tự.
nuocmam4
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa.
Trong xã hội hiện đại, bất cứ quốc gia nào cũng cần xây dựng những bộ tiêu chuẩn để chuẩn hóa những loại hàng hóa lưu thông trên thị trường, để các sản phẩm con người tạo ra đảm bảo những yêu cầu cần và đủ cho xã hội. Trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống cũng cần những bộ tiêu chuẩn từ giáo dục, y tế, xây dựng đến giáo thông. Nhỏ như một cây kim, lớn như máy bay Boeing cũng phải được tiêu chuẩn hoá.
Chính nhờ những tiêu chí định lượng và qui phạm định tính trong bộ tiêu chuẩn mà người sản xuất biết đường để thực hiện, người tiêu dùng biết thông tin để lựa chọn, và ngay cả khi cần kiện cáo, bồi thường cũng có cơ sở khoa học và pháp lý. Chính vì tính chất quan trọng của các bộ tiêu chuẩn mà tất cả các quốc gia đều rất thận trọng khi đưa ra công bố công khai cho bàn dân thiên hạ.
Để đảm bảo bộ tiêu chuẩn đó khoa học, thì một trong số các yêu cầu bắt buộc là những người tham gia xây dựng bộ tiêu chuẩn này trước hết phải là những người giỏi, am hiểu về lĩnh lực đó không chỉ về kinh tế, tài chính, luật pháp, kỹ thuật mà cả văn hóa nữa. Sau đó nữa họ không thuộc tổ chức sản xuất ra loại sản phẩm đó, cũng như kinh phí thực hiện từ xây dựng, thẩm định, đến thử nghiệm không lấy từ bất cứ đơn vị nào liên quan, như thế mới đảm bảo được sự khách quan, công bằng.
Bộ tiêu chuẩn nếu được xây dựng tốt sẽ kích thích sản xuất, khích lệ tiêu dùng còn nếu nó là sản phẩm kém chất lượng, làm ẩu hay gian dối sẽ là một thảm họa cho rất nhiều bên.
Những kẻ trục lợi hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn được cố tình bẻ cong nhưng bằng cách nào đó được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thông qua để loại bỏ những sản phẩm cùng loại hay tương tự. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả những cơ sở sản xuất mặt hàng đó sẽ bị loại bỏ vì có qui trình, cách thức sản xuất và thành phần cấu tạo nên sản phẩm khác với những tiêu chuẩn được chuẩn hoá.
Ở các nước có trình độ phát triển cao rất ít khi xảy ra tình trạng "chơi bẩn" này, mà chủ yếu là nước đang phát triển, ở đó kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh, còn méo mó và lộn xộn, luật pháp còn sơ khai, và còn dư địa cho người thực thi với toan tính lươn lẹo.
Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, việc xây dựng các văn bản dưới luật như nghị định, quyết định, trong đó có các qui định về tiêu chuẩn được giao cho các bộ, tổng cục, mà các cơ quan chức năng nhà nước này không đủ người nên hợp tác với các hiệp hội, các chuyên gia cùng cánh hẩu cho nên tình trạng "lợi ích cục bộ" "lợi ích nhóm đã xuất hiện".
Về hiện tượng này nhà kinh tế Phạm Chi Lan gọi là "tham nhũng chính sách", một số người khác gọi là "trục lợi chính sách". Hiểu một cách đơn giản nhất là họ xây dựng các chính sách, các qui định có lợi cho ai đó và làm thiệt hại cho ai đó một cách có tính toán.
Dự thảo tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm (TCVN 12607:2019), do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) chủ trì xây dựng đã gặp phải những phản ứng trái chiều từ người làm nước mắm, đến các chuyên gia trong ngành và dư luận xã hội là một ví dụ gần đây nhất cho trường hợp này.
Cần phải khẳng định như đinh đóng cột một điều hệ trọng là, khi xã hội phát triển thì nhu cầu con người đa dạng hơn và các phương thức đáp ứng lại nhu cầu cũng nhiều hơn, phong phú hơn. Nước mắm mà người Việt Nam đã được tin dùng đã có hàng trăm năm nay, tuy nhiên khi xã hội mở cửa, con người từ bên ngoài đến muốn dùng thử nó và con người từ bên trong đi ra khắp thế giới muốn nó được cải tiến, những người trẻ hơn sẽ có nhu cầu khác hơn đối với loại nước mắm làm từ cá và muối nguyên chất này.
Không phải ai cũng thích loại nước có vị khá mặn và mùi cũng rất nặng, vì vậy một số hãng chế biến thực phẩm như Unilever sáng chế ra sản phẩm Knorr, còn Masan đã sáng chế ra Chin Su, Nam Ngư. Đó là một loại nước thay thế có mầu sắc tương tự như nước mắm truyền thống với một phương pháp hoàn toàn khác không giống gì với phương pháp thủ công truyền thống.
Có thể tóm tắt ngắn gọn là các hãng này sử dụng một lượng rất nhỏ nước mắm truyền thống sau đó pha loãng ra để giảm lượng đạm, bớt độ mặn và giảm bớt mùi nguyên thuỷ, sau đó thêm vào các loại phụ gia như chất tạo màu, tạo mùi, chất điều vị và chất chống nấm mốc, thậm chí có thể không dùng đến một chút nước mắm gốc nào mà chỉ cần sử dụng chất tạo mùi là đủ.
Toàn bộ quá trình điều chế này được làm trên hệ thống dây chuyền công nghiệp, và tạo ra thành phẩm trong thời gian rất nhanh, có thể trong vài phút tạo ra được hàng chục tấn, trong khi nước mắm truyền thống chỉ sử dụng có cá và muối mà phải mất tới 12-15 tháng ủ trong các thùng bằng gỗ với kỹ thuật rất thủ công, sự thành bại dựa vào kinh nghiệm cá nhân để cho ra thành phẩm.
Có thể các sản phẩm của Uniliver, Masan là một sáng tạo hoàn toàn mới về mặt qui trình kỹ thuật, công nghệ, và sản phẩm đầu ra là loại mới toanh chưa từng có trong tiền lệ. Loại sản phẩm này được xã hội đón nhận, thậm chí là nó đang chiếm tới 70% thị phần loại nước chấm sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam.
Vậy tại sao các nhà sáng chế ra loại nước này không tự hào về sản phẩm độc đáo và hiện đại của mình mà phải "dựa hơi" vào một sản phẩm cổ điển và cũ kỹ.
Các hãng này phải đặt cho đứa con của mình với các loại tên riêng, chẳng hạn như là nước chấm công nghiệp, nước chấm hóa chất, nước mặn gia vị tổng hợp…. Họ không cần phải ăn theo chữ "mắm", và hoàn toàn không nên sử dụng hình ảnh con cá cơm, thậm chí tạo ra một mầu sắc khác biệt có thể là mầu tím, hồng, vàng chanh mà không cần phải là hổ phách hay cánh gián. Trên chai nước cũng cần ghi rõ các thành phần, chất liệu tạo ra loại nước này một cách công khai, minh bạch.
Như thế cho thấy những hãng sản xuất có thể tự hào và tự tin về sản phẩm độc đáo riêng có của mình.
Việc lập lờ như hiện nay là rất không sòng phẳng với người tiêu dùng. Ở các nước phát triển họ ghi rõ trên bao bì sản phẩm, chẳng hạn "đây là sản phẩm biến đổi gene", "thuốc lá có hại cho sức khoẻ" để cho người sử dụng biết khi đưa ra lựa chọn, kể cả nếu anh bị ung thư thì cũng ráng mà chịu vì tôi đã cảnh báo anh rồi.
Ông K. Marx có nói một câu đại ý "thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý" hay "thực tiễn là thước đó chân lý", có nghĩa là cái gì đúng sai, tốt xấu do thực tiễn trả lời.
Nước mắm mà cha ông ta sáng tạo ra từ ngày xửa ngày xưa, trải qua hàng trăm năm kiểm nghiệm bằng chính sự sống của nhiều đời người cho thấy nó là một loại thực phẩm rất tốt, bổ dưỡng và vô hại. Hàng triệu người lớn lên nhờ những giọt sữa mẹ và giọt nước mắm.
Trên thế giới, nước nào cũng có những loại thực phẩm cổ xưa được coi là "quốc hồn quốc tuý", như "đậu phụ thối" của Trung Quốc, cá hun khói của Nga, mắm Bồ hóc của Campuchia, Phomai thối cực nặng mùi của Pháp… Tất cả những loại thực phẩm này nếu các nhà "Tiêu chuẩn hoá" muốn loại trừ nó rất dễ, họ chỉ việc cho vào phòng thí nghiệm phân tích ra thành các loại hóa chất và thế nào cũng tìm ra một cái gì đó được coi là nguy hại cho sức khoẻ trong điều kiện sử dụng số lượng cực lớn (có thể hàng chục tấn trong một thời gian cực ngắn), sau đó nó được thổi phồng lên và sử dụng truyền thông đa phương tiện "dội bom" vào người dân thế là hoàn thành sứ mệnh kết liễu một sản phẩm.
Nhưng từ trước tới nay, hình như không có nước nào làm cái chuyện "bới bèo ra bọ" như ở nước ta, cho nên các sản phẩm đó vẫn có chỗ đứng khoẻ trong đời sống xã hội. 
Ở Việt Nam, có rất nhiều sản phẩm truyền thống tồn tại rất lâu trong xã hội, từng bị các nhà "tiêu chuẩn hoá" làm cho lao đao suý phá sản như asen hữu cơ vô hại trong nước nắm, khuẩn dịch tả trong mắm tôm, chất MCPD trong nước tương, xì dầu… 
Một ngày nào đó, nếu các nhà tiêu chuẩn hóa "rỗi hơi" tiến hành kiểm nghiệm các sản phẩm đã nuôi cả dân tộc này khôn lớn, thì người viết bài này cam đoan là tất tần tật từ dưa cải muối, cà pháo, mắm tôm, tương bần, ba khía, mắm cá lóc, tôm chua, ..bị cho vào danh sách cấm hết.
Vẫn biết có những tổ chức chức năng sinh ra để xây dựng văn bản, đưa ra những đánh giá, nhưng nếu những "tối kiến" làm cho dân lao đao thì xin đừng "sáng tạo", "đề xuất" gì cả.
Nguyễn Minh Hòa
Nguồn : The Leader, 17/03/2019
********************
Tập đoàn Masan có 4 thành viên tham gia Ban vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm Việt Nam
Mai Loan, Người Đô Thị, 16/03/2019 
Bốn thành viên gồm : Bà Nguyễn Thị Bích Thủy (Giám đốc mua hàng, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan) ; Bà Lâm Thị Thanh Huyền (Trưởng phòng kỹ thuật Công nghệ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Masan) ; ông Bùi Huy Nhích (Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần Masan Phú Quốc) ; Ông Vũ Quốc Tuấn (Tổng Giám đốc, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Masan). Ngoài ra, trong Ban biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia "sản phẩm Thủy sản - Nước mắm" có ông Trần Phương Bắc, là Luật sư trưởng, Giám đốc tuân thủ, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.
nuocmam5
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh. Ảnh : Quý Hòa
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh (nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hiệp hội minh bạch thực phẩm), sau sự cố bị vu oan thạch tín (arsenic- tiếng Việt gọi tắt là asen) trong nước mắm truyền thống, đại diện các doanh nghiệp, các hội nước mắm truyền thống tại các địa phương đã thống nhất có đơn xin thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
Ngày 9/5/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, với 17 thành viên. 
Ngày 31/07/2017, Ban gửi hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam đến Bộ Nội vụ.
Sau khi không nhận được trả lời của Bộ Nội vụ, Ban tìm hiểu và được biết, ngày 15/08/2017, Bộ Y tế đã thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam. Trong thành phần ban này, có các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Masan và một số cựu công chức của Cục An toàn thực phẩm, không có thành viên nào là các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Theo Khoa học và Đời sống, danh sách Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam (ban hành trong quyết định 3144/QĐ/BYT ngày 7/7/2017 do Thứ trưởng Lê Quang Cường ký), gồm 17 thành viên tham gia.
Ủy viên, gồm : Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Phan Thị Kim (Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm) ; Phó Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Trần Đáng (Chủ tịch Hội Thực phẩm chức năng) ; Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai (Chuyên gia đánh giá chứng nhận, Công ty Vinasert).
Doanh nghiệp Masan có 4 thành viên tham gia, bao gồm : bà Nguyễn Thị Bích Thủy (Giám đốc mua hàng, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan) ; bà Lâm Thị Thanh Huyền (Trưởng phòng kỹ thuật Công nghệ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Masan) ; ông Bùi Huy Nhích (Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần Masan Phú Quốc) ; ông Vũ Quốc Tuấn (Tổng Giám đốc, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Masan). 
Trong đó, bà Nguyễn Thị Bích Thủy giữ chức vụ Trưởng ban vận động, bà Lâm Thị Thanh Huyền giữ chức Phó trưởng ban vận động.
nuocmam6
Qua kênh thông tin từ các bộ, Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam được biết Bộ Nội vụ đã gửi hồ sơ của Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam (Bộ Y tế thành lập) để xin ý kiến các bộ ngành, mà không xử lý hồ sơ của Ban vận động nước mắm truyền thống Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập.
"Chúng tôi tự hỏi không biết có điều gì uẩn khúc ở đây, bởi hồ sơ xin thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam gửi đến Bộ Nội vụ sớm nhất cũng phải sau 20/08/2017, tức là sau thời điểm Ban vận động nước mắm truyền thống đã gửi hồ sơ đề nghị được thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam ngày 31/07/2017...
Từ đó đến tháng 4/2018, Ban vận động nước mắm truyền thống đã hai lần gửi văn bản (tháng 9 và 11/2017) đến Bộ Nội vụ, đề nghị trả lời về việc cho phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam nhưng không nhận được văn bản trả lời", bà Minh nói.
Tiếp theo, Ban vận động nước mắm truyền thống nhận được công văn số 1714/ BNV- TCPCP của Bộ Nội vụ đề ngày 23/04/2018, trả lại hồ sơ với lý do cùng lúc nhận được hai hồ sơ xin thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam và Hiệp hội nước mắm Việt Nam. Văn bản này nêu : "trong cùng thời điểm đã có hai đề nghị thành lập hiệp hội với tên gọi gần giống nhau, trùng lặp về lĩnh vực hoạt động chính, có cùng phạm vi hoạt động cả nước. Do đó Bộ Nội vụ chưa có đủ cơ sở xem xét, giải quyết về đề nghị thành lập hai hiệp hội này theo quy định của pháp luật".
Văn bản này cũng khẳng định đã có hướng dẫn hai Ban vận động về "trao đổi, thảo luận, thống nhất đề xuất việc thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp về nước mắm phù hợp với quy định của pháp luật để gửi Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hiệp hội và Bộ Nội vụ... Đến nay đã hơn hai tháng, Bộ Nội vụ chưa nhận được ý kiến bằng văn bản về việc này. Vì vậy Bộ Nội vụ xin gửi trả hồ sơ về đề nghị thành lập Hiệp hội".
Thực hiện ý kiến này, Ban vận động nước mắm truyền thống đã mời Ban vận động nước mắm Việt Nam họp vào ngày 10/05/2018 để trao đổi việc thành lập một Hiệp hội nước mắm, và đề nghị giữ tên Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc họp đã không mang lại kết quả. Đại diện của Ban vận động Hiệp hội nước mắm Việt Nam không đồng ý tên chung là Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
Ngày 16/05/2018, Ban vận động nước mắm truyền thống đã có văn bản hỏi ý kiến Bộ Tư pháp về thẩm quyền quyết định thành lập Hiệp hội ngành nghề nước mắm. Ngày 24/5/2018, Bộ Tư pháp trả lời (công văn số 1791/BTP-PLHSHC), khẳng định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội về ngành nghề nước mắm. Trước đó, tại văn bản 8906/BNN-TCCB ngày 23/10/2017 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khẳng định thẩm quyền của Bộ trong việc quyết định thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam.
Ngày 14/05/2018 Ban vận động nước mắm truyền thống đã gửi tiếp báo cáo kết quả cuộc họp "hợp nhất" ngày 10/05/2018, và một lần nữa đề nghị Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
Tới ngày 28/05/2018, Ban vận động nước mắm truyền thống tiếp tục gửi công văn đề nghị Bộ Nội vụ cho thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam. Tại văn bản trả lời số 3838/BNV-TCPCP ngày 13/08/2018, Bộ Nội vụ dẫn lại công văn 1714/BNV-TCPCP ngày 13/04/2018 về trả hồ sơ thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
"Như vậy, căn cứ văn bản trả lời của Bộ Tư pháp và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì Ban vận động Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam thành lập đúng quy định pháp luật. Và rất rõ ràng là việc công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam của Bộ Y tế là không đúng quy định của pháp luật.
Ban vận động nước mắm truyền thống cho rằng, nhận định của Bộ Nội vụ "có hai đề nghị thành lập hiệp hội với tên gọi gần giống nhau, trùng lặp về lĩnh vực hoạt động chính, có cùng phạm vi hoạt động cả nước" tại công văn 1714/BNV-TCPCP ngày 23/04/2018 là một sự nhầm lẫn đáng tiếc", bà Minh nói.
Trong một diễn biến khác, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết, sau sự cố thạch tín (asen), căn cứ đề nghị của Câu lạc bộ nước mắm truyền thống (do VASEP thành lập), Thủ tướng đã chuyển việc soạn Quy chuẩn nước mắm từ Bộ Y tế sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 23/02/2017, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thành lập Ban biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm nước mắm. Theo quyết định này, thành phần của Ban không có đại diện Masan và việc biên soạn đã đi được 2/3 chặng đường. Tới ngày 6/2/2018, Cục này ban hành Quyết định kiện toàn, bổ sung đại diện của Masan vào thành phần Ban biên soạn.
Theo Khoa học và Đời Sống, tại Quyết định của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về kiện toàn thành viên Ban biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia "sản phẩm Thủy sản - Nước mắm" do Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp ký, ban hành ngày 6/2/2018, thì thành phần Ban soạn thảo có ông Trần Phương Bắc, là Luật sư trưởng, Giám đốc tuân thủ, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.
nuocmam7
"Ngay sau khi được bổ sung vào thành phần Ban Biên soạn, đại diện của Masan đã kiên quyết đòi thay thế cụm từ "nước mắm truyền thống" bằng "nước mắm nguyên chất", và giữ cụm từ "nước mắm" để chỉ nước mắm pha chế công nghiệp. Đây là nỗ lực đánh tráo khái niệm nhằm gây nhầm lẫn trên thị trường để lôi kéo người tiêu dùng", bà Minh nhận định.
Mai Loan - BTV

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...