Skip to main content

Vài cảm xúc về Sài Gòn.


 

Phụ nữ Saigon cuối thập niên 60's


Tôi không sinh và lớn lên ở Sài Gòn nhưng tôi biết SG đẹp lắm trong lòng mọi người dân Việt Nam. Vài ngày trước đây, ngày 2/7/1976,đúng 37 năm, SG đã bị Cộng Sản đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh và tôi biết người dân Miền Nam buồn lắm vì mất tên SG là mất biết hết kỷ niệm đẹp của một thời nắng ấm, một thời người dân Miền Nam sống thanh bình.



Bài hát ray rứt nói thay cho dân Miền Nam khi mất SG được nhạc sĩ Nam Lộc sáng tác qua bài hát 'Sài Gòn ơi vĩnh biệt' ; "Sài gòn ơi! tôi đã mất người trong cuộc đời Sài gòn ơi! thôi đã hết thời gian tuyệt vời ". Phạm Duy thì nói thẳng hơn qua bản nhạc 1954-1975 ; Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người"

1954 - 1975 by Elvis Phuong






Sài Gòn niềm nhớ không tên - Khánh Ly



Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên - Chế Linh 
https://www.youtube.com/watch?v=ZKYDU0t5108

 Sài Gòn niềm nhớ không tên - Ngọc Lan
  https://www.youtube.com/watch?v=7qHv1C9_jRY

Một bài hát rất nổi tiếng nói về Sài Gòn được nhiều người hát, nó mang một nỗi buồn cho hơn 30 triệu người dân Miền Nam cho tới lúc nầy là bài 'Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên' của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn " Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên, mất từng con phố đổi tên đường, khi hẹn nhau ta lạc lối tìm ..."

Sài Gòn được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông là Con rồng Châu Á . Vào trước năm 1939, các nước Châu Á luôn hướng về Sài Gòn vì đây là một thành phố Văn Minh nhất Á Châu lúc bấy giờ . Sài Gòn rất đẹp và đẹp lắm . Nhạc sĩ Y Vân đã diễn tả được hết những nét đẹp và duyên dáng của SG qua bài 'SÀI GÒN ĐẸP LẮM SÀI GÒN ƠI !' ; "Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai, / Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay / Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này / Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !, Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau / Người ra thăm bến câu chào nói lao xao / Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui / Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !" Sài Gòn không những đẹp mà còn nhộn nhịp, dễ thương, nhạc sĩ Văn Phụng đã mời mọi người cùng 'Ghé Bến Sài Gòn' "Ngựa xe như nước rộn ràng ; Ngập muôn sức sống tiềm tàng ; Đèn đêm tung ánh sáng như hào quang ; Lòng vui chân bước dật dờ ; Đường đi quanh khúc Bàn Cờ ; Cùng nhau vui sống ấm say tình thơ ..."





Vào cuối thế kỷ thứ 16, Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định nhưng mãi cho tới năm 1790 thì Nguyễn Ánh mới cho xây thành bát quái và đổi địa danh Gia Định thành Gia Định kinh.

Từ năm 1859 Pháp bắt đầu tới Gia Định và nhanh chóng xây dựng những công trình mới cho một đô thị khang trang Sài Gòn. Chỉ trong vòng 3 năm từ 1859-1863, nhiều công trình được hoàn thành như Dinh Thống Đốc, Phủ Toàn Quyền ... Nhưng các công trình nầy vẫn còn thô sơ được dựng lên bằng gỗ, nằm phía xa xa là các mái nhà, ngôi làng được lợp bằng lá tranh rất thô sơ của Sài Gòn lúc bấy giờ . Sài Gòn bắt đầu khởi sắc từ năm 1868 nhờ vào Thống Đốc Nam Kỳ là ông Lagrandière trình lên quốc hội Pháp, quyết định đô thị hóa SG bằng các công trình Văn Minh được đem đến từ nước Pháp, nhờ vậy sau nầy thành phố SG còn rất nhiều công trình, nhiều ngôi biệt thự giống như ở Paris.

Kế hoạch đô thị hóa Sài Gòn tiếp tục vươn lên mãi và đẹp như một cô gái Xuân Thì của Châu Á . Ngày 15 tháng 3 năm 1874 Tổng thống Pháp, ông Jules Grévy ký sắc lệnh cho thành lập thành phố Sài Gòn, kể từ lúc đó SG trở thành trung tâm quan trọng hàng đầu của Châu Á, Sài Gòn trở thành Thủ Đô của Liên bang Đông Dương, được mệnh danh là "hòn ngọc Viễn Đông", bến Cảng Sài Gòn trở thành Khu Kinh Tế Nam Á, thành nơi buôn bán sầm uất nhất Châu Á vì có nhiều tàu bè ghé bến. Ngoài ra Sài Gòn con được các nước khác ví là cái nôi của Văn Minh Đông Nam Á . Các trường học được xây dựng lên như nấm phải kể đến các trường danh tiến như Trung học Adran (Collège d’Adran) - 1861, La San Taberd - 1873 , Collège Chasseloup-Laubat (Lê Quí Đôn) - 1874 , trung học Gia Long - 1915, Marie Curie - 1918, Trung Học Petrus Ký - 1927 và nhiều nữa các trường Colette, Saint-Exupéry,Couvent des Oiseaux, Regina Pacis, Regina Mundi ....

Nhờ vào hai nền Cộng Hòa, Đệ Nhất và Đệ Nhị , chính phủ VNCH một mặt phải lo bảo vệ sự Tự Do cho Sài Gòn và người dân Miền Nam chống lại sự xâm lăng của khối Cộng Sản vậy mà vẫn đẩy mạnh hệ thống Giáo Dục của Sài Gòn lên tầng cao mới từ lúc thô sơ chỉ có hơn 8 ngàn lớp học của năm 1955 mà tới năm 1970 đã có được trên 44 ngàn lớp học dành cho hơn Hai Triệu Rưởi học sinh.

Phải nói là người dân Sài Gòn rất mang ơn chính phủ VNCH vì vào thời điểm 1970 là cao điểm của chiến tranh, chính phủ phải huy động, vận dụng cả hệ thống chính quyền để ngăn chặn cuộc xâm lăng của Cộng Sản Miền Bắc nhưng lại không quên quyết tâm đẩy mạnh nền giáo dục, trợ giúp cho dân Sài Gòn được cuộc sống tốt đẹp hơn, hãnh diện vươn vai cùng thế giới.

(Ghi chú thêm) Các bạn có biết là bằng cấp của các trường của Sài Gòn trước 1975 đều được các nước như Mỹ và Âu Châu công nhận tương đương, người có bằng trước năm 1975 như bằng Bác sĩ Y Khoa chẳng hạn, lúc qua đến Mỹ chỉ cần gửi Bằng mình tới một văn phòng chuyển dịch ở San Luis Obispo thì vị bác sĩ đó chỉ cần thi để hành nghề chứ không cần phải học lại, trong khi đó bằng cấp của Việt Cộng đem qua Mỹ phải học lại từ đầu vì không ai công nhận.


Ngày 2/7/1976 là ngày thương đau thứ hai của người dân Miền Nam đứng sau lưng quốc Hận 30/4/1975. Ngày 2/7/1976 là một ngày sỉ nhục nhất đối với người dân Sài Gòn vì nó phải mang tên "xác người" mang tên của một tên đồ tể Hồ Chí Minh mà tờ báo Ba Lan vừa tuyên bố Hồ Chí Minh là đồ tể Cộng Sản đã thảm sát hằng triệu người Việt Nam - Đem đến một chủ nghĩa ngông cuồng, một chủ nghĩa Ngoại Lai để rồi phải dạy cho con cháu "tiếng đầu lòng con gọi stalin" chứ không được gọi Vua Hùng, không gọi tổ tiên của Dòng Giống lạc Hồng Kiêu Hãnh.

Từ ngày SG trở thành cái tên xa lạ Hồ Chí Minh, SG đã trở thành một bải rác của sự ô nhiểm mà mỗi cơn mưa người SG phải hứng chịu những nước mưa đen của khói, của dầu rơi xuống trên mình. Từ thông thoáng của dân số 2 triệu người lúc trước, Sài Gòn đi đâu cũng đẹp, người dân được hít thở không khí trong lành mà Phạm Duy đã lột tả được qua "Em tan trường về, anh theo Ngọ về. Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở. Mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ" .

SG có những con đường của lá me bay, có những con đường của những hàng phượng vĩ xinh đẹp mà ngày nay đã trở thành bị trơ trụi vì khói bụi. Mỗi lần mưa tới thì SG trở thành sông để rồi rác rến bẩn thỉu bừa bải nằm ngay trên lối đi thường ngày của người dân SG.

Đã thế mà tờ báo Vietnamnet còn cho rằng Sài Gòn lúc trước chẳng có gì đáng tự hào, còn TP. Hồ Chí Minh ngày hôm nay năng động, từng tạo nên những giá trị tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước?



Nguyễn Thùy Trang's facebo
ok


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=381290471983365&set=a.372425656203180.1073741824.100003072472284&type=1

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...