Skip to main content

"Thiên thần bên xác Chúa"-một trong những tác phẩm gây sốc nổi tiếng của Édouard Manet

Ngày nay, hầu như ai cũng phải thừa nhận Édouard Manet (1832–1883) là một "nhà cách mạng"-nghệ sĩ tiên phong của nghệ thuật hiện đại (chủ nghĩa) phương Tây, nhưng đương thời, với số đông, ông là một kẻ phá phách, gây rối... Nhiều tác phẩm của ông, đã được/bị xem là những thách thức, không chỉ đối với truyền thống hội họa trước đó-từ phương pháp sáng tác đến cả quan điểm thẩm mỹ-mà còn đối với vô số những niềm tin chung trong xã hội-bao gồm những vấn đề luân lý, đạo đức và tôn giáo v.v... Những bức tranh như "Bữa ăn trưa trên cỏ" (1863), "Olympia" (1863), ngay từ khi mới ra đời, đã gây nên bao nhiêu "sóng gió"...!
Bức tranh "Thiên thần bên xác Chúa" Édouard Manet vẽ năm 1984, cũng là tác phẩm gây sốc và đã tạo ra nhiều "sóng gió" tương tự!

The Dead Christ with Angels (179,4 x 149,9 cm), 1864
Sốc. Trước hết, bởi nó không có cái dáng vẻ thánh thiêng thường thấy nơi các tác phẩm cùng chủ đề ra đời trước đó(1). Không có những vòng hào quang tỏa sáng. Không có thứ ánh sáng thiêng liêng chói lòa như tỏa ra từ thân xác Chúa. Ở các Thiên thần, cũng không có cái dáng dấp kính cẩn lễ nghi. Trong tranh Manet, hai vị Thiên thần, ngoài đôi cánh, đã được thể hiện như những người phụ nữ bình thường, với những biểu hiện cảm xúc đời thường-sầu não và hơi có phẩn tư lự. Hình ảnh Chúa Giêsu thực sự là hình ảnh của một người đã chết. Chết thật! Và, cái vòng hào quang trên đầu Chúa, chỉ được vẽ bằng một nét sáng thật mảnh-như một giả định! Dấu vết bị đâm lần sau cùng trên cơ thể Chúa không phải ở cạnh sườn phải mà ở ngay trái tim-khác thường! Ngay cả đôi cánh thiên thần, cũng như được vẽ thêm vào, ở bên ngoài, không dính vào nhân vật... Nói chung, một mặt, nó có vẻ quá đời thường, bình thường; mặt khác, lại có vẻ như trong một cuộc trình diễn trên sân khấu (vòng hào quang của Chúa, hai đôi cánh thiên thần, hai bàn tay hai bàn chân Chúa như được cố tình sắp xếp để lộ các dấu đinh...đã tạo nên cảm tường đó. )...
Sốc. Tiếp theo. Nghiêm trọng hơn. Là nó tạo nên những cách hiểu quá khác với niềm tin tôn giáo nơi hầu hết người Công giáo đương thời. Nhiều người đã lên tiếng phê phán: cách thể hiện các Thiên thần trong dáng vẻ sầu não, ủ dột và hơi có phần tư lự như thế chẳng khác nào đặt vấn đề nghi ngờ về thần tính nơi Chúa Giêsu. Hình ảnh Đức mẹ Maria và các Thánh ôm xác Chúa Giêsu, cho dù có biểu lộ tình cảm đau thương đến tột cùng, thì cũng là điều bình thường. Lý do hoàn toàn dễ hiểu. Bởi tất cả, đều là con người! Với các Thiên thần thì khác. Thiên thần không phải là con người. Thiên thần là các Thiên sứ từ “Trời cao” xuống phù trợ và chào đón sự sống lại của Chúa Giêsu. Cái dáng vẻ buồn đau, ủ dột và hơi có phần tư lự nơi các Thiên thần trong tranh Manet, bởi vậy, là điều bất thường… Không ít lần người ta đã đặt ra câu hỏi: “Phải chăng với Manet, Chúa Giêsu hoàn toàn chỉ là một con người. Người đã rao giảng lời Chúa, và đã chịu chết trên Thập tự giá. Các vị Thiên sứ buồn đau, ủ dột và có phần tư lự vì Chúa Giêsu đã không sống lại…!”
Cách hiểu và diễn dịch như vậy đã tạo nên “sóng gió”. Ở khắp nơi, trong một khoảng thời gian dài, người ta đã lên án, kết tội Manet…
Tuy nhiên, cũng đã có không ít ý kiến, ngay trong cộng đồng Công giáo đương thời, và ngày càng nhiều hơn, ủng hộ Manet. Họ, hầu hết, là những trí thức và nghệ sĩ có tư tưởng cấp tiến. Theo họ, cần phải nhìn tác phẩm của Manet trong bối cảnh xã hội châu Âu giữa thế kỷ XIX. Đó là xã hội, đã đi qua thời kỳ “Khai sáng”, đã bước vào kỷ nguyên hiện đại với sự lên ngôi của chủ nghĩa duy lý… mà ở đó, không chỉ có tín niệm “Nhập thể” mà ngay cả niềm tin về sự hiện hữu và quyền năng của Thiên Chúa cũng đã có sự thay đổi về “chất”: Thiên Chúa hiện hữu nơi mỗi con người, và quyển năng Thiên Chúa được thực hiện qua hành động của con người-trong cả sự bất toàn của nó.
Trong cách nhìn như vậy, hình ảnh Chúa Giêsu chỉ là một con người, và các Thiên Thần biểu lộ các tình cảm của con người trong tranh Manet là có ý nghĩa tích cực. Chính những xúc cảm được tạo nên bởi hình ảnh đau thương của những con người lương thiện trước sự hy sinh cao cả của một người lương thiện khác là nền tảng của sự phục sinh Thiên Chúa nơi mỗi con người…

Tác phẩm “Thiên thần bên xác Chúa” của Manet hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan-New York, Hoa Kỳ. Theo các nhà quan sát, đây là một trong những tác phẩm thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các thành phần công chúng khác nhau ở bảo tàng này. Một phần, có thể do bút pháp mạnh mẽ có vẻ như được vẽ hết sức dễ dàng của hoạ sĩ đã tạo nên sự hấp dẫn; một phần, có thể do ý nghĩa biểu xúc nơi tác phẩm-vừa như khó nắm bắt, vừa hết sức gần gũi, thân thuộc gợi ra nhiều suy tưởng…
*
Suốt cả một quảng thời gian dài, nhiều sử gia nghệ thuật đã cho rằng, từ cuối thế kỷ XVIII, nghệ thuật Công giáo phương Tây bước vào giai đoạn thoái trào. Không còn có những thiên tài với những tác phẩm bất hủ nào xuất hiện nữa…!
Những năm sau này, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, người ta đã có cách nhìn nhận khác. Không có sự thoái trào. Chỉ có sự thay đổi. Và thay đổi là bởi hoàn cảnh và cách nghĩ của con người thay đổi. Số đông chưa nhận thấy giá trị của những tác phẩm nghệ thuật Công giáo thời hiện đại, là bởi tâm hồn và cả cách nhìn nơi họ vẫn còn cắm neo trong các tiêu chuẩn nghệ thuật của thời Phục hưng ở các thế kỷ XV, XVI…
Để xem được những tác phẩm nghệ thuật Công giáo từ cuối thế kỷ XVIII cho đến nay, sự thực, người ta cũng phải cần đến một sự “dọn mình”(*).
Nguyên Hưng
(Bài viết riêng cho website của TGP Saigon)
(*) Ý nghĩa của sự dọn mình này là gì? Đây là một vấn đề khá phức tạp, để diễn giải sẽ rất dài dòng. Tôi sẽ quay lại với vấn đề này sau, trong bài “Về nghệ thuật Công giáo phương Tây từ thế kỷ XIX”
(1) Một số tác phẩm "Thiên thần bên xác Chúa" nổi tiếng trước Manet:

Rosso Fiorentino, 1527

Paolo Veronese, 1587-89

Palma il Giovane, 1600

Abraham Janssen van Nuyssen, 1610

Guercino, 1617
MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG CỦA E. MANET:

Music in the Tuileries, 1862

The Luncheon on the Grass (Le déjeuner sur l'herbe), 1863

Olympia, 1863

A Bar at the Folies-Bergère (Le Bar aux Folies-Bergère), 1882

https://www.facebook.com/notes/nguy%E1%BB%85n-h%C6%B0ng/thi%C3%AAn-th%E1%BA%A7n-b%C3%AAn-x%C3%A1c-ch%C3%BAa-m%E1%BB%99t-trong-nh%E1%BB%AFng-t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-g%C3%A2y-s%E1%BB%91c-n%E1%BB%95i-ti%E1%BA%BFng-c%E1%BB%A7a-%C3%A9douard-m/1448337021863317

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b