Skip to main content

NHÀ MÁY GIẤY 100 % VỐN TRUNG QUỐC SẮP BỨC TỬ MIỀN TÂY


Nhà máy giấy khổng lồ xả 28.500 tấn xút 

ra sông Hậu sắp hoạt động ! 
Blue.vn

Nhà máy giấy (bột giấy) của Công ty giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong); công nghệ và vốn đầu tư từ Trung Quốc. Quy mô nhà máy giấy này là lớn nhất Việt Nam, TOP 5 trên Thế giới.

Cổng vào Khu công nghiệp

Đây là dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc (1,2 tỷ USD). Khu vực đặt nhà máy gọi là cụm công nghiệp Cái Cui – Nam sông Hậu (Tỉnh Hậu Giang) thực chất là vùng cây ăn trái trù phú với những đặc sản bưởi, cam, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn, mận, ổi…và những hộ chuyên nuôi cá đồng. Nơi này được/bị quy hoạch làm cụm công nghiệp hồi 2006, nhưng đến nay chỉ có vài doanh nghiệp đi vào hoạt động. Hầu hết đất đai vườn cây – ao cá bị thu hồi và san bằng, hiện bỏ hoang, um tùm…

Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn. Nên việc một Nhà máy giấy (100% Trung quốc) khổng lồ đi vào hoạt động đang dấy lên nỗi lo lắng về môi trường cho hạ nguồn sông Hậu (vùng trù phú và giàu đẹp nhất Mekong delta). 
 
Trước đó, Hiệp hội chế biến và XK thuỷ sản VN (VASEP) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NN- PTNT có ý kiến để các cơ quan nhà nước nghiên cứu kỹ vị trí của dự án nhà máy giấy và bột giấy Lee&Man nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước của vùng nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL.

Nhà máy nằm sát nhánh sông Hậu

Địa điểm không có trong quy hoạch 

Cục Lâm nghiệp đã từng đề nghị Bộ NN – PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, đánh giá lại vấn đề về an ninh môi trường của nhà máy Lee&Man; yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Không chấp nhận phương án nhập 80% nguyên liệu là giấy phế liệu từ nước ngoài để sản xuất giấy và bột giấy tại VN. Cục này cũng khẳng định, theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy VN đến năm 2010 – tầm nhìn 2020 thì cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL.

Trên thực tế, các tỉnh không thể đưa toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh mình vào vùng nguyên liệu cho nhà máy. Những rừng tràm sẽ biến mất, còn nước thải sẽ đổ trực tiếp ra các con sông?
 

Nhà máy giấy (bột giấy) của Công ty giấy Lee & Man Việt Nam

Sông Hậu sẽ phải gánh hàng chục nghìn tấn xút/năm? 

Đáng chú ý, theo ước tính của cục này thì mỗi năm nhà máy Lee&Man sẽ thải ra khoảng 28.500 tấn xút (Công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút là nhiều nhất, đứng hàng thứ hai sau cyanuya, thạch tín). Trong khi đó, vùng đặt nhà máy giấy là vùng trũng nhất của khu vực nên khó rửa trôi một lượng xút lớn. Vì vậy, nếu nước thải từ việc vận hành nhà máy giấy Lee&Man đổ ra sông Hậu và biển thì sẽ tiêu diệt nguồn thuỷ sản ở sông và biển phía Nam nước ta, đồng thời sẽ ảnh hưởng rất lớn cho việc nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL.

Biển miền Trung chết, rừng Tây Nguyên chết, giờ tới lượt ĐBSCL chết ? 
Bạn đọc Bích Phượng

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...