Skip to main content

Trần Vàng Sao và"Bài thơ của một người yêu nước mình"


TRẦN VÀNG SAO

Bài thơ của một người yêu nước mình

 

Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường
Gió thổi những bông mía trắng bên sông
Mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua
Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé

Tôi yêu đất nước này như thếMỗi buổi maiBầy chim sẻ ngoài sânGió mát và trongĐường đi đầy cỏ may và muộng chuộng

Thuở nhỏ nghe nói “muộng chuộng”, tôi mơ hồ biết đó là một loại cây, nhưng chẳng hình dung nó như thế nào. Bây giờ, đọc thơ Trần Vàng Sao (TVS) gặp muộng chuộng, lục mấy quyển tự điễn không thấy, vào Google cũng không tìm ra. Tôi gọi về Huế, hỏi anh Quỳnh(*) anh nói cây muộng chuộng giống như cây chanh, mọc hoang hai bên đường, trái ra từng chùm, màu xanh, mỗi hạt chỉ lớn hơn hạt tiêu, khi chín chuyển qua màu tím, ăn được. Không biết ở các địa phương khác gọi tên nó là gì.

Tiếng Huế thuần tuý, phải là người lớn chứ tuổi trẻ bây giờ có khi cũng ú ớ không hiểu trọn vẹn. Bài thơ còn có chữ “toóc” (Mùi toóc khô còn thơm mùa lúa qua) đó là ngôn ngữ Bình, Trị, Thiên. Toóc là gốc rạ.




Lê Trường Quỳnh, Ông bạn vong niên hơn tôi một con giáp. Tôi gọi Anh Quỳnh, còn Ông thì cứ mi, tau với tôi.

- Mi đọc thơ Trần Vàng Sao phải không ?

- Đúng rồi. Vài nét sơ lược về nhân vật ấy được không anh ?
- Hắn tên Nguyễn Đính, sinh năm Tân Tỵ (1941). Cha liệt sĩ, mẹ gánh cháo vịt bán dạo. Nhà ở Vỹ dạ, học trung học Bồ Đề. Năm 1961 đậu tú tài II, học Văn khoa Huế, đồng thời dạy môn Văn tại Trung học Bán công Truồi. Trần Vàng Sao là sinh viên tranh đấu những năm 1964 – 1965. Khi Mỹ đổ quân vào Đà nẵng, hắn bỏ vô rừng theo Việt cọng. Bị thương ra Bắc điều trị. Cuộc sống miền Bắc làm hắn vở mộng, làm thơ, viết nhật ký, thằng bạn đọc lén, báo cáo lên cấp trên. Hắn bị theo giỏi, bị cô lập, sống cực hơn con chó. Năm 1975 về Huế, thân tàn ma dại, nghèo rớt mồng tơi, tau và Thái Ngọc San tìm người giới thiệu rồi hùn tiền cưới vợ cho hắn. Vợ hắn là một cô cũng sinh viên tranh đấu xưa, nay là Y sĩ nhưng không hành nghề, chỉ buôn bán lẹt xẹt sống qua ngày. Hắn có hai con, đứa đầu học Nông Lâm Súc, thằng sau bỏ học.
- Mi muốn nói chuyện với hắn (TVS) không ? Anh Quỳnh hỏi tôi.
- Uả, có Trần Vàng Sao ? Anh cho tôi nói chuyện đi.
Nói xong, tôi biết mình lỡ lời. Tôi nghe tiếng rột roạt, tiếng anh Quỳnh vọng qua điện thoại.
- Đính ơi! Có người muốn nói chuyện với mi.
Tôi chưa biết phải nói gì, chuyện quá bất ngờ. Tiếng nói đặc quánh chất giọng Huế, tôi nghe rõ mồn một.
- A lô, tui Đính đây.
- Chào anh Trần Vàng Sao. Tui Zulu. Hân hạnh được tiếp chuyện với anh.
- Xin lỗi, anh ở mô ? Có chi gặp nhau mình nói chuyện thì tiện hơn.
- Thưa anh tôi đang ở rất xa. Tôi vừa đọc xong “ Bài thơ của một người yêu nước mình “ Một trong những bài thơ hay của thế kỷ 20, anh có thể cho tôi biết cảm xúc của anh, khi thơ mình được chọn là một trong 100 bài thơ hay của thế kỷ ?
- Tui làm thơ, viết nhật ký là để ghi lại cảm xúc của mình trong cuộc sống. Nghĩ sao viết vậy, thiệt thà với mình, với người. Đến khi thơ tui được chọn thì tui vẫn thế, không có cảm xúc gì cả. Cuộc sống tôi vẫn thế, không có gì thay đổi. Nhưng người quen biết bỗng nhiên nhiều hơn.
- Cái gì làm nên thơ anh ? Từng câu, từng chữ nó cho người đọc một cảm giác đó là ngôn ngữ của một con người bình thản đến lạ lùng. Thứ ngôn ngữ có ma lực hút hồn người,
- Thơ tui là tấm lòng của mình đối với cuộc sống, lòng mình sao thì thơ mình vậy. Tui không nhào nặn ngôn ngữ, tìm kiếm ngôn ngữ, cứ để cho ngôn ngữ đến với thơ.
- Hiện giờ anh có bằng lòng với thơ anh, với cuộc sống của anh không ?
- Tui sống, tui chọn lựa cuộc sống của tui. Cuộc đời sao thì thơ tui vậy. Cùng trang lứa với tui, tui theo Việt cộng sớm nhứt.
- Có khi nào anh nghĩ, nếu ở lại miền Nam cuộc sống của anh khác đi không ?
- Không, tôi không bao giờ nghĩ như vậy. Tôi không ân hận gì, không nuối tiếc gì cả. Cứ mỗi ngày vui với bạn bè, nói chuyện trên trời, dưới đất cho qua ngày tháng. Đến một lúc nào đó người ta hiểu mình.
- Anh bằng lòng với xã hội, mà xã hội có bằng lòng với anh không ?
- Chuyện đó tui không quan tâm, tui không sợ gì cả, hàng ngày viết lại những cảm xúc của mình, nó làm nên cuộc sống. Thôi, để khi nào chúng ta gặp nhau sẽ trao đổi nhiều hơn. Giờ nói chuyện với anh Quỳnh.
Tôi nghe một tràng cười, anh Quỳnh đằng hắng rồi đọc mấy câu thơ:

“ Mi theo cách mạng quá trờiBây chừ mi đã đả đời mi chưaKhi không trời đỗ cơn mưaTháng năm lụt quét có chừa ai đâu”

Sao lạ vậy, tên Việt cộng TVS này khùng, hay là một đạo sĩ an nhiên tự tại, cù bất, cù bơ, mà tâm thái sống như một thiền sư đắc đạo.


Cuộc sống của Trần Vàng Sao ở tầng đáy xã hội hiện nay, qua tiếng nói tôi mượng tượng ra sắc diện và thái độ của một người bao dung, không sầu hận, sống thuận theo hoàn cảnh và yêu thương đất nước một cách trang nghiêm, chân thật như trong “Baì thơ của một người yêu đất nước mình”.

http://www.thica.net/2009/04/29/bai-th%C6%A1-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-yeu-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-minh/



Bài thơ nhanh chóng thành hiện tượng “Trần Vàng Sao” và đặc quánh tiếng Huế. Tiếng nói đã một thời là kinh đô, tiếng nói trong thơ Trần Vàng Sao, ngoài đời đều rặc giọng Huế.
Ở tuổi đẹp nhất của đời người, Trần Vàng Sao bỏ Huế vô rừng theo Việt cộng, bị thương rồi làm thơ yêu đất nước. Một đất nước chiến tranh, ly loạn, nhưng trong thơ TVS là một đất nước có vườn cây, có hoa có chim hót ….. Phải chăng đó là quê hương trong tâm tưỡng, quê hương tinh thần, nhằm xoa dịu nỗi đau của một quê hương khói lửa, điêu tàn. Thơ của một người yêu quê hương bằng hoài niệm.Trong khi thơ là những hình ảnh rất thực, rất Huế của những năm tháng đất nước yên bình.
“Buổi sáng tôi mặc áo đi giày ra đứng ngoài đường”
Người Huế trước 1975, những người gánh hàng bán cháo vịt, cháo lòng, chè đậu xanh đậu ván, bún bò ….. hột vịt lộn đều bận áo dài, đi guốc mộc, đội nón lá bài thơ. Ngay cả những cô chèo thuyền ba lá bán hàng dạo trên sông Hương cũng tà áo dài, nón lá.

Hình ảnh một người mặc áo, đi giày ra đứng ngoài đường nhìn bông mía trắng bên sông, ngửi mùi tóoc khô thơm mùi luá chín ….. là hình ảnh thể hiện lòng yêu nước một cách cung kính, trang nghiêm. Lòng yêu nước ấy lại được viết bằng ngôn ngữ chất phác, thật thà, âm ỷ nhóm lên tình yêu và nguồn cội, ít ra cũng làm cho mỗi chúng ta quên mất ý thức hệ chính trị qua tác giả và bối cảnh của bài thơ.
Điệp khúc “Tôi yêu đất nước này … “ được tác giả nhắc lại nhiều lần, mỗi lần như vậy lại được chuyển qua một trạng thái khác nhau, bằng cách thay đổi hai chữ cuối. (Tôi yêu đất nước này như thế. Tôi yêu đất nước này xót xa. ….. ) Mười một lần, điệp khúc ấy cứ được thêm vào các chữ cuối để diễn tả một tâm trạng. Nghệ thuật dùng điệp khúc để tạo nên sức thu hút, lôi cuốn của bài thơ, hay chính đó là xảo thuật để che đậy những quan điểm và lập trường về giai cấp của tác giả. Những câu thơ bi đát hoá hoàn cảnh xã hội đến độ thậm tệ (Nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ) (những đứa nhà giàu hàng ngày chửi bới, chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi, ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới).
Trần Vàng Sao qua điện thoại và Trần Vàng Sao trong thơ hoàn toàn khác nhau. Qua giọng nói và những gì TVS nói là biễu hiện một con người thoát vòng tục luỵ. Trần Vàng Sao trong thơ là TVS Việt cộng sặc mùi đấu tranh giai cấp.

Diễn tả lê thê về gia đình, nhất là hình ảnh bà mẹ không ngoài mục đích bêu rếu xã hội miền Nam, đồng thời là một cách để tự giới thiệu giai cấp của mình, điều này ẩn chứa một chỗ đứng nhất định trong bước đường theo Việt cộng của Trần Vàng Sao. Những hi vọng về giai cấp của mình hoàn toàn sụp đổ khi Trần Vàng Sao ra Bắc, hậu phương cách mạng, giải phóng ấy thì ra là những láo lừa chui rúc khoét nát lí tưởng của chàng thanh niên TVS.

Bài thơ “ Tau chưởi “ là bước ngoặc lí tưởng của Trần Vàng Sao khi sa vào chốn láo lường:
http://www.banvannghe.com/D_1-2_2-77_4-2455/

Bây giờ, tôi thực tình không hiểu nỗi tâm trạng của Trần Vàng Sao, một nghệ sĩ, hay chính xác hơn là một nhà thơ, cảm xúc chân thực mọc lên từ nền tảng và ý thức tự do, trong khi Trần Vàng Sao thì sống nhẫn nhục, chịu đựng để chuyển nguy thành an, tự cho mình riêng một cõi và bản thân thì như một đạo sư cho rằng khi xã hội đã nhận ra mình, thì sẽ có ngày xã hội ấy hiểu mình.

Người Huế có biết bao nhân vật trái khoáy với tài hoa. Những Xuân Diệu, Tố Hữu, Phùng Quán ….. Tôn Thất Lập, Trịnh Công Sơn và Trần Vàng Sao. Họ dù sao cũng đã là tác nhân của một dòng văn học lững lờ giữa chân và giã, giữa lí tưởng và sai lầm. Đất nước dậy lên nỗi đau vì tất cả chúng ta cùng giống nòi, dân tộc Việt.


Zulu DC.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...