Skip to main content

Vợ và luật sư của Đặng Văn Hiến nói về án tử hình

Ông Đặng Văn HiếnBản quyền hình ảnhMAI QUỐC ẤN
Image captionÔng Đặng Văn Hiến tạm biệt gia đình trước khi đầu thú
Ông Đặng Văn Hiến bị y án tử hình theo phán quyết của HĐXX TAND TP HCM hôm 12/7, trong khi tất cả các bị cáo khác được giảm án.
Bà Mai Thị Khuyên, vợ ông Hiến cho biết tại phiên tòa chỉ có một số người dân được phép vào tham dự phiên tòa, trong khi hàng chục người dân khác phải tập trung ngoài sân, nghe ngóng thông tin mặc cho trời mưa, và nhiều ghế trống trong phiên tòa.
Sau khi nghe tòa tuyên y án tử hình cho chồng, bà Khuyên nói bà rất đau đớn, và rất yếu vì bị nhiều bệnh trong người.
Bà nói phiên tòa "không công bằng, bỏ lọt tội phạm", chỉ tập trung vào vụ việc hôm 23/10/2016 mà không hề xém xét những tình tiết xảy ra suốt 8 năm trước đó, vốn là nguyên căn dẫn đến đỉnh điểm của vụ việc.
"Người dân rất là bức xúc. Tòa mà xử không công minh thế này thì dân không tin tưởng vào pháp luật, vào Đảng và nhà nước nữa," bà Khuyên nói.

Tòa còn bỏ xót nhiều chi tiết

Luật sư Nguyễn Văn Quynh, một trong 6 sáu luật sư bào chữa cho các bị cáo Đặng Văn Hiến, cho biết đang xem xét trình tự giám đốc thẩm."Có nghĩa là chúng tôi đang xem xét để khiếu nại bản án của TAND cấp cao hôm qua, vì vụ án chưa xem xét toàn diện hành vi chủ quan của Đặng Văn Hiến."
Ông Quynh cho rằng biên bản thực nghiệm hiện trường được thực hiện khi không có sự có mặt của luật sư, dù các luật sư đã đăng ký từ đầu, và điều này trái với trình tự tố tụng.
Ông cũng cho rằng bị cáo Hà Văn Trường cũng bị oan, vì lúc đó chỉ bế đứa con 3 tuổi của Hiến và đưa đạn trên bàn thờ cho Hiến.
"Thời điểm đó Hiến cũng không bắn trúng người nào cả, mà quy kết Trường tội giết người là không đúng với hành vi. Cho nên Trường chỉ nên bị buộc tội Cố ý gây thương tích chứ không phải tội Giết người."
Luật sư Nguyễn Văn Quynh là một trong sáu luật sư bào chữa cho Đặng Văn HiếnBản quyền hình ảnh


NGUYỄN VĂN QUYNH/FACEBOOK
Image captionLuật sư Nguyễn Văn Quynh là một trong sáu luật sư bào chữa cho Đặng Văn Hiến
Ông Quynh cũng đồng tình với bà Khuyên rằng có nhiều nguyên nhân khách quan, sâu xa về những bức xúc lâu năm, tồn đọng của người dân đã không được xem xét, giải quyết.
"Bản thân quyết định của UBND tỉnh giao đất cho công ty Long Sơn là quyết định giao đất có điều kiện, buộc công ty Long Sơn phải thỏa thuận với người dân đã xâm canh. Những hộ đã sản xuất trước 2006 thì phải thương lượng bồi thường. Vợ chồng anh Hiến đã thuê đất và mua lại của chủ cũ từ 2005, cây điều nhà anh Hiến đã trên 10 tuổi rồi theo giám định."
Theo hồ sơ, ông Quynh cho biết công ty Long Sơn chỉ bồi thường cho 1-2 hộ, còn lại thì không thỏa thuận nào mà chỉ cưỡng chế.
Thêm vào đó, hồi 2015, UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi gần 500ha của công ty Long Sơn để thực hiện việc mở rộng xã.
Nhưng khi ông Quynh hỏi ông Nghiêm Thiên Xuân Sửu, nguyên phó giám đốc công ty Long Sơn, thì ông Sửu nói có nhận được quyết định nhưng thực tế chưa có cơ quan chức năng nào đến đo đạc vị trí thu hồi, khiến người dân không biết chỗ nào thu hồi để tái định canh định cư, chỗ nào cho doanh nghiệp.
"Nguồn cơn là do các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý dẫn đến tranh chấp giải quyết không được triệt để, xảy ra vụ việc này và gây ra hậu quả lớn là 3 người chết và 13 người bị thương mà nguyên nhân cũng là do công ty Long Sơn gây ra trong một thời gian dài."
Ông Quynh cho biết với tư cách luật sư bào chữa, ông đã đề nghị truy cứu trách nhiệm các cơ quan chức năng liên quan trong phiên tòa.
Nhưng ông cho biết việc phát hiện tội phạm là của cơ quan điều tra, nhiệm vụ cáo trạng truy tố là của tòa án, nếu để lọt người lọt tội thì các cơ quan đó sẽ phải chịu trách nhiệm.

'Bị đẩy vào đường cùng'

Bà Mai Thị Khuyên, vợ ông Hiến kể lại ngọn ngành cho BBC biết rằng gia đình ông Đặng Văn Hiến và nhiều người dân cũng tiểu khu đã đến định cư và làm ruộng rẫy ở khu đất tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông từ 2005.
Nhưng đến 2008, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Long Sơn cho xe vào san ủi đất vườn điều nhà ông Hiến và người dân khác, lấy lý do rằng chính quyền đã giao đất cho công ty này và người dân đã lấn chiếm.
Người dân cũng cho rằng công ty Long Sơn cũng chưa bao giờ đứng ra trao đổi rõ ràng với người dân về việc bồi thường đất đai.
Bà Mai Thị Khuyên, vợ của Đặng Văn Hiến cùng con trai útBản quyền hình ảnhUGC
Image captionBà Mai Thị Khuyên, vợ của Đặng Văn Hiến cùng con trai út
Bà Khuyên cho biết: "Người dân chưa bao giờ nhận được buổi họp mặt thoả thuận bồi thường cây hoa màu hay thu hồi đất nào. Người dân lúc nào cũng tự bảo vệ lấy mình, cũng kêu gào thưa kiện mà không lần nào giải quyết cho người dân,"
Đến tháng 7/2016, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã về làm việc với lãnh đạo của tỉnh Đắk Nông về vụ tranh chấp đất đai tại tiểu khu 1535, và chỉ đạo tạm thời không cấp thêm dự án mới và đặt sự ổn định của nhân dân lên trên hết, theo báo Pháp Luật Thành phố.
Tuy nhiên ba tháng sau, hôm 23/10/2016, công ty Long Sơn cử hơn 30 nhân viên đem theo máy móc, xe ủi vào phá hủy vườn điều, cà phê của ông Hiến và hai hộ dân khác.
"Chúng tôi bức xúc từ 2008 nhưng anh Hiến nói vẫn tin tưởng vào pháp luật giải quyết, nhưng hôm đó họ dồn người dân đến bước đường cùng."
Bà Khuyên nhớ lại ngày hôm đó, tầm 4 giờ sáng, khi gia đình còn đang ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng máy ủi.
"Anh ấy bật dậy chạy ra bãi rộng thì thấy một nhóm công nhân 20 chục người bao vây. Tôi cũng dậy và đi luôn không trần chừ. Tôi chạy ra bãi sau nhà thì cũng thấy khoảng vài chục người của Long Sơn.
Ông Hiến dùng súng hoa cải bắn chỉ thiên để nhóm người công ty Long Sơn ngừng ném đá. Tuy nhiên, nhân viên Long Sơn vẫn không ngừng lại, ông Hiến chạy vào nhà cố thủ và bắn vào nhóm người.
Trong khi đó bà Khuyên ở phía sau nhà, đôi co với một nhóm nhân viên các của công ty Long Sơn.
"Tôi ngăn cản, van xin họ mà cũng không được. Họ còn nói 'Chị mà cản là chúng tôi cho máy cán chết chị."
Đơn xin ân giảm của Đặng Văn Hiến mà luật sư Nguyễn Kiều Hưng công bố trên FacebookBản quyền hình ảnhNGUYỄN KIỀU HƯNG/FACEBOOK
Image captionĐơn xin ân giảm của Đặng Văn Hiến mà luật sư Nguyễn Kiều Hưng công bố trên Facebook
Ông Hà Văn Trường là một người làm cho gia đình ông Hiến, đang bế con trai nhỏ 3 tuổi của ông Hiến trên gác và tiếp đạn cho ông Hiến. Còn ông Ninh Viết Bình nghe tin người của công ty Long Sơn cướp đất và phá tài sản nên cầm súng chạy sang nhà ông Hiến hỗ trợ.
Kết quả là ba người của công ty Long Sơn thiệt mạng và 13 người bị thương.
Sau đó ông Hiến và Trường chạy xuống Bình Phước và nhờ ông Đoàn Văn Diện dùng điện thoại đánh lạc hướng cơ quan chức năng, vì vậy ông Diện bị phạm tội che giấu tội phạm.
Và vài ngày sau, dưới sự động viên của các nhà báo ở báo Nông Thôn Ngày nay và Dân Việt, ông Hiến và ông Trường ra đầu thú.
Cảnh ông Hiến ra đầu thú hôm 29/10 được báo Pháp luật Thành phố mô tả là "rất đông người dân đã đến không phải vì hiếu kỳ mà để ôm chia tay Đặng Văn Hiến, một trong những bị can gây ra vụ nổ súng. Hiến khóc, những người dân Đắk Nông cũng khóc."

Tranh chấp đất đai đã tạm ổn

Ông Quynh cho biết sau phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 1/2018, UBND tỉnh Đắk Nông đã thành lập đoàn thanh tra để thanh tra về tình trạng đất đai trên toàn tỉnh.
Ông cho biết các xã đã được tách rời, địa giới hành chính đã tạm ổn, tuy nhiên vẫn chưa rõ kết luận thanh tra về vụ việc công ty Long Sơn.
Cụ thể là liệu khoản diện tích 500ha UBND tỉnh thu hồi có phải nằm trong khu đất công ty Long Sơn tranh chấp với người dân hay không.
Hôm 12/7, sau chủ tọa thẩm phán Lưu Văn Ba cũng liên tục nhắc ông Đặng Văn Hiến có bảy ngày để xin chủ tịch nước ân xá.
Về khả năng được ân xá, ông Quynh cho biết, vụ việc của ông Đặng Văn Hiến đã thu hút dư luận hơn một năm qua.
Với "tinh thần hiểu được nguồn cơn sự việc, bối cảnh, điều kiện hành vi", ông Quynh hi vọng "chủ tịch nước sẽ chấp nhận đơn xin ân giảm" của ông Hiến.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...