Skip to main content

Lão Ngư Ông và bầy Hến

Năm 1953, Ernest Hemingway cho in cuốn tiểu thuyết ngắn của ông, cuốn The Old Man And The Sea, tác phẩm đã đóng góp nhiều cho giải Nobel Văn Chương mà Hemingway được trao năm 1954. Cuốn novella của Hemingway mở đầu như thế này:

“Lão là một ông già đánh cá một mình trên chiếc thuyền nhỏ trên dòng hải lưu trong vịnh Mexico. Ròng rã đi biển trong suốt 84 ngày, lão không bắt được con cá nào. Trong 80 ngày đầu tiên, lão có một chú bé đi cùng. Nhưng vì lão không câu được con cá nào nên cha mẹ chú bé nói với chú rằng lão xui quá nên chú được đưa sang thuyền của người khác, và ngay trong tuần lễ đầu, chiếc thuyền đó đã bắt được rất nhiều cá…”
Ông già Santiago sống một mình, không vợ, không con, chỉ có cậu bé Manolin làm bạn trong những chuyến ra khơi. Nhưng rồi chính người bạn nhỏ ấy của ông già, Manolin, cũng bỏ ông.
Không bỏ cuộc, ông vẫn ngày ngày dong thuyền ra biển bất kề những buổi chiều thuyền trở về bến không có một con cá nào trên thuyền. Chú bé Manolin vẫn mỗi chiều đón ông trở về bến, giúp ông đem lưới và kéo thuyền lên bờ. Người dân của cái làng chài ấy không hiểu vì sao ông vẫn ra biển nhưng Santiago tin là ông thế nào cũng sẽ bắt được một con cá lớn như ông vẫn thấy trong những giấc mơ về thời tuổi trẻ của ông. Trong những giấc mơ ấy, ông vẫn là một ngư ông kinh nghiệm, suốt cả một đời sống với biển và với cá.
Đến ngày thứ 85, một con cá chắc là lớn lắm đã cắn vào lưỡi câu của ông lão. Con cá vùng vẫy dữ dội lôi thuyền của ông đi xa trong suốt hai ngày đêm. Ông lão cố đem nó vào bờ. Ông tìm đủ mọi cách để đưa nó lên thuyền nhưng không được. Con kiếm ngư quá lớn. Rồi ông không còn nghĩ nó là một con cá mà ông phải giết cho bằng được nữa. Ông thấy nó như một người bạn giữa biển rộng trời cao. Ông cảm thấy bớt đi những cô đơn. Ông thấy nó là một an ủi như con chim nhỏ từ đất liền bay ra đậu trên mũi thuyền của ông. Đến lúc con marlin không còn vùng vẫy tìm cách thoát đi nữa thì ông lại thấy nó như một người em mà ông phải hết lòng bảo vệ chống lại bầy cá mập hung dữ kéo đến tới tấp tấn công nó. Ông giết được 5 con cá mập nhưng con kiếm ngư mà ông yêu quí sau những trận tấn công của bầy cá mập chỉ còn một bộ xương khi ông trở về bến.
Ông kéo thuyền lên bãi cùng với bộ xương con kiêm ngư và về nhà ngủ, mơ tiếp những cơn mơ về thời trẻ, những chuyến đi săn sư tử ở Phi Châu.
Tôi nghĩ đến một lão ngư ông với một câu chuyện không khác chuyện của ông già Santiago bao nhiêu. Ông cũng ngày ngày ra khơi một mình trên chiếc thuyền nhỏ như ông đã làm từ cả mấy chục năm nay. Những mẻ cá ông lưới được tuy không bao nhiêu nhưng cũng vừa đủ nuôi sống gia đình ông trong suốt nhiều năm. Vợ ông đã chết. Mấy đứa con không theo nghề của ông đã rời cái xóm chài ấy đi làm ăn xa. Ông lão vẫn một mình đi biển. Ông không ra xa vì sức khỏe không cho phép, ngoài ra ông cũng sợ lũ tầu “lạ” kéo cờ 5 ngôi sao tấn công như nhiều tầu cá cũng ở xóm chài đã bị húc tan tành, đắm ở xa bờ, người trên thuyền thì bị đánh đập, bắt đi để đòi tiền chuộc mặc dù những chiếc thuyền ấy chỉ đánh cá ở những vùng ngư dân như ông vẫn đánh cá từ bao nhiêu năm nay.
Tưởng như vậy cũng đã đủ khó khăn cho ông lão và các bạn chài của ông rồi nhưng đột nhiên đầu tháng 4 vừa qua, sáng ra cả làng hốt hoảng khi thấy cá chết tấp vào trắng xóa bãi biển. Hàng trăm ngàn đủ mọi giống cá to nhỏ chết nhiều vô số kể. Dân làng không biết phải làm gì với những con cá chết đó. Chỉ một hai ngày sau, những con cá chết này thối rữa dưới nắng nhiệt đới. Vài ba người trong xóm mang về ăn thử thì lập tức ói mửa dữ dội nên không ai dám đụng tới chúng nữa. Rồi những con hải âu cũng lăn ra chết sau khi ăn những con cá chết.
Ngư dân xóm chài vẫn ra biển, cố ra xa hơn mọi lần. Số cá đánh được giảm hẳn và chiều đến, khi trở về bến thì những con cá lưới được trên thuyền cũng chết hết. Người ta không biết chuyện gì đang xẩy ra trong vùng biển của họ. Đài phát thanh cũng không cho biết thêm được bao nhiêu. Một vài người nói là cá chết là do những chất độc thải ra từ một nhà máy ở gần đó. Nhưng các cán bộ thì nói không phải. Đến nay đã là hơn một tháng nhưng những người có quyền ăn, quyền nói vẫn không một lời giải thích về vụ cá chết. Một vài người nói là cá vẫn an toàn, vẫn ăn được và biển vẫn sạch có thể tắm được. Họ còn biểu diễn ăn những con cá nói là bắt từ biển lên. Nhưng biết đâu đó chẳng là cá bắt ở những nơi khác, và xuống biển tắm xong thì ù té lên bờ tắm lại bằng nước sạch trong khách sạn.
Và cá vẫn chết trắng trên những bãi biển ở nhiều tỉnh. Cá thì chết trong khi đó, bọn ngao, hến, sò, ốc bỏ trốn (rất nhiều) khỏi các vùng biển về những nơi an toàn hơn và nhất định tiếp tục… câm như hến cả lũ không đả động hay nhắc đến chuyện cá chết và nguyên do đưa tới cảnh khốn khổ của ngư dân…
Biển đã chết. Cá cũng chết.
Không còn ông lão Santiago, chú nhỏ Manolin nữa, Những con kiếm ngư cũng đã bỏ đi thật xa. Lão ngư ông không còn biển cả nữa. Hemingway muốn đổi cái nhan đề của cuốn sách.
Hay là đề nghị ông đổi thành The Old Man And The Clams : Lão Ngư Ông và bầy Hến.
Không còn biển cả nữa. Chỉ còn một lũ ăn hại đái nát, khi có chuyện thì câm như hến! Lũ hến còn bắt cả những người khác cũng phải câm như chúng. Ai lên tiếng đòi biển sạch là chúng dùng bọn công an hành hung rồi bắt hết.
Khốn nạn cho biển cả của lão ngư ông! Cha tiên sư bọn hến!

Bùi Bảo Trúc 
(Người Việt) 

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...