Skip to main content

Vụ Formosa sắp bùng nổ lớn?

Lữ Giang
Trong 8 năm qua, các nhà quan sát đều nhận thấy rằng việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan thành lập nhà máy gang thép và khai thác cảng Sơn Dương ở Vũng Án, Hà Tĩnh, là một chuyện hoàn toàn bất bình thường, xét cả về phương diện hành chánh, pháp lý, kinh tế lẫn quốc phòng. Biến cố này đã gây ra một cuộc tranh luận gay cấn trên các báo chí do nhà nước quản lý, kéo dài từ ngày công ty này được thành lập cho đến ngày xảy ra vụ cá chết thì đột nhiên ngưng lại. Sự kiện này khiến nhiều người tin rằng vụ Formosa đã đến thời điểm phải được thanh toán.
PHẢI NHÌN VÀO MẶT TRÁI ĐÀNG SAU
Cho đến khi nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép tại Việt Nam, Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan chưa hề có kinh nghiệm gì về ngành này. Thế nhưng khi công ty nộp đơn xin đầu tư mở nhà máy sản xuất gang thép tại Vũng Áng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng  Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải chỉ xem xét qua loa rồi cấp giấy phép ngay và dành cho công ty rất nhiều ưu đãi, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra. Ngày 6.4.2016, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã bị Quốc Hội bãi nhiệm. Theo các báo trong nước, cũng trong ngày đó, dân vùng biển Kỳ Anh ở Hà Tỉnh bắt đầu phát hiện cá chết nổi lên trong vùng… Chuyện gì đã xảy ra?
Image result for formosa vũng áng
Sau khi tiễn đưa Tổng Thống Obama đi rồi, nhà cầm quyền CSVN chắc chắn sẽ lần lượt đưa ra các pháp chiêu để phá những đòn phép của Công ty Formosa, của nhóm Nguyễn Tấn Dũng cũng như của các nhà đấu tranh. Chưởng pháp đó như thế nào, chưa ai có thể đoán được chính xác, vì đây là một biến cố rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu không chịu nghiên cứu để hiểu rõ “địch” và “đồng minh” đang làm gì, cứ múa may quay cuồng theo các bong bóng được thả ra, đất nước ta có thể bị bán đứng từng phần và khi nhận ra thì đã quá muộn!
TỪ MỘT CÔNG TY SẢN XUẤT ĐỒ NHỰA
Công ty Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty sản xuất đồ nhựa và các sản phẩm hóa dầu, được thành lập năm 1954 tại Đài Loan do hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai). Ngày nay, công ty này đã trở thành một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành và đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con. Theo sự xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty lớn của FPG đều đứng trong Top 1000 công ty sản xuất lớn nhất thế giới năm 2015. Tổng số doanh thu của 4 công ty này đạt hơn 60 tỷ USD và vốn hóa thị trường đạt gần 70 tỷ USD.
Một số công ty con của Formosa Plastics Group đã hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Đồng Nai. Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2014, doanh thu của công ty này trên 17.100 tỷ đồng.
NHỮNG CHUYỆN BẤT THƯỜNG XẢY RA
Đầu năm 2008, tập đoàn Đài Loan Formosa Plastic Group đã đăng ký thành lập Formosa Ha Tinh (Cayman) Limited (Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Hà Tĩnh (Cayman) tại quần đảo Cayman, một thiên đường thuế lớn và rửa tiền trong vùng Caribean. Trụ sở hoạt động đặt ở số 201 đường Đôn Hóa Bắc, Đài Loan. Sau đó, công ty nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép và khai thác cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh.
Ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn mang số 323/TTg-QHQT với nội dung: đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa được thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 21.5.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh nộp đơn xin chấp nhận Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương của công ty.
Ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã ký Công văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện hai dự án nói trên.
Ngày 12.6.2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận mang số 282023000001 cho Công ty Formosa đầu tư lần đầu với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm. Dự án này được quyền sử dụng trong 70 năm một diện tích 3.300 ha ở vị trí địa lý chiến lược, bao gồm 2.000 ha đất liền và 1.200 ha mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Hợp đồng thuê đất ngày 6.2.2009 quy định: “Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối của Điều 38 Luật Đất đai 2003 quy định về việc nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra, Chính phủ còn thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, cho Công ty Formosa được cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn, được miễn thuế thu nhập 50% tức chỉ đóng 10% thay vì 20% như các doanh nghiệp khác.
TẦM VÓC DỰ ÁN SẼ THỰC HIỆN
Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh là một công ty có vốn 100% của ngoại quốc. Công ty do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Plastics Group, nắm gần 95% cổ phần với số vốn đầu tư lúc đầu là 9,9 tỷ USD. Hai cổ đông còn lại là Công ty China Steel (nắm giữ 5% vốn) và Sunsco Enterprise (0,037%). Cả hai đều của Đài Loan.
Image result for formosa vũng áng
Tuy chỉ góp vốn 5%, Công China Steel là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất gang thép, nên “sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình thực hiện dự án”. Sau này có thêm Công ty JFE, một tập đoàn thép lớn của Nhật Bản nhập cuộc. Nếu thương vụ China Steel nâng tỷ lệ cổ phần lên 25% và JFE mua 5%, Dự án Formosa Hà Tĩnh coi như hoàn tất.
Formosa công bố kế hoạch sẽ nâng tổng vốn đầu tư của Dự án lên 27 tỷ USD nhằm đưa Formosa Hà Tĩnh trở thành khu liên hợp gang thép có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Với kế hoạch này, vào năm 2020, Dự án sẽ có 6 lò cao, sản lượng thép thô đạt 22,5 triệu tấn.
Dự án khai thác Cảng nước sâu Sơn Dương ở Vũng Áng dự trù sẽ xây cất tại đây 32 bến tàu, với lượng hàng hóa thông qua cảng là 85 triệu tấn. Ngoài ra, Công ty còn có một nhà máy điện với công suất lắp đặt 2.150 MW.
VƯỢT RA NGOÀI LUẬT PHÁP
Những vi phạm trong việc bao che cho Công ty Formosa Hà Tĩnh hình thành và hoạt động quá nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại vài nét chính.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chọn chủ đầu tư là đơn vị không chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm, trong khi dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, có tính chất đa mục tiêu, gồm nhiều hạng mục phức tạp, thi công trên địa bản trải rộng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Thủ tục chọn chủ đầu tư dự án không tuân thủ theo quy định, thể hiện sự nóng vội và chủ quan.
Thanh tra cho rằng việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho Công ty Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu Tư 2005, vì luật này chỉ cho phép đầu tư 50 năm, trong trường hợp đặc biệt nếu có phép chính phủ mới được đầu tư 70 năm.
Thanh tra cũng phát hiện nhiều khuyết điểm từ năm 2012 về trước, chẳng hạn như Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng đã quyết định phê duyệt dự án khi chưa xác định được nguồn vốn đầu tư là không đúng quy định, vi phạm Điều 72 của Luật Xây dựng năm 2003 và Điều 27 của Luật Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí năm 2005. Khi chưa xác định được phần vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt mà đến ngày 15.3.2013 đã giải ngân số tiền 240/600,4 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (chiếm gần 40%), vi phạm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng 2003.
NHỮNG PHẢN KHÁNG GAY CẤN
1.- Formosa muốn trở thành một đặc khu biệt lập
Ngày 25.6.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã gởi văn thư mang số 1406022/CV-FHS đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị thiết lập “Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng” để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện.
Trong bản trình bày đính theo, Formosa Hà Tĩnh nói rằng “Điều lệ quản lý thiết lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” có rất nhiều điểm đặc thù như: xin đưa nhân viên kỹ thuật nước ngoài vào làm việc, được xây bệnh viện, trường học với lớp học song ngữ… Formosa Hà Tĩnh còn nêu ý tưởng thiết lập vành đai xanh cách ly giữa người dân xung quanh với đặc khu và quy hoạch riêng khu sinh hoạt cho nhân viên nước ngoài.
Ngoài ra, Công ty còn đề nghị đặt Formosa trực thuộc một Văn Phòng Chính Phủ, tức công ty sẽ không còn bị ai dòm ngó nữa!
Lâu nay, khu kinh tế Vũng Áng bị đồn đoán là nơi tập hợp lực lượng bí ẩn của chính quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Cuộc bạo loạn ngày 14.5.2014 đã làm cho Trung Quốc rút đi hơn 4000 công nhân và kỹ sư về nước, nhưng số lượng này vẫn chỉ là một phần nhỏ. Hiện nay còn khoảng 10.000 người Trung Quốc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Từ lâu nay, người Trung Quốc đến đây xây dựng con đường riêng, khu phố riêng, lấy vợ Việt… biến vùng này trở thành một China Town ở một cứ điểm trọng yếu của Việt Nam. Đáng lo là phần lớn công nhân ở đây đều không có giấy tờ để kiểm soát, thậm chí dân trong vùng còn cho biết rất nhiều nhóm người Trung Quốc ở đây bí mật vũ trang, phong cách không khác quân đội.
Như vậy Trung Quốc đang hình thành một nước Trung Quốc bên trong nước Việt Nam?
Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, nói rằng yêu cầu thành lập đặc khu kinh tế là do Chính phủ quyết định chứ không phải theo yêu cầu của một nhà đầu tư riêng lẻ như Formosa.
2.- Thị trường không cho phép phát triển ngành gang thép
Nhiều chuyên gia đã ngạc nhiên không hiểu tại sao chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại cho đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép rất lớn tại Vũng Án Hà Tĩnh vào lúc kỹ nghệ gang thép đang càng này càng xuống giốc trên thế giới. Giá thép giảm mạnh trên khắp các châu lục đến mức 45% trong một năm qua. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu như quặng sắt lao dốc cộng với nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dư thừa. Năm 2015, các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã đổ ra thị trường quốc tế 112 triệu tấn thép, khiến thị trường toàn cầu điêu đứng vì giá thép hạ.
Hiện nay Việt Nam đã có 5 khu sản xuất gang thép là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lao Cai, Quảng Ngãi và Ba Rịa. Nếu Formosa Hà Tĩnh đưa ra một sản lượng gang thép cao như nói trên, số phận của các khu sản xuất gang thép này sẽ đi về đâu?
GS Nguyễn Đình Lương cho rằng phát triển ngành sắt, thép không phải là xu hướng của quốc tế. Trong khi thế giới đang tìm mọi cách để đẩy ra thìViệt Nam vẫn đang và luôn luôn làm một thùng rác để nước ngoài trút bỏ vào đó.
3.- Không quan tâm đến môi trường
Về môi trường, Ông Võ Tuấn Nhân Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ “cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam“. Đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng để tiết kiệm, có thể công ty đã không lọc 100% nước thải, mà chỉ lọc một phần lấy lệ rồi thải ra, nên nước thải ra đã đưa tới hiện tượng cá chết như hiện nay. Đây là vấn đề đang được điều tra.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện chỉ có 5 nhà máy cán thép nhỏ, nhưng vấn đề xử lý bụi lò đã và đang là bài toán nan giải của các nhà máy này nói riêng và cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Lượng bụi lò ngày càng tồn dư, đe dọa ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu 6 nhà máy lớn của Công ty Formosa xây cất xong và hoạt động, những nguy hại về môi trường sẽ như thế nào?
4.- Không quan tâm đến an ninh quốc phòng
Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc gia. Đó là khu hẹp nhất ở lãnh thổ miền Trung, nối liền Bắc và Nam, nếu chận ở đây đất nước sẽ bị cắt làm đôi. Ngày xưa các Chúa Trịnh – Nguyễn cũng đã phân chia lãnh thổ ở khu vực này. Trong vùng còn có quốc lộ 12-A nối liền Việt Nam với Lào và Thái Lan, nếu cắt đức sẽ phương hại về an ninh và kinh tế.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nghi ngờ lập luận thành lập khu kinh tế Vũng Áng với lý do để phát triển kinh tế. Bà nói rằng nguyên tắc đầu tiên là bất cứ quốc gia nào cũng không thể vì lợi ích kinh tế mà hy sinh những lợi ích về quốc phòng. Vị trí mà Formosa đang làm là vị trí rất nhạy cảm về quốc phòng, do đó không thể vì bất cứ lợi ích kinh tế nào để hy sinh lợi ích quốc phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, từng bày đỏ sự quan ngại sâu sắc:
Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.”
Image result for formosa vũng áng
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành lưu ý:
Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc”.
GS Nguyễn Đình Lương cho rằng vị trí nhà đầu tư xây dựng ở đây không chỉ có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng mà ở đâyngười ta còn nói tới một chiến lược biến Việt Nam thành “cục sắt”.
CHỜ TRẬN ĐÁNH SẮP TỚI
Nhiều nhà phân tích tin rằng việc cho thành lập và bảo trợ dự án gang thép Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương là một trong những lý do chính khiến Đảng CSVN phải loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi các vai trò lãnh đạo Đảng và Nhà Nước. Từ năm 2012 đến nay, các báo chí trong nước đã liên tục đưa ra những phê phán nặng nề về khu tự trị Vũng Áng. Nhưng Formosa tin rằng còn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Trung Hải, họ sẽ đứng vững. Bất thần vào đầu tháng 4 vừa qua, Quốc Hội đã bãi nhiệm sớm Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hãi, Formosa trở tay không kịp. Nhiều người nghi ngờ vụ cá chết là một đòn khá nặng Formosa đã giáng vào hệ thống cầm quyền mới hiện nay của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.
Trước sau gì rồi thủ phạm cũng sẽ bị phát hiện và cách êm đẹp nhất là Formosa tự động từ bỏ hai dự án gang thép Vũng Án và cảng sâu Sơn Dương với tổn thất khỏang 4 tỷ USA. Các cuộc biểu tình mạnh ở địa phương đang góp phần vào việc đẩy Formosa ra khỏi Hà Tĩnh. Cũng có thể các cuộc bạo loạn sẽ xảy ra ở Vũng Áng như vào tháng 5 năm 2014.
Trong khi các báo do Nhà nước quản lý được lệnh tạm ngưng oanh kích Công ty Formosa, hệ thống websites bênh vực Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng thời cơ, đã đẩy mạnh chiến dịch “cho đám Nguyễn Phú Trọng đo ván”. Nhưng về lâu về dài thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ lãnh đủ và lãnh nặng.
Xin đợi xem các chưởng pháp hai bên sắp tung ra.
Ngày 26.5.2016
Lữ Giang

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...