Skip to main content

Khi chúng ta có thể quen cả với nỗi nhục!


Những thông tin gần đây về người Việt ăn cắp ở Thụy Sĩ, Nhật, Đức, phụ nữ Việt nhiều người bị chính phủ Singapore từ chối cho nhập cảnh…làm người Việt trong và ngoài nước xấu hổ, đau lòng và phẫn nộ.

Nhưng thật ra có phải đến bây giờ hình ảnh người VN nói chung mới trở nên xấu xí trong mắt nhiều dân tộc khác? Câu trả lời là không. Hình ảnh người VN, nhờ ơn Bác và đảng, nhờ ơn chế độ xã hội chủ nghĩa ngàn vạn lần tươi đẹp hơn các nước tư bản thối nát, đã xấu xí đi từ lâu rồi.

Từ cái thuở sinh viên VN đi du học ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đa số lo học chỉ một phần, phần còn lại-mà cái này mới là chính-lo mua hàng về nước bán kiếm lời để có đồng ra đồng vào và giúp đỡ gia đình ở nhà đang sống hết sức túng thiếu thời chiến tranh. Dù ở Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc hay Hungari, một hình ảnh quen thuộc của du học sinh VN là xếp hàng, mua càng nhiều càng tốt mọi thứ từ cửa hàng quốc doanh của nước bạn bán ra mà có thể tiêu thụ được ở VN, từ xà phòng, bàn là (tức bàn ủi), phích nước, nồi cơm điện, quạt máy…Có khi xếp hàng vòng đi vòng lại, mua hết sạch hàng của người ta. Rồi đến khi lên đường về nước người nào cũng tay xách nách mang, lễ mễ đồ đạc, nặng trĩu. Không chỉ sinh viên đi du học, giới nghệ sĩ, cán bộ miền Bắc đi công tác cũng “tranh thủ” mua hàng về bán. Đến nỗi có dạo nhiều cửa hàng phát sợ, cứ thấy mặt người Việt là không chịu bán hoặc chỉ bán đúng một cái mỗi món hàng.

Nhớ hồi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn sống, có lần vui chuyện ông kể dạo ông được nhà nước cho sang Moscow tham quan, suốt thời gian ở đó cho tới khi về nước, không thấy ông mua bất cứ món hàng gì ngoại trừ rượu ngon để uống, từ anh em nghệ sĩ trong đoàn cho tới những người Liên Xô tiếp xúc với đoàn đều…ngạc nhiên!

Rồi đến thời nhà nước Việt Nam ồ ạt cho người dân đi xuất khẩu lao động. Hết đợt này đến đợt khác, hàng trăm ngàn con dân Việt, từ những làng quê nghèo khó ở miền Bắc miền Trung lại kéo nhau lên đường đi làm thuê ở xứ người. Và dần dà những câu chuyện không hay, những thông tin xấu về cách hành xử của người lao động Việt lại xảy ra, ngày càng nhiều. Nào bỏ việc, bỏ chỗ làm, trốn ra ngoài làm chui, tìm cách ở lại. Nào ăn cắp vặt, có khi ngay cả ở chỗ làm.
Rồi thêm đội quân đi chui sang nước người tìm mọi cách ở lại hợp pháp hay bất hợp pháp, đi qua các nước Đông Âu, Anh, Nga…bằng nhiều nẻo đường khác nhau. Họp chợ, làm ăn buôn bán nhưng cách sống thì như những ngưởi ở trọ trên xứ người, không biết ngôn ngữ hoặc biết rất kém, không quan tâm học hỏi bất cứ thứ gỉ của nước người ta, chỉ sống quây quần giữa người Việt với nhau, nói tiếng Việt, ăn món ăn Việt, ngày đọc báo Công An, An ninh Thủ Đô, tối xem VTV4...
Hoàn cảnh sống bấp bênh trong khi khát vọng kiếm tiền và làm giàu nhanh đã làm nảy sinh ra đủ thứ tệ hại, trong đó ở khu vực các nước Đông Âu, Anh, người Việt nổi danh với nạn buôn lậu thuốc lá, trồng “cỏ” tức cần sa và ăn cắp.
Phụ nữ VN cũng không chịu kém. Chị em, mà phần lớn là từ miền Tây Nam Bộ, lại chọn con đường ra đi bằng cách lấy chồng Đài, chồng Hàn…Cô dâu Việt ồ ạt xuất khẩu nhiều đến nỗi có một dạo người Việt đau lòng trước những thông tin đại loại như trên những trang quảng cáo hoặc văn phòng môi giới hôn nhân ở các nước này còn quảng cáo kiểu như lấy vợ Việt vừa ngoan vừa rẻ vừa còn trinh, nếu không còn trinh sẽ hoàn lại tiền hoặc đổi cho cô khác v.v…Rồi các cô gái trẻ, cũng lại xuất thân từ những làng quê nghèo khó nhưng muốn kiếm tiền nhanh, chọn con đường đi sang các nước như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Cambodia…để làm “gái”. Đó cũng là lý do vì sao gần đây chính phủ Singapore lại khó khăn với nhiều nữ du khách Việt và không cho nhập cảnh.
Hình ảnh người VN cứ như thế xấu dần đi trong mắt nhiều dân tộc khác. Nhưng phổ biến nhất là…nạn ăn cắp vặt, nhiều đến mức người Nhật, người Đài Loan phải có những tấm bảng khuyến cáo bằng tiếng Việt. Không chỉ du học sinh, du khách mà cả tiếp viên hàng không, phi công cũng buôn lậu, tiêu thụ hàng ăn cắp bị bắt quả tang.
Đi ra nước ngoài thì như thế, còn ở trong nước, người Việt chúng ta cũng tạo nên một hình ảnh không mấy đẹp. Từ những câu chuyện nhỏ về hành vi ứng xử nơi công cộng như môt cô hoa hậu ngủ hết sức hớ hênh giữa máy bay, một cô ca sĩ có tiếng cho con tè vào túi nôn trên máy bay, nhiều người trong giới showbiz gây ra đủ loại scandal (thậm chí không loại trừ việc cố tình tạo scandal để mau nổi tiếng), chửi xéo nhau chơi xấu nhau giữa đời thực cũng như trên mạng, người Hà Nội chửi tục như hát hay đến mức chính quyền Hà Nội phải phát lệnh “tuyên chiến” với nạn nói tục, chửi bậy…

Nạn bún mắng cháo chửi, chửi khách ăn trong nước đã đành, với du khách nước ngoài thì tìm mọi cách chặt chém, móc túi, gian lận… khiến nhiều người đến VN một lần và không còn muốn quay lại. Nào nạn chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, khi được phát một món hàng miễn phí, nạn hôi của, sự vô cảm…

Dân thì như thế còn quan chức, nhà nước Việt Nam? Hình ảnh về nhà cầm quyền VN lại càng là một hình ảnh tiêu cực, xấu xí trong mắt bè bạn quốc tế. Một nhà nước độc tài độc đảng do đảng cộng sản lãnh đạo, mô hình chỉ còn lại vài nước ít ỏi trên thế giới, với một thể chế chính trị lạc hậu, thường xuyên xếp hàng chót cùng với một số quốc gia độc tài tệ hại khác trong những bảng xếp hạng về thành tích nhân quyền, kẻ thù của internet, nổi tiếng về tham nhũng, đi vay nợ của nước ngoài. Đất nước hòa bình đã mấy chục năm nhưng vẫn cứ lẹt đẹt đói nghèo và vác mặt đi vay, đi xin xỏ các nước, nhưng lại chẳng giúp đỡ gì nước khác.

Thú thật ngay như người viết bài này đang sống ở Na Uy, nếu có nghe được tin gì về VN trên báo, đài Na Uy thì cũng hiếm khi có tin tích cực, hầu hết là tin tiêu cực. May mà Na Uy xứ lạnh quá, dân số ít, vật giá đắt đỏ, dân nhập cư lậu khó sống nên số người Việt tìm mọi cách đi qua ở chui rồi phạm pháp cũng vẫn còn ít, nếu không thì cũng khó ăn khó nói hơn với người ta!

Nhìn lại đến bây giờ, chúng ta có gì để tự hào. Cái danh hão mà một thời đảng và nhà nước cộng sản VN rất hay đem ra để tuyên truyền, nhồi nhét vào đầu bao thế hệ người dân như VN rừng vàng biển bạc, một đất nước anh hùng đã từng đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất thời đại, VN là lương tâm của nhân loại, rằng nhiều người nước ngoài chỉ mơ ước một buổi sáng thức dậy thấy mình là người VN…Tất cả chỉ là trò tuyên truyền dối trá, còn thực tế, như đã thấy, vô cùng bẽ bàng.

Nào đâu rừng vàng biển bạc hay tất cả tài nguyên, khoáng sản của đất nước đã bị đào lên bán sạch, cả lãnh thổ lãnh hải cũng bị chiếm, bị bán rẻ đi. Chiến thắng Pháp, Mỹ làm gì khi chính cái lý tưởng, mục đích đấu tranh một thời cộng với toàn bộ cái học thuyết mà đảng cộng sản tôn thờ đã bị chính họ vứt vào sọt rác, chỉ còn giữ lấy cái vỏ để tiếp tục tại vị, khi chính họ bây giờ phải chạy theo năn nỉ các cựu thù cũ giúp đỡ về kinh tế cho tới quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ…

Nhìn sang các nước láng giềng từ Nhật, Hàn cho tới Thái Lan, thậm chí Lào, Cambodia mà đau lòng, xấu hổ.

Nhục riết rồi thành quen. Những câu chuyện, thông tin, hình ảnh xấu xí về nhà cầm quyền VN, về con người VN dần dần không còn làm cho chúng ta ngạc nhiên nữa. Và điều đó thật là nguy hiểm. Khi chúng ta có thể quen được với cả cái nhục!

Việt Nam bị coi thường. Người Việt và cái hộ chiếu VN bị coi thường ở nhiều nơi. Nhưng lạ lùng một điều là người Việt mình lại rất coi thường một số dân tộc khác. Không chỉ người Việt trong nước mà cả người Việt ở nước ngoài, nhiều người có đầu óc rất kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Ví dụ như gọi người da đen là bọn “nhọ”, bọn “mọi”, dân Ả rập hay Trung Đông là bọn “rệp”, dân Pakistan là dân “ba khía”, (còn tất nhiên vì sao gọi dân Tàu là bọn “khựa” thì có lý do khác, do mối quan hệ chưa bao giờ là thật sự tốt đẹp giữa hai nước và do những gì nhà cầm quyền Trung Quốc từ xa xưa cho tới bây giờ đã và đang đối xử với VN). Chúng ta coi thường một số dân khác trong khi nhìn lại dân mình, nước mình đứng ở đâu trên thế giới?

Không có một dân tộc nào nhiều tính xấu hơn hay khiếm khuyết bẩm sinh về mặt tính cách, nhân cách hơn so với dân tộc khác. Người Việt cách đây mấy chục năm rõ ràng phần đông tử tế, lương thiện, có phẩm cách, sống theo phương châm “giấy rách giữ lấy lề”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “mất tiền là không mất gì cả, mất danh dự là mất tất cả”…Như nhiều người cũng đã phân tích, khi con người phải sống trong một chế độ, một xã hội mà nạn tha nhũng, ăn cắp, hối lộ, dối trá hoành hành tử trên xuống dưới thì cũng khó mà giữ cho mình cả đời lương thiện, tử tế.

Chính là cái thể chế chính trị, cái mô hình xã hội, do con người tạo ra và ngược lại, cũng ảnh hưởng đến con người. Chọn một thể chế chính trị sai lầm, một mô hình xã hội sai lầm tạo điều kiện cho cái xấu, sự không tử tế nảy nở và cái tốt, sự tử tế bị triệt tiêu thì không chỉ đất nước bị tàn phá mà nhân cách, đạo đức của con người cũng bị hủy hoại.
Song ChiNguồn: rfavietnam.com

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...