Skip to main content

Posts

Showing posts from 2017

Bốn ngộ nhận thường thấy về dân chủ

Vấn đề không nằm ở dân chủ, mà ở kỳ vọng quá mức của con người vào dân chủ. Aung San Suu Kyi bị coi là nỗi thất vọng của những người yêu dân chủ  ở Myanmar khi im lặng trước vấn đề diệt chủng người Rohingya.  Ảnh: Darren Whiteside/Reuters. Nhắc tới “dân chủ”, hầu hết mọi người đều liên tưởng về những xứ sở mà ở đó con người sống trong cảnh giàu có, các quyền của họ được bảo vệ, xã hội thì thịnh vượng còn việc quản trị quốc gia lại chẳng có gì để phàn nàn. Nhiều cái tên được xướng lên như minh chứng cho giấc mơ ấy: một nước Mỹ tự do, một Tây Âu phồn thịnh, hay một nước Nhật văn minh. Dĩ nhiên người ta không thể tìm ra nổi một quốc gia độc tài nào đáp ứng được những kỳ vọng ấy. Singapore có thể đem tới cho người dân một cuộc sống sung túc nhưng lại kém tự do. Trung Quốc hùng mạnh nhưng lại đầy rẫy các vụ bắt bớ, đàn áp, và thông tin bị kiểm duyệt đến mức đáng sợ. Bắc Triều Tiên dẫu có là siêu cường hạt nhân song dân chúng lại phải sống trong cảnh cơ hàn. Nhữn...

Rừng Việt Nam đang réo tên ai?

Hoàng Trung Hải (trái) và Nguyễn Phú Trọng. Theo thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, tính đến ngày 15/10, đợt mưa lũ tuần qua tại Miền Trung và các tỉnh miền núi phía bắc đã khiến 68 người chết và 34 người mất tích, chưa kể hàng chục người bị thương tích nặng khác. Những cái chết đều vô cùng thương tâm, còn thiệt hại về vật chất thì không sao đếm xuể. Đâu là nguyên do? Trước thảm hoạ kinh hoàng đó, ông Trần Quang Hải, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống Thiên tai, đã phải chua chát thú nhận: “Phá rừng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lũ quét, sạt lở. Chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn tiếp tục do nhiều đồi, nhiều rừng đã bị ‘cạo trọc’.” Trong một bài viết trên báo Tuổi Trẻ ngày 14/10, GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhận định: “Từ câu chuyện mất rừng đầu nguồn, có lý do chính là chúng ta đã dành diện tích rừng rất lớn cho phát triển thủy điện… Cần xem lại các quy trình vận hành hồ chứa, đặc biệt là...

“Đối tác chiến lược” Mỹ - Ấn: Một cảnh báo cho Trung Quốc?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump  trước cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng, Washington, 26/06/2017. Ảnh : Reuters Hoa Kỳ muốn tăng cường “đối tác chiến lược” với Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Trung Quốc làm suy yếu trật tự thế giới. Thông điệp này được ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đưa ra cùng ngày Bắc Kinh khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19, cho phép Tập Cận Bình củng cố quyền lực. Giới chuyên gia tự hỏi: Phải chăng đó còn là một lời cảnh báo dành cho Trung Quốc? Tại buổi nói chuyện ở Center for Strategic and International Studies tại Washington, ngày 18/10/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hết lời ca ngợi mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Ấn, không ngừng được củng cố để trở thành “những đối tác lý tưởng”, tuy vẫn khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Trung. Theo ông, đó là nhờ cả hai nước đều cùng chia sẻ “những giá trị dân chủ chung”. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ tuyên bố đồng tình với quan điểm của bộ trưởng Quốc Phòng Ji...

Hát Cho Việt Nam- Nhạc và trình bày: Từ Yên

Hát Cho Việt Nam   - Nhạc và trình bày: Từ Yên  https://youtu.be/4p56ZGd_fJU Trả lại cho tôi non sông Việt Nam trả lại cho tôi giang sơn Hùng Vương trả lại cho tôi anh linh Bạch Đằng, hồn thiêng nước Nam trả lại cho tôi Nam Quan, Hoàng Sa trả lại cho tôi quê hương tự do trả lại cho tôi vinh quang làm người, làm người Việt Nam . tôi là Việt Nam, có quê hương bờ đại dương Thái Bình tôi dân Lạc Hồng, ngàn muôn trang sử oai linh tôi lớn khôn lên, mơ một cuộc sống thanh bình dựng xây đất nước, nối chí thiêng cha ông ngàn năm tôi là Việt Nam, sáu mươi năm nhọc nhằn không nụ cười thương dân Việt nghèo, buồn cơn tai biến chưa nguôi căm oán quân gian gây vận nước điêu tàn thù giặc phương Bắc xâm lấn quê hương, non sông Lạc hồng . hai mươi năm xưa, hờn câu  Nam Bắc phân ly bao nhiêu năm qua, lệ nô không thấy mặt trời tự do chi đây? sao tù đày cho người yêu nước độc lập chi đây? hay lọc lừa bán đất Việt Nam hai mươi năm xưa, mang hận thù xâu xé quê hương r...

(REPOST, 2013) Người Việt tị nạn CS và bệnh “Stockholm”

“… nhưng sao đi mà không bảo gì nhau để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…” ("Áo Lụa Hà Đông” - Nguyên Sa) Lời mở đầu Mặc dù đã có mơ ước, nhưng tôi không (thể) trở thành một bác sĩ y khoa; và cũng không thể là một nhà tâm lý học… Tôi đành an phận với danh vị của một phó thường dân Nam bộ. Thành thực mà nói, về “Trí” thì có chỉ số thông minh (IQ) của tôi có lẽ cao hơn nhiệt độ trong nhà một chút đỉnh; về “Tài” thì chỉ tạm đủ kiếm cơm nuôi vợ con sống qua ngày qua tháng; về “Sức” thì cũng đã đuối, may ra còn đủ để đẩy mấy cái thùng rác ra trước cửa cho xe rác lấy rác đi mỗi tuần một lần là cùng… Riêng nhãn quan thì dường như vẫn mạnh giỏi, với tuổi 64 mà chưa phải đeo kiếng lão, có thể nhận ra không khó khăn lắm đồng 25 xu ai lỡ làm rớt trên mặt đường… Với cái nhãn quan này, tôi đã nhìn thấy, càng ngày có càng nhiều, người chung quanh trong số đông “đồng bào người Việt tị nạn cộng sản,”...