Skip to main content

Tu hú loài chim khốn nạn bỉ ổi nhất thế giới - Những điều ít biết về tu hú, loài được mệnh danh quỷ chim




Chim tu hú loài chim “lưu manh” nhất trong thế giới tự nhiên




Chim tu hú được mệnh danh là loài chim tàn độc, vô trách nhiệm và lưu manh bậc nhất hiện nay. Khi mới nghe tới tên của chim tu hú. Chúng ta thường liên tưởng tới loài chim hiền lành, xinh xắn. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Bạn đang thắc mắc tại sao đây là loài chim “tàn độc nhất” thì hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đặc điểm của chim tu hú

Tu hú có tên khoa học là Endynamis scolopacea. Tên tiếng Anh là Asian KoeChúng thuộc dòng loài chim cu cu.
Đây là một loài chim cu lớn, đuôi dài 45cm. Chim tu hú trống có lông đen hoàn toàn với ánh xanh thẫm. Chim tu hú mái có lông đốm đen nhạt, trắng, mặt lưng có màu nâu đen nhạt ánh xanh lục và lốm đốm trắng. Đầu của chim mái hơi nhạt và hung hơn chim đực. Các điểm trắng dài ra thành vệt dọc ở lông đuôi và lông cánh. Vệt trắng chuyển thành vằn ngang không đều, mặc bụng trắng và có vằn đen.
Chim tu hú non có lông đen toàn thân. Sau thời kỳ thay lông đầu tiên bộ lông của nó sẽ chuyển sang màu giống của chim mái. Còn chim tu hú trống non thì có bộ lông đỏ. Sau khi thay lông sẽ chuyển sang bộ lông trưởng thành với mỏ xanh xám, góc mỏ đen, mắt đỏ, chân xám chì.
Chim tu hú thường hót trong mùa sinh sản (tháng ba và tháng tám ở Nam Á). Với loạt giọng khác nhau. Tiếng hót của chim mái là kik – kik – kik,… tiếng hót của chim trống là koo-ooo,… Và nhiều giọng hót khác nhau trong quần thể loài chim này. Chim tu hú kêu báo hiệu mùa hè và mùa vải ở nước ta đã tới.

Nơi sinh sống của chim tu hú

Chim tu hú sống ở những khu rừng thưa nhiều ánh sáng. Chủ yếu phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Mã Lai và phía đông Nam Trung Quốc. Ở nước ta, chim tu hú phân bổ chủ yếu ở các khu vực đồng bằng và trung du. Mùa Đông ở miền Bắc rất ít khi gặp được loài này. Vì chúng thường bay về phương Nam tránh rét.
Chim tu hú ăn tạp. Chúng ăn tất cả các loại sâu bướm, côn trùng, trứng và động vật có xương sống nhỏ và ăn cả trái cây. Tu hú mẹ còn không có khả năng nuôi con. Vì chúng chuyên ăn sâu, ăn cả con sâu có độc tố, nọc độc. Cơ thể chim tu hú đã trưởng thành có khả năng miễn nhiễm với nọc độc. Nhưng chim tu hú con thì chưa có hệ thống miễn nhiễm đó. Do vậy nếu ăn phải loại sâu có độc tố chúng sẽ có thể chết. Do đó để duy trì nòi giống và tránh tạo nguy hiểm cho tu hú con. Chim tu hú mẹ cần phải nhờ tới các loài chim khác để nuôi con nó. Người ta gọi đó là “chiến thuật gửi trứng tu hú

Chiến thuật gửi trứng tu hú

Trong thế giới tự nhiên, bất cứ một loại nào đều được sinh ra, nuôi dưỡng cũng như dạy dỗ bởi bố mẹ mình. Nhưng đời sống của loài chim tu hú lại nằm ngoài quy luật đó. Như đã nói trên đặc điểm của chim tu hú. Thay vì làm tổ, đẻ trứng, ấp và chăm con như các loại chim khác. Vào mùa sinh sản chim tú hú thường tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở đó.
Sau khoảng một tới hai ngày chim chủ đẻ trứng đầu tiên của mình vào tổ. Thì chim tu hú sẽ tìm cách đẻ trứng của mình vào đó. Quả trứng của chim tu hú đẻ ra có kích thước gần bằng với kích thước trứng của chim chích. Hoa văn cũng rất giống nên cặp đôi chim chích không nhận ra. Và vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên.
Chim tu hú mái còn biết và tính toán được thời gian mà trứng của chúng sẽ nở. Chim tu hú non sẽ nở trước hoắc ít nhất là bằng với chim chích con. Thường thì trứng của chim tu hú thường nở trước khoảng 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà. Chim tu hú mẹ trước bỏ đi nó còn tẩm bổ cho mình bằng một quả trứng chim chích non mới được một hai ngày tuổi.

“Ác” từ trong trứng nước

Tuy nhiên, mọi việc chưa dừng lại ở đó. Điều khiến các nhà khoa học và con người ngạc nhiên là: Ngày từ khi chim tu hú con mới nở, đỏ hỏn, mắt còn chưa kịp mở. Chúng đã tiếp tục thể hiện bản chất độc ác của giống nòi nhà mình. Tu hú non mang trong mình gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh quái. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh của cơ bắp, đôi cánh và phần lưng của mình để đẩy chim chích non tội nghiệp mới nở hoặc những quả trứng còn lại chưa kịp nở văng ra khỏi tổ. Chúng thực hiện việc này với âm mưu là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi bầy con non của cặp chim chích bố mẹ.

Tuy nhiên, khi chim bố mẹ bay về tổ, chim tu hú con lại giả thành một đứa con ngoan ngoãn. Đang đói bụng mong ngóng bố mẹ trở về.
Vợ chồng chim chích thì bị lừa gạt nhưng vẫn tin tưởng rằng đó là đứa con bấy lâu của mình. Hàng ngày vẫn chăm chỉ phục vụ, tìm kiếm thức ăn. Cho cái mồm rộng ngoác luôn kêu đói của đứa “con nuôi” độc ác.
Kể từ đó, chim tu hú non lớn lên nhanh chóng. Và suốt ngày đòi hỏi thức ăn từ đôi chim bố mẹ nuôi bé nhỏ tội nghiệp. Khi đã đủ lông đủ cánh. Tu hú con sẽ bay đi không một lời cảm ơn kẻ đã nuôi dưỡng chúng thành thục. Loại chim này lớn lên nếu là con mái lại tiếp tục đi gửi trứng vào các ổ chim chích khác. Đúng như bản năng của loại chim có một không hai trong thế giới tự nhiên.
Hiện tượng gửi trứng của chim tu hú vào ổ chim khác là một hiện tượng khá kỳ quái, gian ác và nham hiểm. Việc này chẳng ai dạy cho chúng. Nó tự biết cách sử dụng máng khéo để đánh lạc hướng chim chích. Dụ chim mẹ ra khỏi tổ để đẻ trứng của mình. Thông thường chim đực sẽ có nhiệm vụ làm việc này.
Như vậy, có thể thấy rằng chim tú hú là một loài chim có thói quen sinh hoạt khác biệt so với các loại chim khác. Đây là một mảnh ghép đặc biệt trong bức tranh sinh động về cuộc đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên.


Chim tu hú con nhận thức ăn từ chim chích. Ảnh: Đất Việt 

Những điều ít biết về tu hú, loài được mệnh danh quỷ chim


Chim tú hú được mệnh danh là quỷ chim, lưu manh và tàn ác bậc nhất thế giới loài chim.
Bất kể loài nào trong thế giới tự nhiên đều được sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi bố mẹ của mình, nhưng đời sống của loài tu hú lại nằm ngoài quy luật tự nhiên đó.
Thay vì làm tổ, để trứng rồi ấp và chăm con như những loài chim khác, vào mùa sinh sản, chim tu hú cái thường đi tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở trong đó.
Trước khi bỏ đi, tu hú mẹ không quên “tẩm bổ” cho mình bằng một quả trứng chim chích, vừa mới được vài ngày tuổi.
Vì trứng chim tu hú khá giống trứng của loài chim chích, khiến chim chích không thể nhận ra và cứ vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên.
Con của tu hú sẽ nở trước các con của vợ chồng nhà chích. Đến khi tu hú con mới nở, đỏ hỏn, còn chưa kịp mở mắt, chúng tiếp tục thể hiện bản chất tàn độc của loài mình.
Chim tu hú non dùng sức mạnh của mình, đẩy những quả trứng còn lại (trứng của chim chích) rơi khỏi tỏ, với ấm mưu độc chiếm nguồn thức ăn ít ỏi mà đôi vợ chồng nhà chim chích nhọc công kiếm về.
Nhung dieu it biet ve tu hu, loai duoc menh danh quy chim

Với việc là đứa con độc nhất, lại nhận được sự chăm sóc hết lòng của bố mẹ nuôi, tu hú non lớn nhanh như thổi, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, thân hình tu hú con thậm chí còn lớn gấp đôi thân hình của bố mẹ nuôi. Khi đã đủ lông, đủ cánh, chúng bỏ đi không một sự đền đáp.

Những con tú hú con này lớn lên, nếu là con mái, lại tiếp tục đi gửi trứng vào các tổ chim chích khác, đúng với bản năng của loài chim có một không hai trong thế giới tự nhiên này.
Theo tìm hiểu, tu hú có nhiều ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia... Chúng thường sống ở vùng đồng bằng và trung du.
Con đực có màu lông đen thẫm, mắt có màu xanh, hai chân màu chì. Con cái lông có màu đốm sáng và nhỏ hơn con đực.
Theo giới khoa học, thức ăn của tu hú mẹ là các loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm, tuy vậy ở chim tu hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng, khi ăn phải loài sâu này.
Vì vậy việc đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non, tạo môi trường thuận lợi để tu hú duy trì nòi giống của mình.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...