Skip to main content

Nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?

Ngày nọ, tôi đánh rơi một mẩu chocolate, và tự hỏi liệu có bao nhiêu vi khuẩn đã lọt vào món khoái khẩu của mình. Nhưng tôi không thấy nó dính bụi, nên vẫn nhặt lên ăn tiếp.

Dù sao thì, sàn bếp nhà tôi cũng khá sạch và miếng chocolate mới rơi xuống chưa tới 5 giây.
Tôi rất thích “quy tắc 5 giây”. Tất cả chúng ta đều biết quy tắc này đúng không? Thức ăn rơi xuống sàn vẫn ăn được nếu bạn nhặt lên trong 5 giây đầu tiên sau khi rơi.
Nhưng liệu tôi ăn vậy có đúng không? Hay là tôi đã vô tình bỏ vào miệng một mớ vi sinh vật nguy hại?
Tôi đặt câu hỏi này với những bạn đọc trong cộng đồng BBC Earth, liệu họ sẽ làm gì trong tình huống tương tự?

Bạn có ngại phải ăn tiếp đồ ăn đã đánh rơi?
Bạn đọc Adam Harmsworth nói quy tắc này phải đúng đắn. “Chắc chắn là vi khuẩn và các sinh vật lây nhiễm hiểu quy tắc thời gian này.” – Ông nói.
Adam thật mơ tưởng. Gary Burch nói ông theo quy tắc ba giây nhưng vì lí do hoàn toàn khác: “Bởi đó là thời gian trung bình từ lúc tôi làm rơi thức ăn xuống sàn cho đến khi chú chó ăn mất.”
Manuel Rodriguez cho biết anh là một sinh viên đại học nghèo, vì thế anh theo quy tắc 5 phút. Nhưng những người khác nghiêm khắc hơn hẳn. Corinne Howard nói: “Nếu đồ ăn không vào thẳng miệng, thì bỏ nó vào sọt rác.”
Bạn đọc Jon Bedet nói: “Chúng ta đang nói về vài phần triệu giây để vi khuẩn bám vào miếng thức ăn bạn đánh rơi. Vậy thì vài phần trăm giây còn có lý.”
Lane Jasper thì nói, điều đó còn “phụ thuộc vào đấy là thức ăn gì và bạn đang đói cỡ nào.”
Để giải quyết cuộc tranh luận, tôi đặt câu hỏi này với các nhà khoa học chuyên về vi sinh vật.
Liệu họ có ăn miếng bánh mì đánh rơi, miếng pizza, hay nhặt viên kẹo đường có bơ lên ăn sau khi rơi?

Một nhà bếp sạch sẽ nhất cũng đầy các loại vi khuẩn.
Ảnh: David Scharf/Science Photo Library
Đầu tiên, hãy làm rõ thông tin. Trên sàn nhà không phải lúc nào cũng có cả đàn vi khuẩn nằm đó sẵn, chực chờ vồ lấy bất cứ thức ăn gì rơi xuống.
Thay vào đó, vi khuẩn có ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi bạn vừa lau nhà xong. Adam Taylor đã chỉ ra điều hữu ích này: “Theo khoa học mà nói, chẳng có quy tắc năm giây nào hết. Nếu thức ăn chạm vào nền nhà chỉ một nano giây, nó đã bị bẩn rồi.”
Ngay khi thức ăn chạm mặt sàn, “tất nhiên nó sẽ bám “chất bẩn” và dĩ nhiên là có vi sinh vật trong chất bẩn đó.”, Jack Gilbert một nhà sinh thái học vi sinh vật tại Đại học Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, giải thích.
Bất cứ lúc nào, cũng luôn có khoảng 9.000 loài vi sinh vật khác nhau rình rập trong bụi bặm trong nhà. Theo một nghiên cứu năm 2005, có khoảng 7.000 loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết các loại này đều vô hại.
Vi khuẩn ở xung quanh bạn bất cứ lúc nào, trên tay, trên mặt, trong nhà bạn. Chúng ta lập tức bị vi khuẩn bám vào qua da, và qua không khí ta hít thở.

Vi khuẩn ở bất cứ đâu, kể cả trên da người.
Ảnh: David M. Phillips/Science Photo Library
Gilbert nói: “Bạn không thể tránh khỏi các vi sinh vật. Đó là điểm quan trọng. Thực ra mà nói, bạn đang sống và thở trong một biển vi khuẩn.”
Các nhà khoa học thậm chí đã tìm ra một con số cho các loại vi khuẩn. Mỗi người thải ra khoảng 38 triệu tế bào vi khuẩn vào môi trường mỗi giờ – theo một nghiên cứu.
Gilbert nói chúng ta đã được học rằng vi khuẩn nguy hiểm và “chúng ta phải tiêu diệt chúng” trong suốt 100 năm qua.
“Chúng ta bị hoang tưởng quá mức về bụi bẩn và cũng không nhận thức được sự hên xui của việc bị nhiễm mầm bệnh.” – Ông cho biết.
Gilbert nói ông sẽ vẫn ăn thức ăn bị đánh rơi trên sàn, miễn là môi trường ở đó khá an toàn. Ông giải thích: “Nếu tôi làm rơi thức ăn trong một hố chôn bệnh dịch hạch, chắc chắn tôi sẽ không nhặt lên ăn.”
Để giải thích, ông đã nói thêm xa hơn vậy. Thực ra, ngay cả khi có liếm sàn nhà hay bệ ngồi nhà vệ sinh, bạn cũng khó có thể mắc bệnh.

Toilet vẫn đủ sạch cho chú chó.
Ảnh: Big Cheese Photo LLC/Alamy Stock Photo
Tuy nhiên, thật không khôn ngoan chút nào nếu bạn làm vậy khi trong nhà có người bị bệnh hay bạn đang sống ở một quốc gia có tình trạng an toàn vệ sinh kém.
Ngoài ra, dĩ nhiên vẫn có những mầm bệnh nguy hiểm xung quanh. Thế nhưng, nếu mầm bệnh đó rình rập trên nền nhà bạn, có nghĩa là nó cũng sẽ có ở đâu đó trong nhà, như trên kệ bếp hay tay nắm cửa. Và thế thì bạn vẫn có thể bị bệnh dù bạn có ăn thức ăn đánh rơi trên sàn hay không.
Các quy tắc cảnh báo thông thường vẫn cần thiết. Nếu bạn không may có loại vi khuẩn tên salmonella trên nền nhà, ăn đồ ăn rơi trên sàn có thể khiến bạn nhiễm bệnh dù bạn có nhặt lên thật nhanh dưới 5 giây hay không.
Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, nguy cơ nhiễm Salmonella với thức ăn đánh rơi 5 giây thấp hơn đánh rơi 1 phút, nhưng nguy cơ vẫn hiện diện.

Một con vi khuẩn Salmonella.
Ảnh:USDA/Science Source/Science Photo Library
Không có rào cản diệu kỳ nào giúp bạn tránh khỏi vi khuẩn, cho dù có cực kỳ nghiêm khắc và sạch sẽ, bạn cũng không thể tránh khỏi nó.
Trong thực tế, một số loại vi sinh vật có ích cho chúng ta.
Katherine Amato từ Đại học Northwestern ở Illinois, Hoa Kỳ nói:”Nếu bạn không đánh rơi thức ăn trong phòng khám bệnh hay nhà vệ sinh công cộng, thì có thể việc dính vi khuẩn cũng có lúc tốt.”
Bởi vì chúng ta tiến hoá cùng với các vi sinh vật xung quanh mình. Các nhà nghiên cứu như Amata ngày càng tin rằng chúng đó một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của loài người.
Chúng ta dính vi sinh vật từ môi trường từ khi còn rất bé, kể cả việc nghịch đất, cát. “Hệ vi sinh vật” trên cơ thể một đứa trẻ bắt đầu khá giống người lớn khi bé được hai tuổi.
“Nếu có vi sinh vật dính trên thức ăn, nó có thể [vì thế] đóng góp vào quá trình phát triển hệ miễn dịch cho cơ thể.” – Amato nói – “Tôi vẫn nhặt lên và ăn”.
“Bạn không thể có hệ miễn dịch nếu quá mức sạch sẽ.” – Natalie Henning đồng ý với ý kiến này.
Nói cách khác, quy tắc 5 giây hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có vi sinh vật nguy hiểm hiện diện, dù có làm theo quy tắc này bạn cũng không thể tránh khỏi việc nhiễm bệnh. Ngoài ra, thì ăn thức ăn nhặt lên từ sàn nhà cũng an toàn.
Dầu sao, tôi cũng không chắc là mình muốn thử liếm bệ ngồi nhà vệ sinh đâu! 😀

Melissa Hogenboom (BBC)
Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên BBC Earth

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...