Skip to main content

Posts

Showing posts from December, 2018

Suy nghĩ vụn cuối năm

Cuối năm muốn tìm chút tĩnh lặng để nghĩ về ý nghĩa nhân sinh. Nhưng chữ “muốn” tự nó đã nói lên là khó, nếu không nói là rất khó. Khó không phải vì ngoại cảnh. Vì không gian đang bàng bạc. Của mây, của lá úa trơ cành, của cái lạnh se sắt rất dễ thu mình trong nỗi nhớ, trầm ngâm bên tách trà nóng, tách cà phê thơm ngát nhìn bên ngoài khung cửa sổ… Ngoại cảnh đó không phải tĩnh lặng thì là gì? Nhưng có khá nhiều “cái gì đó” cứ dậy sóng trong lòng. 1. Ngay trước mắt là bản Yêu sách Tám điểm năm 2019 của một số tổ chức và cá nhân đã ký tên. Kính gửi: Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) Có rất nhiều văn bản từng gửi lãnh đạo CSVN như Thỉnh nguyện thư, Thư ngỏ, Kiến nghị… đều ghi danh từng người kèm chức vị, theo nguyên tắc văn bản. Như Tổng Bí thư…, Chủ tịch nước…, Thủ tướng… còn văn bản mới nầy là bản Yêu Sách, nghĩa là Yêu Cầu chứ không còn là ý kiến hay thỉnh nguyện gì nữa. Và, nói thẳn

Trường ca người Việt tị nạn

Từ xa xưa lắm...   Chuyện kể lại xa xưa lắm.  Nhưng sao cứ ngỡ như ngày hôm qua.  Thanh Hoá...  Một buổi chiều tàn, mây mù ảm đạm, trên con đường mòn chạy dọc theo khu rừng hoang vắng, hai người, một già một trẻ đang cố sức vừa kéo vừa đẩy một chiếc xe bằng gỗ thô sơ, cũ kỹ qua khúc bùn lầy lội. Xe từ từ ngừng lăn bánh. Người phu xe già chạy ra phía sau, hạ miếng ván che, đưa tay đẩy đống rơm ra, lật miếng vãi che lên. Dưới miếng che, một thiếu phụ, nét mặt hoang mang, mệt mõi, sợ hãi, tay ôm đứa con nhỏ đang thiêm thiếp trong lòng. Cạnh bà hai đứa trẻ khác cũng như vừa tỉnh giấc, mắt ngơ ngác nhìn cảnh vật chung quanh. Người phu già: "Bẩm Bà... Xe đến đường cụt! Chúng ta phải xuống lội bộ vào điểm hẹn". Thiếu phụ bồng con được dìu xuống. Nhìn cảnh vật xa lạ chung quanh, như chua xót nghĩ đến gia đình ly tán, thân phận mình và con tre

Lý thuyết của Marx chỉ là cặn bã của văn hóa châu Âu

Lénine có viết:  “Chủ thuyết của Mác là tổng hợp nền triết học Đức, nền kinh tế Anh và tư tưởng xã hội của Pháp.” Bề ngoài thì có vẻ đúng, nhưng đi xâu vào vấn đề, xét từng trường hợp một, thì không phải vậy. Có một nhà tư tưởng khác sau này có nói:  “Tư tưởng của Mác chỉ là cặn bã của nền văn hóa Âu châu đặc biệt là 3 nước Đức Anh và Pháp.” Thực vậy, nếu nói tinh hoa văn hóa, triết học của Đức, người ta phải nói tới Goethe về văn chương, Kant của trường phái duy lý (rationalism), Hégel, trường phái duy ý (idéalisme) và nhiều triết gia khác, như Nietzsche, trường phái tự do, chứ không phải là trường phái duy vật (matérialisme) của Marx. Nếu ai đến nước Đức, để ý, thì thấy dân Đức không đề cao, tôn thờ hay đề cập nhiều đến Marx. Ngược lại, ở nước Đức, nhất là dân Tây Đức, người ta nói nhiều đến Kant, Hégel hay Nietzsche về triết học, và Goethe về văn học. Tại nước Đức, nhiều thành phố có viện Goethe, chứ không có viện Marx. Đó là về triết lý, về kinh tế Anh, thì như