Skip to main content

Posts

Showing posts from June, 2018

Minds là gì? Hướng dẫn tạo tài khoản Minds

Mạng xã hội Minds là việc đề cao tính riêng tư và độ bảo mật cho người dùng. Ngoài ra bạn còn có thể kiếm được Minds Token khi sử dụng. Minds.com là gì? Minds.com     là một mạng xã hội có cơ chế hoạt động tương tự hầu hết các mạng xã hội khác khi cho phép người chia sẻ suy nghĩ của mình với những người theo dõi qua hình thức cập nhật trạng thái. Tuy nhiên, mạng xã hội mới này đặc biệt thu hút được sự chú ý của các nhà hành động vì sự tự do trực tuyến và thậm chí còn nhận được sự ủng hộ của nhóm hacker nổi tiếng   Anonymous . Theo đó, mạng xã hội Minds đặt vấn đề bảo mật của người dùng lên hàng đầu. Nó được lập trình hoàn toàn bằng mã nguồn mở và có cơ chế mã hóa tất cả các tin nhắn riêng tư được gửi đi giữa người dùng. “Quan điểm của chúng tôi là người dùng xứng đáng được toàn quyền kiểm soát mạng xã hội theo bất cứ góc độ nào”, người sáng lập Mí Bill Ottman chia sẻ với trang Business Insider. Trang này cũng nhận định đây là điểm khiến Minds khác biệt với Facebook, mạng xã hội

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 1)

Không nhìn thấy  Tàu nạn hóa  là có lỗi và sẽ có tội với tổ tiên Việt. Không tìm hiểu  Tàu họa hóa  có lỗi và sẽ có tội với Việt tộc. Không nhìn thấu  Tàu hoại hóa  có lỗi và sẽ có tội với chính nhân cách công dân Việt của mình. Tàu nạn  là ngữ văn nói lên nội hàm để nhận định rõ về hằng trăm mối đe dọa tới từ lãnh đạo Bắc Kinh qua các ý đồ  xâm lấn, xâm lăng, xâm lược,  luôn được nuôi dưỡng bởi thâm ý đồng hóa Việt tộc của chúng. Tàu nạn hóa  là ngữ pháp được dùng như động từ qua các hành động vừa ác, vừa độc, vừa hiểm của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đang thao túng trên toàn bộ xã hội Việt, đất nước Việt, dân tộc Việt. Ngữ văn và ngữ pháp này  vạch mặt chỉ tên  bọn lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng luôn giữ sự tôn trọng với nhân dân Trung Quốc, với đất nước Trung Quốc, với văn hóa Trung Quốc. Các ngữ vựng:  Tàu tặc, Tàu nạn,   Tàu họa, Tàu hoại,  dùng để làm sáng tỏ xã hội học thực tiễn tới từ xã hội học thực tế, trong đó ta nhận ra trong phân tích cũng như

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa Tiếp theo  phần 1 Tàu họa: quá trình áp chế bằng bạo quyền ngầm Hệ  chế (khống chế, kiềm chế, ức chế),  song hành với hệ  xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm lăng)  luôn dựa lên hệ  bạo (bạo   quyền ,  bạo lực, bạo động) , cả ba thường được thể hiện qua cách  “chơi ngang”, “chơi gác”, “chơi đểu”  của kẻ khống chế đè lên đầu nạn nhân của nó. Kẻ xâm lược dùng áp chế qua bạo quyền ngầm luôn có ít nhất ba chiến lược: áp đặt quyền thống chế trên chính trị, quân sự, ngoại giao, mà cả lên kinh tế, tài chính, vật chất, chưa hết, nó áp đặt để áp chế cả về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của nó qua truyền thông, qua thương mại, qua xuất nhập khẩu. Đây là thảm kịch của nhiều thế hệ Việt hiện nay, với các người lớn tuổi, nhỏ tuổi suốt ngày xem phim ảnh Tàu tràn lan khắp các kênh truyền hình, với các thành viên khâm phục diễn viên, tài tử Tàu, với các sản phẩm văn hóa ở cấp xấu, tồi, tục, dở nhưng được quảng cáo và tuyên truyền là mới, là hay, là chuẩn, là lạ. – Kẻ xâm lược dùng

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 3)

Tiếp theo  phần 1  và  phần 2 Phân tích tà dạng của phương trình  Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu hoại Một phương trình luôn là quan hệ giữa ẩn số và hằng số, trong đó các hàm số chuyển biến theo ít nhất ba hệ: hệ  tự (tự tin, tự trọng, tự chủ)  của nạn nhân vượt thoát và vượt thắng được kẻ xâm lược bằng hệ  sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo)  để thay đời đổi kiếp cho mình qua hệ  cảnh (bối cảnh, hoàn cảnh, thực cảnh)  không những qua trực diện với kẻ thù xâm lăng, mà còn biết khai thác tất cả các liên minh ủng hộ và cổ vũ cho độc lập, tự do, nhân quyền của mình. Cụ thể nhất là lập ra ngay các liên minh sau đây: Liên minh với các nước  láng giềng gần  cũng là nạn nhân như mình trong khu vực, trong đó  láng giềng thật  chính là các nước Đông Nam Á. Liên minh với các nước  láng giềng xa  cũng là nạn nhân như mình trong các châu Á, trong đó  láng giềng thương , chính là Tây Tạng, Mông Cổ… xa đại lý nhưng gần tâm cảnh với ta. Liên minh với các nước  láng giềng gần xa  ít nhiều là nạn nhân n