Skip to main content

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: NHỮNG TRANG HY VỌNG MÃI CÒN

(NCTG) May mắn đất nước chúng ta vẫn còn những người như nhạc sĩ (NS.) Tuấn Khanh, để kể với mọi người rằng giai điệu đến từ trái tim sẽ đập tan những ác niệm, góp phần tô màu tương lai tươi đẹp cho chốn hoang tàn, vẽ nên bức tranh chim họa mi hót lanh lảnh trên cành dù ánh bình minh hãy chưa đến giờ ló dạng…


Được mọi người biết đến với tư cách là một nhạc sĩ, độc đáo thay, cái tên Tuấn Khanh trở thành hiện tượng của đời sống mạng chông chênh trong lúc gương mặt nước nhà ngày càng xa rời những giá trị tinh thần trân quý.


Đã từ lâu, đồng hành với vai trò sáng tác, NS. Tuấn Khanh còn là cây bút phê bình văn nghệ hàng đầu, bài viết của anh được săn đón và tên anh là con dấu đảm bảo chất lượng. Như thế vẫn chưa đủ, phải đến vai trò làm ngòi bút phản biện với những bài viết xuất sắc, thế mạnh của NS. Tuấn Khanh mới được chắp cánh qua mạng xã hội.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập từng nhận xét: “Anh là người viết văn hay nhất Việt Nam hiện nay”. Còn nhà báo lão làng Mạnh Kim nói đơn giản, NS. Tuấn Khanh là “hàng độc” trong giai đoạn mà làng báo và làng văn Việt Nam đầy những vết đen.

Tự bao giờ, nhiều người chơi FB không hẹn mà gặp, lại đồng lòng chia sẻ những bài viết của NS. Tuấn Khanh vô cùng rầm rộ như hiện nay. Trái với hiện tượng câu LIKE khi chia sẻ những bài viết gây sốc đầy rẫy trên mạng, những người truyền nhau bài viết của NS. Tuấn Khanh không chỉ vì nó quá hay, mà còn để góp phần thắp lên thông điệp cuộc sống, cho chúng ta một nguồn hi vọng trước cảnh phát triển “hoang tàn” của đất nước.

Những bài viết của Tuấn Khanh có khi là vết cắt thấm thía cuộc sống bộn bề, có khi thấm đẫm tình người cao đẹp, có khi tát thẳng vào mặt những kẻ trơ tráo xảo biện… Phải là người hiểu và yêu nước Việt lắm mới tô điểm được những bài viết đậm chất nhân văn và đi vào lòng người dễ dàng đến thế.

Đọc bài của NS.Tuấn Khanh là một trong những cách học văn bổ ích và giá trị hơn tấn trò tác phẩm trong sách giáo khoa giáo điều lạc hậu. Hầu như bài viết nào của anh cũng có thể đưa vào sách giáo khoa báo chí, giáo dục, đời sống xã hội, và lý luận âm nhạc.

Đối với “một bộ phận dân văn chương”, tôi biết họ còn tỏ vẻ xem thường, hoặc đố kỵ; nhưng thái độ, tình cảm yêu mến của số đông đối với những bài viết của NS. Tuấn Khanh là bằng chứng hùng hồn và sống động nhất mà chưa có ngòi bút phản biện xã hội nào sánh ngang hàng một cách vừa vặn.

Mỗi lần đọc bài của anh, thiết nghĩ không chỉ riêng bản thân tôi mà còn rất nhiều người khác nữa, cảm thấy giọng văn “thay lời muốn nói” một cách đầy lương tâm và trách nhiệm đối với vận mệnh đất nước.

Nhan nhản trên báo, chúng ta chứng kiến không hiếm Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, ngay cả người đi du học trường danh tiếng nước ngoài, về quê nhà vẫn viết những bài báo mụ mị sắc quyền. Những kẻ có thể kể mọi chuyện, viết mọi điều “theo đường lối” chỉ là những quân cờ vô tri không kém phần vị nể. Một nhân vật biết cách lên tiếng trung thực giữa “bầu trời Tiến sĩ Việt”, biết đớn đau, sẻ chia với đồng bào, mới là con người chân chính như tạo hóa vốn dĩ sinh thành.


Người viết văn hay nhất Việt Nam hiện nay, theo nhà văn Nguyễn Quang Lập
Người viết văn hay nhất Việt Nam hiện nay, theo nhà văn Nguyễn Quang Lập

NS. Tuấn Khanh đã son màu, nói hộ tâm tư của những người dân ít chữ lương thiện, tiếng nói của anh vô tình đại diện cho nhiều giai tầng dù không ai nhờ vả. Qua mỗi bài viết, NS. Tuấn Khanh lần lượt bóc trần những kẻ uy quyền vô sỉ, lý lẽ của anh làm lặng thinh bọn học vấn khinh tài bạc nhược. Những câu văn tựa suối nguồn gió mát bên tai lại là bản án nghìn thu dành cho những kẻ trơ tráo, những kẻ ăn nằm phủ quét máu xương dân tộc mình.

Không biết bao nhiêu lần, tôi và bạn bè ngồi nói chuyện với nhau, lo lắng một ngày nào đó NS. Tuấn Khanh với những bài viết ấy, tuy chưa đến mức “phản động”, nhưng lại là lưỡi dao vô hình kề trước họng cường quyền, sẽ gánh phải những bất công lương tri mà nhiều người đã sa lưới.

Văn phong là thế mạnh lớn, phân biệt NS. Tuấn Khanh với những cây bút khác. Với lối viết nhẹ nhàng, rành mạch, ngữ nghĩa thâm thúy, tác phẩm báo chí của anh chẳng khác tác phẩm văn học; mượn cuộc sống con người và đắng cay xã hội để kể về những giai đoạn đáng yêu, đáng nhớ, và đáng hận, đáng quên trong lịch sử đã và đang tiếp diễn. Người ta thích đọc cũng vì ngôn ngữ Tuấn Khanh không rườm rà, giản đơn mà đầy thuyết phục.

NS. Tuấn Khanh là ví dụ về lẽ sống ở một con người cụ thể, minh chứng những lớp vẻ bóng bẩy trên bộ mặt ai nấy đê hèn không thể đánh ngã được sự thật, nơi những con người đấu tranh vì công lý luôn ngẩn cao đầu hoan ca trước lẽ thường xã hội.

Kỹ năng viết báo đạt đến tầm nghệ thuật, đó chính là Tuấn Khanh, một nhạc sĩ!

Vẫn biết, một vài câu chữ không thể phát họa hết tính cách, con người, và sức ảnh hưởng của NS. Tuấn Khanh trong đời sống cộng đồng. Bài viết này thay cho lời cảm ơn của tôi dành cho anh, cho những gì anh đã nói, đã viết, và đã đem đến cho nhiều người, trong đó có tôi, những trang hy vọng mãi còn.
Anh Thư, từ Sài Gòn

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...