Skip to main content

Posts

Showing posts from June, 2017

(REPOST, 2013) Người Việt tị nạn CS và bệnh “Stockholm”

“… nhưng sao đi mà không bảo gì nhau để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…” ("Áo Lụa Hà Đông” - Nguyên Sa) Lời mở đầu Mặc dù đã có mơ ước, nhưng tôi không (thể) trở thành một bác sĩ y khoa; và cũng không thể là một nhà tâm lý học… Tôi đành an phận với danh vị của một phó thường dân Nam bộ. Thành thực mà nói, về “Trí” thì có chỉ số thông minh (IQ) của tôi có lẽ cao hơn nhiệt độ trong nhà một chút đỉnh; về “Tài” thì chỉ tạm đủ kiếm cơm nuôi vợ con sống qua ngày qua tháng; về “Sức” thì cũng đã đuối, may ra còn đủ để đẩy mấy cái thùng rác ra trước cửa cho xe rác lấy rác đi mỗi tuần một lần là cùng… Riêng nhãn quan thì dường như vẫn mạnh giỏi, với tuổi 64 mà chưa phải đeo kiếng lão, có thể nhận ra không khó khăn lắm đồng 25 xu ai lỡ làm rớt trên mặt đường… Với cái nhãn quan này, tôi đã nhìn thấy, càng ngày có càng nhiều, người chung quanh trong số đông “đồng bào người Việt tị nạn cộng sản,”...

Những hình ảnh không thể quên về Thương xá Tax

Tòa nhà Thương xá Tax, một khu phức hợp 40 tầng sẽ được xây dựng trên vị trí của tòa nhà có lịch sử 130 năm.  Thương xá Tax được xây dựng vào thập niên 1880 với tên gọi ban đầu là Les Grands Magazins Charner (GMC). Đây là một công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. Ảnh: Thương xá Tax trong bưu thiếp đầu thế kỷ 20. Công trình này nằm ở nơi giao cắt giữa Đại lộ Bonard (đường Lê Lợi) và Đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), vị trí có thể coi là đắc địa bậc nhất trung tâm Sài Gòn . Ảnh: Thương xá Tax nhìn từ trên cao thập niên 1930. Cùng với những công trình kiến trúc nổi tiếng của Sài Gòn như Chợ Bến Thành, Nhà hát lớn thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Dinh toàn quyền... Thương xá Tax được coi như một biểu tượng tạo nên bộ mặt của Sài Gòn thời đó. Ảnh: Thương xá Tax năm 1948. Cảnh nhộn nhịp trên vỉa hè Thương xá Tax năm 1948, với bãi để xe đạp và rất nhiều khách bộ hành. Sau này, để m...