Skip to main content

HỒ CHÍ MINH DƯỚI CON MẮT NHÌN CỦA STALIN

Hồi ức của Nikita Krushchev
Hồi ức của Nikita Krushchev được ghi chép trong bộ sách“Krushchev Remembers” , xuất bản năm 1991, có kể lại một câu chuyện nhỏ bên lề về cuộc gặp mặt Stalin-Hồ Chí Minh năm 1950 :
“Tôi nhớ lại khi Hồ Chí Minh đến Mooscow xin viện trợ về vật chất… .Stalin đối xử với Hồ Chí Minh như một sự phỉ báng.  Trong một cuộc gặp ông Hồ rút từ trong cặp ra tờ họa báo “L’URSS en Construction” và xin chữ ký.
Stalin xử sự theo cách luôn hoài nghi bệnh hoạn của ông ta, nhìn đâu cũng thấy kẻ phản bội và do thám.  Ông ta liền ký vào tờ báo nhưng ra lệnh cho mật vụ lén thu hồi lại.  Sau đó Stalin còn khôi hài với tôi : “Ông ta chắc vẫn còn ra sức tìm kiếm tờ báo ấy, nhưng chỉ phí công”
Krushchev kể lại chuyện này như một chuyện vui để nói về con người của Stalin, ông cho rằng Stalin đã đa nghi quá đáng vì sau khi buộc phải ký tặng cho Hồ Chí Minh thì Stalin đã cho mật vụ lẻn vào phòng Hồ Chí Minh tại khách sạn để đánh cắp lại tờ báo có chữ ký tặng này.
Có vậy mới thấy Stalin là người thâm trầm :  Không phải vì quá hâm mộ Stalin mà Hồ Chí Minh đã xin chữ ký của Stalin cũng như ông đã từng xin hình và chữ ký tặng của Tướng Chenault, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Trung Hoa vào năm 1945.  Vì sau đó Hồ Chí Minh đã mang tấm hình Tướng Chenault về hang Pác Bó để lòe Trường Chinh và ĐCSVN.  Sau đó đem về Hà Nội lòe dân Hà Nội rằng ông ta là người của Mỹ.
Lần này thì HCM xin chữ ký của Stalin, nhưng câu hỏi được đặt ra là ông muốn có chữ ký đó để lòe ai ?  Không cần suy nghĩ nhiều thì cũng hiểu rằng suốt từ năm 1945 cho tới ngày đó thì Stalin và CSQT không hề liên lạc với HCM, điều này đủ để cho Trường Chinh và ĐCSVN đánh giá được mối quan hệ giữa Stalin và ông ta.
Sự thực là Stalin chẳng biết ông ta là ai, suốt 5 năm trời ông ta gởi cho Stalin biết bao nhiêu là thư nhưng chẳng có một lời hồi âm.   Sau này hồi ký của Hoàng Tùng tiết lộ:  “Vì quan hệ của ta với Liên Xô và Trung Quốc không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập (1945) thì hai nước đã không công nhận”.
Vì đã lỡ mạo danh là người của Liên Xô đưa về nhưng suốt 5 năm không có dấu hiệu gì chứng tỏ có sự hậu thuẩn của Stalin, cho nên  lần này ông Hồ Chí Minh cần phải có một bằng chứng cụ thể nào đó để chứng thực những lời lòe bịp của ông ta trước đây.
Tuy nhiên Stalin là người “có sạn trong đầu” nên biết ngay là Hồ Chí Minh xin chữ ký của ông ta không phải xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ thần tượng.  Mà chắc chắn phải có một mưu đồ nào khác;  dĩ nhiên là không quang minh chính đại.
Sau đó Stalin đã kể chuyện này cho Krushchev như là một bằng chứng cho thấy HCM chỉ là một tay thủ đoạn vặt mà không qua mắt nổi ông ta.  Ngoài ra Krushcheve cũng cho biết :
“Ông Hồ rất muốn cuộc đi thăm được công bố chính thức, và ông ta muốn được đón tiếp với tư cách chủ tịch nước Việt Nam.  Stalin bác bỏ yêu cầu ấy : “Đồng chí đã đến một cách lặng lẻ nên không thể công bố được”.  Ông Hồ vẫn đề nghị Stalin cho một chiếc máy bay và chuẩn bị bài diễn văn đón tiếp. Stalin cười khi kể lại với tôi : “Đó, ông ta muốn cả chuyện ấy, nhưng tôi trả lời :  Không”!
Qua lời kể vô tình của Krushchev, người ta có thể thấy rõ HCM chuyên dùng thủ đoạn hạ cấp, ngay cả đối với nghi thức ngoại giao quốc tế.  Ông ta dám đề nghị với chủ tịch nước Liên Xô một việc mà chỉ có bọn lưu manh mới làm.
Ngoài tiết lộ của Krushchev, sau khi tài liệu mật của văn khố Quốc gia Liên Xô được giải mật, giáo sư sư sử học Christopher Goscha của đại học Québec tại Montréal đã tìm thấy một văn thư của đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh gửi cho Mạc Tư Khoa, đề ngày 4-2-1950, cho biết ông HCM có nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng tờ tạp chí có ảnh của Stalin và các lãnh đạo cao cấp khác của ĐCSLX cần phải được trả lại cho mình.
Ông ta đã nhiều lần hỏi đi hỏi lại là “Làm sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt” (Hồ sơ lưu trữ CCCPSU, tài liệu số 36671, thư mục số 425).  Nếu không có tiết lộ của Krushcheve để so lại thì các nhà nghiên cứu sử sau này sẽ tưởng rằng ông HCM đã bị đánh mất tờ báo ở đâu đó tại Trung Quốc chứ không ai ngờ là Stalin đã cho mật vụ lấy lại..
Chuyến đi gặp Stalin, công hay tội ?
Người đời sau đọc hồi ký của Hoàng Tùng thấy câu “gọi Bác sang” thì cũng hình dung được nỗi khó khăn của Nguyễn Tất Thành, và rồi cũng khâm phục cho tài đóng kịch khéo léo của ông đã đem lại kết quả là Stalin và Mao Trạch Đông chịu cung cấp vũ khí  cho CSVN.
Tuy nhiên đứng trên phương diện phán xét của lịch sử thì tình hình đất nước thời đó không cần phải cầu lụy Stalin và Mao Trạch Đông đến độ “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Thay vì chấp nhận sát nhập tổ chức Việt Minh vào dưới tay Mao Trạch Đông, ông Nguyễn Tất Thành có thể quyết định sát nhập Việt Minh vào dưới tay Bảo Đại để rồi cùng với Bảo Đại tranh đấu giành độc lập toàn diện theo phương cách mà các dân tộc khác như  Ấn Độ, Miến Diện, Nam Dương, Mã Lai đã làm.
Riêng Bảo Đại thì đã làm được hơn nửa đường.  Nghĩa là chính phủ Pháp đã ký Hiệp ước Elysée thừa nhận nước Việt Nam “độc lập” , trả lại đất Nam Kỳ mà chính phủ Pháp đã mua của Tự Đức năm 1874. Và hủy bỏ các Hiệp ước lệ thuộc nước Pháp mà triều đình Huế phải ký sau khi bị thua trận năm 1884, 1885.  Việc còn lại của Bảo Đại là đòi tiếp quyền tự chủ về ngoại giao, quân sự và tài chính.
Với phương cách đó, rõ ràng là hay hơn phương cách nhận vũ khí của Mao Trạch Đông rồi lấy xương máu của dân tộc Việt Nam mà phục vụ cho mưu đồ của Mao Trạch Đông.  Các chứng liệu lịch sử cho thấy các ông trong ĐCSVN không bao giờ nghĩ tới chuyện điều đình với Bảo Đại, trong khi Bảo Đại đã mở ngõ cho các ông bằng hành động đặt vòng hoa tưởng niệm trên mộ các chiến sĩ Việt Minh khi ông ta trở lại Hà Nội lần đầu tiên sau 3 năm bị HCM bắt ép lưu vong.
Trong trường hợp của ông HCM tại Mạc Tư Khoa vào năm 1950 thì ông chỉ biết một việc là xin vũ khí để lấy lại quyền lực cho ông và phe cánh của ông.  Ông và ĐCSVN muốn trở lại ngôi vị làm chủ đất nước mà trong đó Bảo Đại phải dưới quyền của các ông chứ các ông không thể nào trở lại là người dưới quyền của Bảo Đại.
Đặt một giả thuyết là năm 1950 ông Hồ Chí Minh hợp tác với Bảo Đại trước khi ông đi Mạc Tư Khoa thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ làm áp lực buộc Pháp phải nhả Đông Dương để nhân dân Việt Nam có thể mạnh lên mà trấn giữ phòng tuyến phía Bắc để chống lại phong trào Cọng sản của Stalin và Mao Trạch Đông.  Bằng chứng là cũng trong năm này Hoa Kỳ đã đổ tiền của cho hai kẻ cựu thù là Đức và Nhật, cũng như Đài Loan và Nam Hàn để các nước này đủ mạnh mà chống lại Nga và Trung Cọng.
Do đó nếu Việt Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ như Đài Loan thì chắc chắn nước Việt Nam sẽ lấy lại độc lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một cường quốc mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.  Nhưng đau lòng là thực tế đã đi ngược lại, ông Hồ Chí Minh đã quyết định theo Mao Trạch Đông cho nên Hoa Kỳ buộc phải đổ của cho Pháp để Pháp có thể chận ông Hồ Chí Minh.  Và thế là Việt Nam mất đi cơ hội phục hồi xứ sở, mà rồi lại rơi vào 2 cuộc chiến tranh với quá nhiều tàn phá và chết chóc.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Tháng 11 năm 2015 Chủ tịch TC Tập Cận Bình nói trước quốc hội CSVN :
Trung Quốc Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 65 năm. mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng.
Trong bài viết trên đây có 4 tấm gương quan hệ ngoại giao của ông HCM mà người Việt không nên chăm sóc, bồi dưỡng :
(1) Cách đây 65 năm Stalin và Mao “gọi bác sang”, thế là “bác ngoan ngoãn sang”.  Khởi đầu quan hệ giữa HCM và Mao Trạch Đông là quan hệ giữa chủ và đầy tớ, không thể nào gọi là “hữu hảo”. ( Đê hèn ).
(2) Nhận lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, nhận súng đạn của Mao Trạch Đông để lấy lại quyền cai  trị nhân dân Việt Nam trong tay Bảo Đại.  Đây là quan hệ hại dân chứ không phải thương dân ( Tham tàn ).
(3) Dùng thủ đoạn vặt để xây dựng quan hệ ngoại giao :  Xin chữ ký của Stalin để lòe bịp đàn em của mình.  Rồi lại xin chủ tịch nước Liên Xô cho mình leo lên máy bay,  bay một vòng rồi đáp xuống như là một lãnh tụ ngang hàng với Mao Trạch Đông.  HCM đánh giá Stalin cũng là tay lừa đảo như mình mà không hề nghĩ rằng Stalin là một chính trị gia lõi đời, ông ta phỉ nhổ vào cái trò lưu manh đó. ( Vô liêm sỉ ).
(4) Là một tay thủ đoạn vặt lại đi trách người ta là ““Làm sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt”. Chính mình đi bịp người ta, lại còn mở miệng lu loa người ta bịp mình ( Lưu manh mạt hạng ).

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...