Skip to main content

Trung Quốc đối mặt với 2 lựa chọn ngặt nghèo trước Tổng thống Donald Trump


Giáo sư Min Xinpei, ảnh: internet.
(GDVN) – Bắc Kinh đang phải đối mặt trước sự lựa chọn khó khăn giữa một cuộc xuống nước muối mặt với một cuộc xung đột kinh tế nguy hiểm với Hoa Kỳ.
Giáo sư Min Xinpei (Bùi Mẫn Hân) ngày 9/7 có bài phân tích về những căng thẳng thương mại Trung – Mỹ hiện nay với nhận định, Bắc Kinh đang phải đối mặt trước sự lựa chọn khó khăn giữa một cuộc xuống nước muối mặt với một cuộc xung đột kinh tế nguy hiểm với Hoa Kỳ.
Với việc Mỹ áp đặt mức thuế suất 25% lên tổng số hàng hóa thương mại Trung Quốc 34 tỷ USD xuất khẩu sang Hoa Kỳ, hai bên đã triển khai những nước cờ đầu tiên trong cuộc chiến thương mại.
Nếu hình dung theo một cuộc xung đột quân sự thì vòng đầu tiên của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ là một cuộc đụng độ hoặc một cuộc tấn công thăm dò.
Bởi vì số lượng hàng hóa thương mại hai chiều bị ảnh hưởng bới thuế quan chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị thương mại Mỹ – Trung.
Nhưng nhiều người tin rằng, cuộc chiến chính thức sẽ sớm diễn ra.
Ngoài thông báo sẽ đánh thuế tiếp khối lượng hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ trị giá 16 tỷ USD, ông Donald Trump còn đe dọa đánh thuế tất cả các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ (trị giá 505 tỉ USD năm 2017).
Mặc dù biểu hiện bên ngoài tỏ ra cứng rắn và phát biểu hùng hồn (ông Tập Cận Bình thề sẽ đẩy lùi các đòn tấn công thương mại của Mỹ), các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng thực sự.
Việc phá vỡ quan hệ Trung – Mỹ trong vài năm qua chắc chắn nằm trong diễn biến có tính chiến lược mà Bắc Kinh đã tính toán trước.
Chính sách đối ngoại của Bắc Kinh từ 2010 tập trung vào xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông, tránh để mối quan hệ tay đôi quan trọng nhất thế giới rơi vào tình trạng đối đầu.
Ngay cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra là một phần của cuộc cạnh tranh địa chính trị lớn hơn nhiều giữa 2 nước.
Đối mặt với thử thách khó khăn nhất kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11/2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải sớm đưa ra quyết sách làm thế nào giảm thiểu được những hậu quả bất lợi của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Cuộc chạy đua địa chính trị Trung – Mỹ nếu theo kịch bản cực đoan, có thể dẫn đến chiến tranh lạnh.
Quyết định ngắn hạn thông minh nhất mà Bắc Kinh có thể thực hiện là chấp nhận cú tấn công tiếp theo để kéo Washington vào bàn đàm phán.
Ví dụ nếu Mỹ áp đặt thuế suất 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ, Bắc Kinh không nên phản đòn thì mới có cơ may Washington dừng tay.
Điều này tạo cơ hội thương lượng giữ được thể diện và không làm tăng thêm chi phí.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Sputnik.
Lý do thuyết phục nhất đằng sau chiến lược này là bảo vệ vị trí trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khoảng 43% giá trị thương mại hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2017 (tổng cộng 4,3 nghìn tỷ USD) theo Bộ Thương mại Trung Quốc, là “chế biến thương mại”.
Tức là các hàng hóa trung gian được nhập về và lắp ráp thành sản phẩm tại Trung Quốc rồi xuất khẩu.
Những gì Trung Quốc thu được từ chế biến thương mại là sử dụng nguồn lao động giá rẻ, các nhà máy và một số công nghệ phổ biến.
Thương mại chế biến tạo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận thấp. Ví dụ công ty Foxconn Đài Loan chuyên lắp ráp iPhone tại Trung Quốc chỉ có tỉ suất lợi nhuận 5,8% vào năm ngoái.
Một trong những rủi ro lớn nhất của Trung Quốc là phải đối mặt với một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, và sau đó là sự mất mát của nền sản xuất chế biến thương mại.
Thậm chí một mức tăng thuế quan khiêm tốn của Mỹ có thể khiến cho việc lắp ráp cơ bản tại Trung Quốc không còn kinh tế nữa.
Nếu chiến tranh thương mại Trung – Mỹ leo thang, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Trung Quốc sẽ buộc phải di dời chuỗi cung ứng của họ.
Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự mất mát hàng triệu công ăn việc làm, hàng chục ngàn nhà máy đóng cửa và mất một động lực tăng trưởng quan trọng.
Tuy nhiên đầu hàng “kẻ bắt nạt thương mại” – cái tên được truyền thông Trung Quốc sử dụng để gọi Donald Trump, là điều khó khăn đối với Tập Cận Bình, người quyền lực số 1 Trung Quốc.
Tệ hơn nữa là Trung Nam Hải vẫn chưa biết Donald Trump thực sự đang muốn gì và làm thế nào Trung Quốc có thể xoa dịu ông ấy.
Những điều khoản các nhà đàm phán của Tổng thống Mỹ đưa ra cho Bắc Kinh đầu tháng Năm là quá khắc nghiệt, đến nỗi nếu ông Tập Cận Bình chấp nhận, có thể bị coi là “bán nước” ở Trung Quốc.
Ngay cả khi cuộc chiến thương mại với Mỹ được hủy bỏ vì các nhượng bộ từ Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với quyết định đau đớn khác.
Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ nói chung, nguy cơ đóng cửa nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE sau lệnh cấm của Washington đã làm bộc lộ lỗ hổng chiến lược của Trung Quốc trong sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Mỹ.
Trước khi 2 nước trở thành đối thủ địa chính trị, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế Trung – Mỹ là một tài sản quý đối với Trung Quốc.

Họ có thể tận dụng lợi thế của mối quan hệ này để xây dựng sức mạnh nhanh chóng, trong khi lợi ích kinh tế phụ thuộc lẫn nhau là bước đệm hoãn xung xung đột địa chính trị giữa 2 nước.
Nhưng mối quan hệ tổng thể Mỹ – Trung đang chuyển đổi nghịch đảo, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không chỉ khó duy trì như thể hiện trong cuộc chiến thương mại, mà còn nhanh chóng trở thành gánh nặng nghiêm trọng.
Trong lĩnh vực công nghệ, giờ đây Trung Quốc thấy mình phải dựa vào lòng thương xót của Washington để tiếp cận các bộ phận quan trọng như con chíp bán dẫn, các công nghệ quan trọng như hệ điều hành Windows và Android.
Nếu Hoa Kỳ quyết định cắt đứt quyền tiếp cận 2 dòng sản phẩm này vì bất cứ lý do gì, nền kinh tế Trung Quốc có thể bị gián đoạn.
Tập Cận Bình và các đồng nghiệp của ông bây giờ phải đưa ra quyết định về một sự cân bằng tốn kém.
Nếu họ hy vọng giữ vững quyền tự chủ và an ninh quốc gia, Trung Quốc sẽ phải bắt đầu quá trình tách khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ về công nghệ cao và thương mại.
Quá trình này chắc chắn không hiệu quả vì ít có quốc gia nào có thể thay thế Mỹ trở thành thị trường cho hàng xuất khẩu Trung Quốc, cũng như nguồn cung cấp linh kiện, sản phẩm công nghệ cao.
Tồi tệ hơn, việc tách khỏi Hoa Kỳ sẽ làm giảm sự kiềm chế từ cả 2 phía trong cuộc đua địa chính trị, do đó làm tăng khả năng xung đột.
Quyết định khó khăn cuối cùng với Tập Cận Bình là ông sẽ sớm phải thực hiện, là liệu có nên quay trở lại chương trình nghị sự của chính sách đối ngoại đầy tốn kém của mình hay không.
Trước khi quan hệ Trung – Mỹ bị phá vỡ và sự khởi đầu của một cuộc chiến thương mại song phương, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một loạt sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, hướng đến mục tiêu siêu cường toàn cầu.
Đặc biệt là sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 1 ngàn tỷ USD sẽ khó duy trì vì Bắc Kinh phải bảo tồn nguồn dự trữ ngoại hối, bảo vệ an ninh tiền tệ và duy trì số dư thanh toán.
Bởi lẽ kết quả gần như chắc chắn của một cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ sẽ làm suy giảm đáng kể xuất khẩu và nguồn thu ngoại hối của Trung Quốc.
Nói cách khác, Trung Quốc sẽ không còn khả năng chi trả cho các hợp đồng đắt đỏ phục vụ chính sách đối ngoại như trước nữa.
Tuy nhiên, ý tưởng rút khỏi các dự án trong khuôn khổ Vành đai và Con đường có liên quan chặt chẽ đến Tập Cận Bình sẽ là khó khăn với Trung Quốc;
Bởi vì nó hầu như đã phát sinh những khoản chi phí chìm khổng lồ, nên việc đầu tư vào các khoản đầu tư trong tương lai có thể gây nguy hiểm cho một số dự án hiện có.
Về mặt chính trị, một đề xuất như vậy sẽ là mất mát to lớn đối với ông Tập Cận Bình và thật khó tưởng tượng các thuộc cấp của ông dám mạo hiểm đề xuất chính sách như vậy.
Một phân tích ngẫu nhiên về sự cân bằng này cho thấy, Trung Quốc có thể đạt được nhiều lợi ích hơn trong dài hạn nếu các nhà lãnh đạo nước này sẵn sàng các nhượng bộ ngắn hạn, mặc dù mất mặt, trước khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ leo thang vượt tầm kiểm soát.
Chi phí của các nhượng bộ cần thiết để ổn định quan hệ Trung – Mỹ vượt xa số lượng hàng hóa bổ sung mà Trung Quốc cam kết sẽ nhập khẩu từ Mỹ.
Giáo sư Min Xinpei kết luận, cuối cùng Trung Quốc buộc phải cắt giảm tham vọng địa chính trị, dừng việc thách thức sự ưu việt của Hoa Kỳ.
Hồng Thủy

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...