Skip to main content

CUỘC TRANH ÐẤU BI HÙNG CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI

1
Những chính quyền ở những nước Ðông Nam Á thường chia làm hai loại: Một là độc tài Cộng sản hai là độc tài quân phiệt. Những nước rơi vào quỹ đạo Cộng sản có thể kể tên là Lào, Kampuchia và Việt Nam. Những nước do quân phiệt cai trị trước đây như Nam Dương với nhà độc tài Suharto, Phi luật Tân với nhà độc tài Marcos.Một chế độ độc tài do quân nhân lên nắm chính quyền được gọi là quân phiệt, cũng trên định nghĩa đó mà ta có thể gọi chế độ Suharto ở Nam Dương và Marcos ở Phi luật tân là chế độ quân phiệt vì Suharto và Marcos xuất thân từ giới quân nhân. Nhờ sự tranh đấu của sinh viên và quần chúng Nam Dương và Phi luật tân xuống đường nên hai chế độ quân phiệt Suharto và Marcos đã phải ra đi, nhường lại cho một chính phủ dân sự được thiết lập nên theo nguyện vọng của toàn dân. Thái Lan cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Sau bao nhiêu năm bị cai trị bằng những nhóm quân phiệt mà sự thay đổi chính quyền thường được giải quyết bằng những cuộc đảo chánh, Thái Lan ngày nay cũng có được một chính quyền dân chủ có bộ mặt tương đối sáng sủa phù hợp với xu hướng dân chủ tự do của thời đại. Dĩ nhiên là cũng nhờ sinh viên và nhân dân Thái lan xuống đường tranh đấu chứ bọn quân phiệt không dễ dàng rút lui khỏi chính trường. Việt Nam, Lào và Kampuchia vẫn còn sống trong chế độ độc tài Cộng sản, chuyện tự do dân chủ của người dân coi như không có. So sánh giữa độc tài Cộng sản và độc tài quân phiệt thì độc tài Cộng sản còn nặng nề và hà khắc hơn độc tài quân phiệt vì bản chất của độc tài quân phiệt chỉ có tính chất xôi thịt và quyền hành, độc tài của Cộng sản ngoài sự độc đoán về chính trị thì còn mang thêm dấu ấn ý thức hệ. Riêng trường hợp Miến Ðiện ( Myanmar) thì không được may mắn như Thái Lan, Nam Dương và Phi luật tân. Chính quyền quân phiệt do các tướng lãnh nắm giữ vẫn còn đè nặng lên quốc gia này. Sau khi thua phiếu quần chúng trong cuộc bầu cử với lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ , bọn quân phiệt không chịu nhường lại chính quyền và ra lệnh quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi. Nhưng người phụ nữ nhỏ nhắn này không phải là loại người dễ ăn hiếp, dọa nạt. Bà đã tiến hành một cuộc đấu tranh bất bạo động chống lại đám quân phiệt Miến và tình hình đấu tranh ngày càng đổi chiều. Bà được cả thế giới biết đến ngày càng nhiều và đám quân phiệt Miến cầm quyền ngày càng bị yếu thế trong sự cô lập của thế giới. Nói đến Aung San Suu Kyi là nói đến một nhân cách đáng quý, một sự hy sinh đấu tranh cho dân chủ không ngừng nghỉ và là một tấm gương tranh đấu chói lọi. Nhìn lại cuộc đấu tranh của bà cũng là một cách rút tỉa kinh nghiệm cho những người đấu tranh cho dân chủ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Bà Aung San Suu Kyi đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Chương trình ” Tư Duy Thế Kỷ” của đài BBC ngày 21 tháng 12 năm 2002 đã phỏng vấn bà Aung San Suu Kyi. Bà không những là biểu tượng của Miến Ðiện ( trước đây vẫn thường gọi với cái tên Burma, nay thì được đổi tên thành Myanmar), mà còn là biểu tượng của sự tranh đấu cho dân chủ kể từ khi bà trở về quê hương Miến Ðiện của bà cách đây 15 năm, và gần như lúc nào cũng bị quản thúc tại gia. Mãi cho đến tháng 5 năm 2002, bà mới được nhà cầm quyền quân nhân trả tự do. Những thay đổi chính trị ở Miến Ðiện diễn tiến vô cùng chậm chạp, cuộc tranh đấu cho dân chủ đòi hỏi sự kiên nhẫn và do đó mà bà Aung San Suu Kyi đã phải hy sinh rất nhiều. Bà phải xa hai đứa con và người chồng nay đã qua đời. Sau đây là câu hỏi mà những thính giả đài BBC khắp nơi trên thế giới đã hỏi bà Aung San Suu Kyi và kèm theo những câu trả lời của bà:
” BBC: Trước hết khi bà được trả tự do cách đây bảy tháng, người ta nói là đã có những cuộc đối thoại bí mật giữa bà với nhà cầm quyền. Bà có nghĩ rằng đã có một sự tiến bộ nào đó giữa nhà cầm quyền quân nhân và Ðảng của bà là Liên Minh Dân Tộc vìø Dân Chủ hay không?
Aung San Suu Kyi: Trước tiên tôi không muốn nghĩ đó là những cuộc đối thoại bí mật . Chúng tôi đã bắt đầu nói chuyện với nhau thì đúng hơn. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đạt được một số tiến triển nhưng con đường trước mắt còn rất dài.
BBC: Những người Miến Ðiện đang sống lưu vong ở nước ngoài hỏi rằng họ còn phải sống lưu vong như thế này bao lâu nữa.?
Aung San Suu Kyi: Tôi xin cảm ơn sự ủng hộ của đồng bào hải ngoại. Chúng tôi không muốn quý vị phải sống xa quê nhà lâu hơn là cần thiết. Nhưng tôi nghĩ quý vị phải hiểu cho là, trong chính trị, chúng ta không thể nói chính xác là bao giờ chúng ta đạt được mục tiêu. Ðiều quan trọng là chúng ta nên biết là dù con đường có dài và gian nan đến đâu, chúng ta cũng phải chuẩn bị để đi đến cùng. Bởi vì những gì chúng ta đang làm không chỉ cho bản thân chúng ta, mà là cho những thế hệ tương lai của Myanmar.
BBC: Trong vòng hai năm qua đặc sứ của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho Myanmar là ông Rasaly ( ?) đã sang Rangoon ( thủ đô Miến Ðiện) nhiều lần . Người ta hy vọng là sẽ có thay đổi , thế nhưng chưa có gì xảy ra mà chỉ có hy vọng suông thôi. Tại sao vậy?
Aung San Suu Kyi: Tôi cho là chúng ta không nên chỉ nói tới hy vọng mà nên nói đến việc làm cụ thể. Tôi nghĩ là chúng ta không nên hy vọng nếu chúng ta không đang cố gắng đạt đến một cái gì đó. Chúng ta chỉ có quyền hy vọng nếu chúng ta đang tranh đấu. Ðiều quan trọng là phải tập trung những điều gì chúng ta đang làm chứ đừng chỉ có hy vọng. Tôi tin rằng nếu chúng ta làm tất cả những gì chúng ta phải làm, thì một ngày nào đó hy vọng sẽ thành hiện thực.
BBC: Lệnh cấm vận của Hoa Kỳ có mang lại những kết quả mong muốn hay không thưa bà?
Aung San Suu Kyi: Quý vị phải biết kết quả của cấm vận rất giới hạn. Chính phủ Hoa Kỳ chỉ cấm các đầu tư tương lai .Những doanh nghiệp Mỹ đã có từ trước ở Myanmar vẫn được hoạt động như thường. Vì vậy không có ảnh hưởng bao nhiêu. Lý do Myanmar không thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài là vì nó không có môi trường chính trị ổn định, chứ không phải là vì cấm vận của Hoa Kỳ.
BBC : Nhưng nay xem chừng chính quyền quân nhân đã chịu nhường bước. Bà có nghĩ rằng đã đến là lúc nên bỏ cấm vận không?
Aung San Suu Kyi: Tôi nghĩ điều đó nên để cho nhân dân Mỹ quyết định. Quý vị nên nhớ không phải Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ cấm vận mà là chính phủ Hoa Kỳ.
BBC: Nhưng bà có nghĩ rằng nên tăng cường cấm vận nhiều hơn hay không? Các nước Phương Tây có nên cấm vận kinh tế Myanmar nhiều hơn hay không, bởi vì bà nói rằng kết quả cấm vận của Mỹ hiện nay chỉ rất giới hạn.
Aung San Suu Kyi: Chúng tôi đã tuyên bố là chính sách của chúng tôi đối với cấm vận không có gì thay đổi cho đến khi nào có được đối thoại chính trị chính thức. Khi Hoa Kỳ ban hành luật cấm vận, chúng tôi đã ủng hộ. Chúng tôi không kêu gọi tăng cường sự cấm vận nhưng chúng tôi cũng không rút lại sự ủng hộ đó, bởi vì đối thoại chính trị chính thức của chúng tôi với chính quyền quân nhân chưa có.
BBC: Bà có nghĩ rằng tình hình sẽ khác nhiều nếu như cấm vận được tăng cường hay không?
Aung San Suu Kyi: Tôi không nghĩ chỉ có cấm vận mà thay đổi được gì. Cần có nhiều thứ, kể cả những nỗ lực của chính người dân Myanmar nữa.
BBC: Các nhà đầu tư nước ngoài muốn biết chừng nào họ sẽ sang làm ăn ở Myanmar, chừng nào các nhà lãnh đạo quân nhân chịu nhường chỗ cho một chính phủ dân sự?
Augn San Suu Kyi: Tôi sợ là chúng tôi không thể phỏng đoán tiến trình dân chủ sẽ mất bao lâu. Tôi rất mong là chuyện đó sẽ sớm xảy ra để các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể sang giúp nhân dân chúng tôi. Myanmar có nhiều tiềm năng, chúng tôi có thể tiến bộ về nhiều mặt. Nhưng điều đó chỉ có thể làm được một khi tình hình cho phép. Khi nào tình hình cho phép thì rất tiếc hiện giờ tôi chưa thể trả lời được. Nhưng tôi nghĩ sẽø không lâu vì nhân dân Myanmar đã trông chờ sự thay đổi từ lâu. Họ muốn có thay đổi và chúng tôi đang cố gắng hết sức mình để mang lại những thay đổi có lợi cho đất nươc của chúng tôi.
BBC: Có thính giả nhận xét rằng Myanmar hiện đang bị thụt hậu hai ba chục năm so với các nước láng giềng, và tự hỏi là không biết nước bà có còn cơ hội nào để đuổi kịp các nước như Malasya, và Singapore hay không? Theo bà thì cách nào là hay nhất? Hay có bao giờ vì sự thay đổi chậm chạp hiện nay mà bà nên xét lại chiến lược của mình chăng?
Aung San Suu Kyi: Chúng tôi thay đổi chiến lược theo thời gian. Chúng tôi luôn nói với nhau rằng nếu đường này bị đóng thì chúng tôi sẽ chọn con đường khác. Chúng tôi muốn chuyện xảy ra nhanh hơn, nhưng quý vị cũng nên nhớ cuộc tranh đấu cho dân chủ của chúng tôi chỉ mới kéo dài 14 năm, trong khi ở Nam Phi chẳng hạn, phải mất nhiều chục năm. Thành ra tôi không thể nói cuộc tranh đấu của chúng tôi kéo dài quá lâu, bởi vì xét cho cùng, chúng tôi đã muốn thay đổi cả hướng đi tương lai của đất nước. Dĩ nhiên đó là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề, nhiệm vụ càng to tát bao nhiêu thì lại càng mất nhiều thời gian bấy nhiêu. Nhưng chúng tôi không nản chí, chúng tôi muốn thay đổi đến nhanh, nhưng chúng tôi sẵn sàng tranh đấu cho đến khi nào có được những thay đổi mới thôi. Chúng tôi tin tưởng là rồi sẽ có thay đổi, không nhanh chóng như chúng tôi mong muốn, nhưng nó sẽ đến. Tôi nghĩ nếu tất cả chúng ta đều cố gắng làm việc thì thay đổi sẽ nhanh chóng đến hơn là chỉ ngồi yên và tự hỏi không biết chừng nào mới có thay đổi
BBC: Có thính giả nhận xét rằng vấn đề đối với phương pháp đấu tranh bất bạo động là không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy ngay được kết quả. Nhưng mà trong lúc chờ đợi có thay đổi thì người dân vẫn phải ngày ngày chịu khổ đau dưới bàn tay của sự cai trị tàn bạo. Bà có bao giờ nghĩ rằng cần thiết phải tranh đấu bằng vũ lực hay không?
Aung San Suu Kyi: Ðây là nói về mục tiêu và phương pháp. Phương pháp có lý giải được cho mục tiêu hay không? Tôi nghĩ phương pháp cũng phải đúng nữa mới được. Bởi vì chúng ta chọn những phương pháp mà mỗi khi đạt được mục tiêu, nó lại không phải là những gì chúng ta muốn ban đầu thì không nên. Tôi nghĩ có lẽ đôi khi chúng ta cũng phải kiên nhẫn hơn một tí, phải cố gắng hơn một tí nữa để đạt được mục tiêu mà chúng ta thực sự mong muốn. Nói như người ta vẫn thường nói, ” trái cây chín cây bao giờ cũng ngon hơn là chín dú” . Chúng ta có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu bằng mọi phương tiện có được, nhưng cuối cùng mục tiêu ban đầu sẽ bị biến dạng. Cái đích đạt đến bây giờ hoàn toàn khác với những gì chúng ta mong đợi. Vì bình thường con đường đạt đến mục đích bằng mọi giá cuối cùng sẽ không tránh khỏi bị lũng đoạn.
BBC: Có thính giả muốn biết bà sẽ chọn mô hình chính phủ nào, làm sao đại đa số người dân ở Myanmar hiểu thế nào là dân chủ trước sự tuyên truyền của chính quyền quân nhân hiện tại? Bà có nghĩ rằng mô hình dân chủ tự do của Phương Tây áp dụng được cho một nước ở Á châu không?
Aung San Suu Kyi: Tôi nghĩ rằng nhiều mô hình gọi là dân chủ tự do kiểu Tây Phương đang vận hành tốt ở Á châu. Nhưng khó mà có thể nói rằng có một mô hình kiểu mẫu cho Myanmar. Tôi điều quan trọng là cần phải có nhiều cơ chế dân chủ, thí dụ cần phải có một hệ thống tư pháp độäc lập, cần phải có tự do báo chí, cần phải thường xuyên có bầu cử tự do và công bình, cần phải có những đại biểu do dân thực sự bầu chọn ra. Tôi nghĩ từ từ chúng tôi sẽ chọn một mô hình thích hợp cho chúng tôi, nhưng không có nghĩa là ít dân chủ hơn hay ít tự do hơn nếu so với mô hình của Anh hay của Mỹ. Ðiều quan trọng là người dân Myanmar phải hiểu rằng: Sống dưới một chế độ dân chủ, họ có không những các quyền mà còn có nhiều trách nhiệm nữa. Ðó là những gì lâu nay khi đi đến bất kỳ ở đâu tôi cũng cố gắng giải thích cho người dân và tôi cảm thấy khích lệ khi nhìn thấy phản ứng của họ. Họ biết rằng không phải chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm nữa.
BBC: Nhưng mà họ hiểu thế nào là dân chủ thưa bà?’
Aung San Suu Kyi: Tôi cũng thường hỏi họ như vậy. Vấn đề mấu chốt ở đây là như thế này: Họ muốn có tự do sống cuộc đời của họ mà không làm hại đến ai. Họ hiểu rằng dân chủ là tôn trọng quyền của người khác cũng như tranh đấu cho quyền của mình. Tôi rất kính trọng những người dân ở bất cứ nơi nào tôi đến thăm. Họ bình dị lắm, thậm chí không được học nhiều, nhưng ai cũng nhìn thấy nhu cầu cần có sự tự do, nhu cầu cần có kỷ luật, nhu cầu cần có an ninh, và nhu cầu cần nhìn ra là mọi người đều có trách nhiệm trong xã hội.
BBC: Bài học lịch sử các nơi cho thấy là không ai tự động đem tự do dân chủ đến cho mình mà phải tranh đấu giành lấy chúng. Người dân Myanmar có bao giờ hỏi bà : Vậy chứ chúng tôi có nên xuống đường hay không? Chúng tôi có cần làm cái gì đó để thay đổi tình hình hay không?
Aung San Suu Kyi: Cũng có nhiều người nhìn vấn đề theo cách ấy. Có nhiều người cũng muốn phó mặc cho Linh Minh Dân Tộc vì Dân Chủ làm bất cứ cái gì chúng tôi thấy cần thiết, nhưng tôi vẫn thường nói với họ rằng : Không chỉ một đảng hay một người mà làm được những điều cần thiết đó. Rất nhiều người hỏi tôi họ có thể làm gì? Tôi đã suy nghĩ rất nhiều đến điều đó trong lúc viếng thăm bang của người San ( ?) và tôi quyết định việc duy nhất mà tôi kêu gọi mọi người ở Myanmar hãy làm, một việc đơn giản thôi: Ðó là đừng bao giờ ủng hộ cho sự bất công. Tôi đã kêu gọi mọi người hãy bắt đầu như vậy.
BBC: bà có thể cho tôi một thí dụ hay không? Như thế nào là bao che cho sự bất công?
Aung Ann Suu Kyi: Ðó là nếu như họ thấy chuyện gì đó không đúng, nếu họ biết chuyện đó là bất công, đừng im lặng vì sợ, hay vì nghĩ rằng chế độ muốn họ phải nhắm mắt làm ngơ như thế, đừng nói tốt cho chuyện không tốt, đừng nói một chuyện bất công là công bình. Tôi nghĩ chỉ cần bắt đầu như vậy, mọi người ở Myanmar mà làm được như vậy thì chúng tôi đã có được một bước tiến dài.
BBC: Bà nghĩ sao nếu các quân nhân đứng ra lập đảng riêng và tham gia chính trường?
Aung San Suu Kyi: Ðiều đó có thể xảy ra nhưng họ phải làm một cách dân chủ. Tôi không thấy có lý do gì ngăn cấm họ cả.
BBC: Nếu như chính quyền quân nhân chịu ngồi vào bàn đàm phán với bà thì chỉ có đảng của bà với họ hay còn có các nhóm khác nữa?
Aung San Suu Kyi : Chúng tôi đồng ý với Liên Hiệp Quốc là đàm phán thật sự, đàm phán chính trị đúng nghĩa thì cần phài có tiếng nói của các dân tộc. Ðại đa số các đảng của các người dân tộc đã đi đến kết luận rằng họ sẽ vui vẻ để cho đàm phán khởi đầu với Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ và chính quyền quân nhân. Nhưng đến một lúc nào đó cần phải có sự tham gia của tất cả mọi người. Khi tôi nói đến tất cả mọi người, tôi không có ý nói đơn giản là 50 triệu người dân Myanmar, mà tất cả các phe nhóm chính trị, và chắc chắn phải có đại diện của mọi sắc tộc của Myanmar.
BBC: Myanamar có nhiều sắc tộc, làm sao biến sự đa dạng đó thành sức mạnh? Làm sao đoàn kết được mọi dân tộc để họ có một cái nhìn chung về tương lai của đất nước và cùng nhau ra sức xây dựng cho tương lai đó?
Aung San Suu Kyi: Sau chuyến viếng thăm bang San gần đây, thì tôi có thể đi đến kết luận rằng chúng tôi đang trên đường đi đến một sự thống nhất từ sự đa dạng. Tôi nghĩ đại đa số sắc dân ở Myanmar đã hiểu họ cần phải đoàn kết lại, đoàn kết để sống còn, chúng tôi có nhiều điểm chung. Tình hình ở bang San có nhiều khích lệ, tôi cảm thấy có sự đoàn kết giữa các dân tộc. Chúng tôi chia sẻ nhiều mục tiêu chung và mọi người cũng thấy được như vậy. Cho nên chúng tôi sẽ tìm cách đem mọi người ngồi lại với nhau. Người Miến chiếm đa số ở Myanmar, vì vậy chúng tôi phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn và chúng tôi cần phải tế nhị với người dân tộc, phải cảm thông và chia sẻ những hoài bão, và những lo sợ của người dân tộc.
BBC: Trước đây đã có nhiều nhóm dân tộc đã tìm cách tách ra khi Anh Quốc trao trả độc lập cho Myanmar,bà nghĩ rằng bây giờ họ chịu ngồi yên nếu mà có gì thay đổi hay sao?
Aung San Suu Kyi: Dân chủ có nghĩa là đa nguyên, dân chủ có nghĩa là dân quyền bình đẳng cho mọi người. Tôi tin tưởng chúng tôi sẽ xây dựng được một Myanmar hùng mạnh và đoàn kết . Mọi dấu hiệu đã cho thấy như vậy. Về mặt nào đó mà nói, tất cả chúng tôi đều trải qua những khổ đau như nhau. Chính kinh nghiệm đau thương giúp chúng tôi cảm thông và tin tưởng nhau, nó giúp đoàn kết chúng tôi lại. Tất cả chúng tôi đều sống trong cùng một nước từ nhiều thế kỷ rồi. Và bởi chúng tôi sống quá gần với nhau cho nên đã rõ vấn đề. Chúng ta thường xích mích với láng giềng nhiều hơn là với người ở cách xa chúng ta. Ðiều đó cũng tự nhiên thôi. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi có thể õ tìm cách để trở thành hàng xóm tốt của nhau. Chúng tôi có thể tìm hiểu để tin nhau, cùng làm việc với nhau, cùng chung sống với nhau và tôi nghĩ rằng tiến trình tìm hiểu đó đã được bắt đầu.
BBC: Thế giới nghe nói nhiều đến bà nhưng không có mấy người biết các tướng lãnh trong chính quyền hiện nay. Họ là những người như thế nào? Thái độ của họ khi nói chuyện với họ ra làm sao ạ?
Aung San Suu Kyi: Tôi nghĩ họ cũng là con người như chúng ta. Họ cũng là người Miến cho nên tôi hy vọng cuối cùng họ sẽ làm bất cứ cái gì đó tốt cho đất nước. Tôi không ghét họ và khi gặp nhau chúng tôi vẫn có thể nói chuyện được với nhau. Nói cho cùng, chính cha tôi đã lập ra quân đội Myanmar, và tôi phần nào cũng có cảm tình với quân đội. Có thể nói tôi được dạy dỗ nên xem những người lính như những người con trai của cha tôi. Cho nên tôi luôn xem quân đội như gia đình. Và thật đáng tiếc khi chuyện bây giờ ra nông nỗi này. Chúng tôi phải quay lưng lại với nhau vì bất đồng tư tưởng. Nhưng tôi tin rằng chuyện này rồi sẽ qua đi. Tôi muốn các tướng lãnh hiểu cho rằng: chúng ta đang vì đất nước, không phải chỉ cho các ông ấy, không phải chỉ cho chúng tôi , mà cho đất nước và cho nhân dân của chúng ta.
BBC: Nói như vậy có nghĩa là bà có thể tha thứ cho họ?
Aung San Suu Kyi: Tôi nghĩ đây không phải là tha thứ hay không. Tôi là ai mà có thể tha thứ hay không tha thứ cho người khác. Tôi nghe được câu này trong một vở bi hài kịch của Nhật chiếu trên truyền hình ở đây và cảm thấy rất thấm thía với câu nói đó.
BBC: Nhưng lúc này các tướng lãnh có để cho bà tự do đi lại hay không? Bà có bị giới hạn điều gì hay không?
Aung San Suu Kyi: Tôi nghĩ là không. Tôi nghĩ là người ta vẫn đi theo xem tôi làm cái gì. Nhưng có thể chỉ để bảo vệ an ninh cho tôi mà thôi. Tôi không muốn võ đoán về hành động và ý đồ của họ.
BBC: Trên con đường tranh đấu cho dân chủ, bà có bao giờ mất niềm tin hay không, cho dù chỉ trong chốc lát?
Aung San Suu Kyi: Không, tôi không bao giờ mất hy vọng cả, chỉ thỉnh thoảng mất bình tĩnh thì có.
BBC: Thế đạo Phật có vai trò gì trong đời sống của bà?
Aung San Suu Kyi: Tôi không bao giờ thích làm tượng mỉm cười trước đau khổ của chúng sinh. Tôi thấy nó buồn cười. Nhưng tôi nghĩ một người cần phải có sự bền bỉ. Trong một cuộc đấu tranh như của chúng tôi thì cần phải có sự kiên trì. Trong chiều hướng đó, Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của tôi, vì nó giúp tôi giữ vững được tinh thần, nó cho tôi sức mạnh để tiếp tục làm việc trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. “
Qua bài phỏng vấn chúng ta đã nhìn thấy sự bất khuất, khôn ngoan và khéo léo của bà. Một điểm cần nhắc lại ở đây là bà ủng hộ sự cấm vận của Mỹ đối với Miến Ðiện. Khác với những quan điểm cho rằng sự bỏ cấm vận của Mỹ làm cho đời sống dân chúng khá hơn, bà Aung San Suu Kyi cho thấy những quyền lợi thương mại khi Mỹ bỏ cấm vận chỉ làm giàu cho bọn quân phiệt cầm quyền thối nát, chứ không nâng cao đời sống dân chúng lên chút nào.
Một người tranh đấu của Việt Nam là nhà trí thức Hà sĩ Phu, trong cuộc phỏng vấn với đài VOA ngày 29 tháng 7 năm 1995 cũng bày tỏ những quan điểm tương tự với bà Aung San Suu Kyi như sau
” VOA: Cảm nghĩ của anh trước việc lập lại quan hệ bình thường giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ?
Hà sĩ Phu: Mỹ là hiện thân của hai con người. Một mặt Mỹ là anh đại tư bản, phải kiếm tìm lợi nhuận và phải chăm lo cho quyền lợi của nước Mỹ, người Mỹ, cho chiến lược toàn cầu của Mỹ; Mỹ không có bổn phận phải lo cho vận mệnh của nước Việt Nam. Mặt khác, lịch sử đã tạo dựng nước Mỹ thành một nhân tố tiền tiến có vai trò đặc biệt trong thế giới loài người hiện nay, vai trò của người hiệp sĩ lớn, nâng đỡ cho những tiến bộ, bảo vệ cho dân chủ, nhân quyền.
Nhân dân Việt Nam xứng đáng ở tầm nào, Mỹ sẽ ” chơi” ở tầm đó. Nếu nhân dân Việt Nam tự khẳng định mình là những người đáng trọng, đang nỗ lực để thoát khỏi những lạc hậu, kém cỏi, đấu tranh cho một con đường đổi mới trong sáng để hòa nhập vào thế giới văn minh, thì Mỹ sẽ hành xử như một sứ giả hào hiệp, và Việt Nam sẽ được hưởng sự hỗ trợ thành tâm và hiệu quả của Mỹ. Trái lại, nếu nhân dân Việt Nam tự khẳng định mình là những người kém cỏi, ranh vặt, như đàn vịt trong trại, thì anh lái buôn kia sẽ chỉ đến để làm việc với người chủ trại thôi. Cả hai mặc cả với nhau trên lưng đàn vịt. Không có ai quyết định vận mệnh của nhân dân Việt Nam thay cho nhân dân Việt Nam.
Một việc sẽ là tốt hay xấu tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Nhân dân Miến Ðiện cũng rất cần viện trợ, nhưng bà Aung San Suu Kyi lại yêu cầu hãy khoan viện trợ, chính là vì mọi việc đều cần những điều kiện đồng bộ thì mới đạt được kết quả mong muốn. Tôi chưa xây được kho thóc mà anh đã vội chở thóc vào thì chỉ béo lũ chuột.”
Có đọc những lời phát biểu của Hà sĩ Phu thì mới thấy ông có quan niệm giống với bà Aung San Suu Kyi về chuyện Mỹ chưa nên bỏ chuyện cấm vận đối với Miến Ðiện và Việt Nam. Tư tưởng lớn thường gặp nhau là thế!
Năm 1991, bà được trao giải Nobel về Hòa Bình. Bà ủy nhiệm cho chồng và hai con nhận giải vì không muốn ra đi nhận giải để rồi có thể không được trở về.
Năm 1999 chồng bà là ông Michael Aris bị bệnh ung thư đến giai đoạn cuối. Ôâng xin phép đám quân phiệt Miến để được đến Miến Ðiện thăm bà trước khi từ giã cõi đời. Nhóm quân phiệt từ chối. Chúng khuyến cáo bà nên đi Anh để thăm ông với âm mưu thâm hiểm là chờ bà ra khỏi nước Miến Ðiện là chúng đẩy bà đi luôn không cho trở về và coi như nhổ được một cái gai đã làm chúng nhức nhối đêm ngày. Nhìn thấy rõ âm mưu của chúng, bà dứt khoát không rời nước để đi thăm chồng trước giờ chồng giã biệt cõi đời. Ai cũng biết là trong tâm tư của một người vợ như bà, không gặp chồng trước ngày vĩnh biệt thì đau xót đến chừng nào. Ngoài chuyện mất chồng không được gặp, bà lại phải sống xa hai con trai. Chỉ vì đấu tranh cho quê hương mà bà đành gạt lệ cố quên đi thiên chức làm mẹ, không được sống cùng với hai con trong thời gian chúng khôn lớn. Sự bất hạnh đến với bà như thế là tận cùng. Nhân dân Miến Ðiện rồi đây sẽ phải đúc tượng của bà để nhớ đến một vị anh thư bất khuất có một không hai của đất nước này. Bà đã đặt quyền lợi của đất nước quê hương Miến Ðiện lên trên quyền lợi của bản thân bà. Bà xứng đáng được sự kính nểà và thương yêu của đồng bào bà cũng như của toàn thế giơiù dành cho bà. Chuyện không chịu rời quê hương của bà cũng có thể so sánh với một người Việt Nam là Bác sĩ Nguyễn đan Quế. Khi được thả ra vài năm trước đây, Bác sĩ Quế được cấp Visa lên đường đi Mỹ định cư nhưng ông đã từ chối để quyết định ở lại quê nhà để tiếp tục chuyện đấu tranh đòi dân chủ. Luật sư Nguyễn mạnh Tường trước đây có qua Pháp và có tuyên bố một câu nói giá trị về sự cần thiết của những người đấu tranh phải ở trên đất quê hương như sau, ” Truyện thần thoại Hy Lạp có kể lại chuyện một vị thần khi bị nhấc hai chân lên thì coi như mất hết sức lực. Người tranh đấu cũng vậy, họ chỉ có sức mạnh khi đứng trên quê hương, giữa những thử thách thì mới tìm ra được sức mạnh “. Cứ nhìn trường hợp bà Aung San Suu Kyi và Bác sĩ Nguyễn đan Quế thì mới thấy lời nhận định của Luật sư Nguyễn mạnh Tường thật là chí lý.
Nhìn lại quê hương Việt Nam thì có hai nhà tranh đấu cho tự do dân chủ cũng đã gặp phải trường hợp tương tự như bà Aung San Suu Kyi. Linh mục Nguyễn văn Lý trong khi đang phát động phong trào tranh đấu thì thân mẫu của cha bị bệnh nặng đến giai đoạn hấp hối. Cộng sản không cho cha về nhìn mẹ lần cuối trước khi vĩnh viễn chia tay. Bà cụ mất trong khi Linh mục Lý đang ở trong vòng tù tội Cộng sản. Mới đây người cựu chiến binh tranh đấu cho dân chủ Nguyễn khắc Toàn cũng phải gặp cảnh đau lòng là trong khi tù tội thì được tin cha mất. Cộng sản cũng không cho ông Toàn về thọ tang cha. Cho nên hai nhà tranh đấu Nguyễn văn Lý và Nguyễn khắc Toàn đã phải trả giá quá đắt là không được nhìn thấy người thân lần cuối trước giờ phút vĩnh biệt. Có nhìn thấy chuyện của bà Aung San Suu Kyi, Linh mục Nguyễn văn Lý, cựu chiến binh Nguyễn khắc Toàn thì mới thấy cái tàn nhẫn vô nhân đạo của bọn quân phiệt cũng như Cộng sản cầm quyền. Chúng đã tước bỏ quyền gặp người thân ở giờ phút thiêng liêng cuối cuộc đời của những người tranh đấu. Những ai còn muốn buôn bán làm ăn với bọn táng tận long tâm này cũng nên suy nghĩ lại, vì khi buôn bán làm ăn với chúng là gián tiếp nuôi sống và ủng hộ chúng để chúng có thêm phương tiện đàn áp người dân vô tội.
Cần cũng nói thêm ở đây bà là con gái của tướng Aung San, một trong những anh hùng giành độc lập của Miến Ðiện. Ông bị ám sát trong thời gian chuyển giao quyền lực vào tháng 7 năm 1947, chỉ sáu tháng trước khi Miến Ðiện có được độc lập. Lúc ấy bà Aung San Suu Kyi được mới có hai tuổi. Vào năm 1960, vào tuổi dậy thì của một thiếu nữ, bà tới Ấn Ðộ cùng với bà mẹ là Daw Khin Kyi, tới nhận chức tại Delhi để làm Ðại sứ Miến Ðiện tại Ấn. Bà sống cuộc đời như con gái của một nhà ngoại giao và làm bạn với hai con trai của bà Indira Gandhi ( sau này là thủ tướng Ấn Ðộ) là Rajiv và Sanjay. Bốn năm sau bà du học ở Ðại học Oxford ở Anh và theo học những ngành Triết, Chính trị và kinh tế. Tại đây bà đã gặp người chồng người Anh là ông Michael Aris. Sau một thời gian sống và làm việc tại Nhật cũng như Bhutan, bà trở về nếp sống của người nội trợ bên chồng và săn sóc cho hai con trai tên Alexander và Kim. Sau này khi đứng lên tranh đấu, chính quyền quân phiệt Miến đã mở những chiến dịch bôi lọ bà, cho truyền thông nói rõ ømột phụ nữ Á đông như bà mà lấy chồng ngoại quốc là thứ đàn bà lăng loàn không ra gì. Tiếc thay bọn quân phiệt này đã không thành công trong âm mưu bôi bẩn này vì nhân dân Miến Ðiện lúc nào cũng yêu quý người con yêu quý xả thân vì nước vì dân Aung san Suu Kyi.
Dù sống tha hương nhưng Miến Ðiện quê hương thân yêu lúc nào cũng canh cánh trong tâm tư của bà. Năm 1988 bà trở về nước một mình, lúc đầu chỉ tính chuyện chăm sóc người mẹ già đang bệnh nặng. Nhưng thời điểm bà trở về chính là lúc có những biến chuyển chính trị trọng đại xảy ra. Hàng ngàn sinh viên, công chức và sư sãi xuống đường biểu tình trong nhiều tháng trời để đòi hỏi phải có cải cách dân chủ.
Trong bài diễn văn đọc ngày 26 tháng 8 năm 1988 , bà tuyên bố, ” Là một người con gái của cha tôi, tôi không thể tiếp tục dửng dưng vô tình trước tất cả những gì đang xảy ra. Ðây là lần thứ hai Miến Ðiện đấu tranh cho nền độc lập.”
Dần dần bà Aung San Suu Kyi trở thành người đối kháng hàng đầu đối với nhà tướng lãnh độc tài Ne Win. Lấy sự hứng khởi từ những cuộc tranh đấu bất bạo động của Mục sư Martin Luther King ở Mỹ cũng như của Thánh Mahatma Gandhi ở Ấn Ðộ, bà tổ chức tập hợp những cuộc xuống đường và đi diễn thuyết khắp mọi nơi trong nước, kêu gọi chuyện cải tổ dân chủ theo phương pháp hòa bình và bầu cử tự do. Nhưng những cuộc xuống đường bị bọn quân phiệt đàn áp dã man. Bọn này lên nắm chính quyền bằng một cuộc đảo chánh vào ngày 18 tháng 9 năm 1988.
Chính quyền quân phiệt này kêu gọi một cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 5 năm 1990. Ðảng Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ được mọi người coi như thắng cử mặc dù bà bị quản thúc tại gia. Nhưng bọn quân phiệt từ chối giao quyền hành lại cho bà.
Tháng 3 năm 1999 bà bị xốc nặng bởi cái chết của ông chồng vì bệnh ung thư mà bà không được gặp mặt lần cuối. Bà không gặp ông trong vòng 3 năm cho đến khi ông qua đời.Ðám quân phiệt giờ đây tìm cách nói chuyện lại với bà và điều này làm cho nhiều người hy vọng là Miến Ðiện cuối cùng sẽ có được tự do dân chủ. Ý thức tự do của bà đã đánh bại được sự đàn áp quân sự. Chừng nào bà còn sống thì hy vọng giải phóng vẫn còn cháy rực trong lòng mọi người dân Miến Ðiện. Sự mến chuộng của người dân trong nước cũng sự kính nể của quốc tế dành cho bà đã làm cho bọn quân phiệt không dám đụng tới bà và giờ này đang tính chuyện thương thảo với bà vì chúng cũng đang bị bế tắc trong chuyện điều hành trong nước cũng như trên trường quốc tế.
Miền Ðiện may mắn có chiến sĩ dân chủ bất khuất Aung San Suu Kyi thì dân Miến Ðiện trước sau gì, không sớm thì muộn, cũng sẽ được hít thở không khí dân chủ tự do. Việt Nam không những có một chiến sĩ dân chủ như bà Aung San Suu Kyi mà có hàng chục chiến sĩ tranh đấu cho dân chủ như Nguyễn đan Quế, Trần Khuê, Lê Quang Liêm, Thích Quảng Ðộ, Thích Huyền Quang, Tuệ Sỹ, Trí Siêu, Phạm quế Dương, Hoàng minh Chính, Dương thu Hương, Hoàng Tiến, Trần dũng Tiến, Vũ cao Quận, Lê chí Quang, Phạm hồng Sơn, Nguyễn vũ Bình, Nguyễn khắc Toàn, Trần đại Sơn, Nguyễn văn Lý, Hà sĩ Phu, Bùi minh Quốc, Phan văn Lợi, Nguyễn hữu Giải,v.. v thì nhất định Việt Nam rồi cũng có được dân chủ tự do thật sự.
Con đường của bà Aung San Suu Kyi và những chiến sĩ đấu tranh dân chủ Việt Nam đang đi là con đường chông gai,gian khổ và phải đổ máu tù tội hy sinh để tranh đấu cho quyền làm người của đồng bào ruột thịt của mình cũng như quyền lợi tối thượng của đất nước. Phải có những người con yêu xả thân tranh đấu như thế thì đất nước mới có ngày đi lên, đồng bào mới có ngày sống trong không khí tự do dân chủ.
Giá tự do không dưng mà có. Nền dân chủ phải gầy dựng mới nên. Những chiến sĩ đấu tranh đích thực cho dân chủ tự do hôm nay rất xứng đáng cho đồng bào trong và ngoài nước ủng hộ nồng nhiệt để họ có đủ điều kiện xoay chuyển lịch sử.
Bóng đêm quân phiệt và Cộng sản nhất định phải nhường lại cho ánh sáng tự do được chiếu chan hòa. Ðó không chỉ là nguyện vọng của những người đấu tranh dân chủ hôm nay mà là hoài bão bức xúc thiết tha của 50 triệu người dân Miến Ðiện và của 80 triệu người dân Việt Nam.
Xích xiềng trói buộc cần phải tháo gỡ để đấât nước mới có thể đi lên. Ðã bao năm rồi sống trong tăm tối, ai cũng mong ngày đất nước đứng dậy chuyển mình để tháo cũi sổ lồng cho người dân bất hạnh. Ðã đến lúc chúng ta không nên ngồi chờ đợi lịch sử nữa mà hãy cùng với các chiến sĩ dân chủ đứng lên làm lịch sử.
Xin kết thúc bài viết với bài thơ ” Thời gian hỡi ” của Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện,
Thời gian hỡi, ta chán người rồi đấy
Từng phút giây người đốt bỏng lòng ta
Ôâi tháng ngày sao cứ dài ra
Ðằng đẳng thế ta chịu làm sao nổi!
Ta mong mãi một bình minh dữ dội
Ðẩy ngày nay về ác mộng xa xôi
Những nấm mồ giả tạo hóa ra nôi
Sự sống hồi sinh vút dậy!
Thời gian hỡi,
Ta cúi xin người hãy
Rút ngắn tháng ngày để lòng ta thôi bỏng cháy
Ðể phút giây đừng hỏa táng đời ta
Ta muốn thấy mùa hoa
Ta muốn hái ngàn hoa
Trước lúc cỏ hoa đón ta về bụi đất
Thời gian hỡi, ta van người nói thật
Ngày bão bùng hoa nở có lâu không?
Năm, mười năm, ta có thể chờ trông
Có thể để cho người làm khổ 
Nhưng lâu quá, ta dùng dao cắt cổ
Chặt đứt đầu ngươi
Dù đứt cả đời ta!
(!960)Trên thế giới dân tộc nào cũng sợ bão bùng, nhưng nhân dân Miến Ðiện và nhân dân Việt Nam đều mong ngày bão bùng sớm tới. Lý do là bao năm trời sống trong áp bức, đầy đọa, người dân ,mong có bão bùng nổi lên để có thể giật sập bọn cầm quyền mặt người dạ thú gian ác, chỉ biết đàn áp nhân dân và thâu lượm quyền lợi cho cá nhân và phe nhóm. Có bão bùng mới quét đi hết những rác rưởi xấu xa của bọn cầm quyền quân phiệt và Cộng sản để lại trước khi nói chuyện xây dựng lại quê hương yêu dấu.
Lawndale, một chiều mưa gió lạnh lẽo bão bùng cuối tháng 12- 2002
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...