Skip to main content

(REPOST) HỒ CHÍ MINH DƯỚI CON MẮT NHÌN CỦA STALIN

1

Hồi ức của Nikita Krushchev
Hồi ức của Nikita Krushchev được ghi chép trong bộ sách“Krushchev Remembers” , xuất bản năm 1991, có kể lại một câu chuyện nhỏ bên lề về cuộc gặp mặt Stalin-Hồ Chí Minh năm 1950 :
“Tôi nhớ lại khi Hồ Chí Minh đến Mooscow xin viện trợ về vật chất… .Stalin đối xử với Hồ Chí Minh như một sự phỉ báng.  Trong một cuộc gặp ông Hồ rút từ trong cặp ra tờ họa báo “L’URSS en Construction” và xin chữ ký.
Stalin xử sự theo cách luôn hoài nghi bệnh hoạn của ông ta, nhìn đâu cũng thấy kẻ phản bội và do thám.  Ông ta liền ký vào tờ báo nhưng ra lệnh cho mật vụ lén thu hồi lại.  Sau đó Stalin còn khôi hài với tôi : “Ông ta chắc vẫn còn ra sức tìm kiếm tờ báo ấy, nhưng chỉ phí công”
Krushchev kể lại chuyện này như một chuyện vui để nói về con người của Stalin, ông cho rằng Stalin đã đa nghi quá đáng vì sau khi buộc phải ký tặng cho Hồ Chí Minh thì Stalin đã cho mật vụ lẻn vào phòng Hồ Chí Minh tại khách sạn để đánh cắp lại tờ báo có chữ ký tặng này.
Có vậy mới thấy Stalin là người thâm trầm :  Không phải vì quá hâm mộ Stalin mà Hồ Chí Minh đã xin chữ ký của Stalin cũng như ông đã từng xin hình và chữ ký tặng của Tướng Chenault, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Trung Hoa vào năm 1945.  Vì sau đó Hồ Chí Minh đã mang tấm hình Tướng Chenault về hang Pác Bó để lòe Trường Chinh và ĐCSVN.  Sau đó đem về Hà Nội lòe dân Hà Nội rằng ông ta là người của Mỹ.
Lần này thì HCM xin chữ ký của Stalin, nhưng câu hỏi được đặt ra là ông muốn có chữ ký đó để lòe ai ?  Không cần suy nghĩ nhiều thì cũng hiểu rằng suốt từ năm 1945 cho tới ngày đó thì Stalin và CSQT không hề liên lạc với HCM, điều này đủ để cho Trường Chinh và ĐCSVN đánh giá được mối quan hệ giữa Stalin và ông ta.
Sự thực là Stalin chẳng biết ông ta là ai, suốt 5 năm trời ông ta gởi cho Stalin biết bao nhiêu là thư nhưng chẳng có một lời hồi âm.   Sau này hồi ký của Hoàng Tùng tiết lộ:  “Vì quan hệ của ta với Liên Xô và Trung Quốc không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập (1945) thì hai nước đã không công nhận”.
Vì đã lỡ mạo danh là người của Liên Xô đưa về nhưng suốt 5 năm không có dấu hiệu gì chứng tỏ có sự hậu thuẩn của Stalin, cho nên  lần này ông Hồ Chí Minh cần phải có một bằng chứng cụ thể nào đó để chứng thực những lời lòe bịp của ông ta trước đây.
Tuy nhiên Stalin là người “có sạn trong đầu” nên biết ngay là Hồ Chí Minh xin chữ ký của ông ta không phải xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ thần tượng.  Mà chắc chắn phải có một mưu đồ nào khác;  dĩ nhiên là không quang minh chính đại.
Sau đó Stalin đã kể chuyện này cho Krushchev như là một bằng chứng cho thấy HCM chỉ là một tay thủ đoạn vặt mà không qua mắt nổi ông ta.  Ngoài ra Krushcheve cũng cho biết :
“Ông Hồ rất muốn cuộc đi thăm được công bố chính thức, và ông ta muốn được đón tiếp với tư cách chủ tịch nước Việt Nam.  Stalin bác bỏ yêu cầu ấy : “Đồng chí đã đến một cách lặng lẻ nên không thể công bố được”.  Ông Hồ vẫn đề nghị Stalin cho một chiếc máy bay và chuẩn bị bài diễn văn đón tiếp. Stalin cười khi kể lại với tôi : “Đó, ông ta muốn cả chuyện ấy, nhưng tôi trả lời :  Không”!
Qua lời kể vô tình của Krushchev, người ta có thể thấy rõ HCM chuyên dùng thủ đoạn hạ cấp, ngay cả đối với nghi thức ngoại giao quốc tế.  Ông ta dám đề nghị với chủ tịch nước Liên Xô một việc mà chỉ có bọn lưu manh mới làm.
Ngoài tiết lộ của Krushchev, sau khi tài liệu mật của văn khố Quốc gia Liên Xô được giải mật, giáo sư sư sử học Christopher Goscha của đại học Québec tại Montréal đã tìm thấy một văn thư của đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh gửi cho Mạc Tư Khoa, đề ngày 4-2-1950, cho biết ông HCM có nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng tờ tạp chí có ảnh của Stalin và các lãnh đạo cao cấp khác của ĐCSLX cần phải được trả lại cho mình.
Ông ta đã nhiều lần hỏi đi hỏi lại là “Làm sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt” (Hồ sơ lưu trữ CCCPSU, tài liệu số 36671, thư mục số 425).  Nếu không có tiết lộ của Krushcheve để so lại thì các nhà nghiên cứu sử sau này sẽ tưởng rằng ông HCM đã bị đánh mất tờ báo ở đâu đó tại Trung Quốc chứ không ai ngờ là Stalin đã cho mật vụ lấy lại..
Chuyến đi gặp Stalin, công hay tội ?
Người đời sau đọc hồi ký của Hoàng Tùng thấy câu “gọi Bác sang” thì cũng hình dung được nỗi khó khăn của Nguyễn Tất Thành, và rồi cũng khâm phục cho tài đóng kịch khéo léo của ông đã đem lại kết quả là Stalin và Mao Trạch Đông chịu cung cấp vũ khí  cho CSVN.
Tuy nhiên đứng trên phương diện phán xét của lịch sử thì tình hình đất nước thời đó không cần phải cầu lụy Stalin và Mao Trạch Đông đến độ “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Thay vì chấp nhận sát nhập tổ chức Việt Minh vào dưới tay Mao Trạch Đông, ông Nguyễn Tất Thành có thể quyết định sát nhập Việt Minh vào dưới tay Bảo Đại để rồi cùng với Bảo Đại tranh đấu giành độc lập toàn diện theo phương cách mà các dân tộc khác như  Ấn Độ, Miến Diện, Nam Dương, Mã Lai đã làm.
Riêng Bảo Đại thì đã làm được hơn nửa đường.  Nghĩa là chính phủ Pháp đã ký Hiệp ước Elysée thừa nhận nước Việt Nam “độc lập” , trả lại đất Nam Kỳ mà chính phủ Pháp đã mua của Tự Đức năm 1874. Và hủy bỏ các Hiệp ước lệ thuộc nước Pháp mà triều đình Huế phải ký sau khi bị thua trận năm 1884, 1885.  Việc còn lại của Bảo Đại là đòi tiếp quyền tự chủ về ngoại giao, quân sự và tài chính.
Với phương cách đó, rõ ràng là hay hơn phương cách nhận vũ khí của Mao Trạch Đông rồi lấy xương máu của dân tộc Việt Nam mà phục vụ cho mưu đồ của Mao Trạch Đông.  Các chứng liệu lịch sử cho thấy các ông trong ĐCSVN không bao giờ nghĩ tới chuyện điều đình với Bảo Đại, trong khi Bảo Đại đã mở ngõ cho các ông bằng hành động đặt vòng hoa tưởng niệm trên mộ các chiến sĩ Việt Minh khi ông ta trở lại Hà Nội lần đầu tiên sau 3 năm bị HCM bắt ép lưu vong.
Trong trường hợp của ông HCM tại Mạc Tư Khoa vào năm 1950 thì ông chỉ biết một việc là xin vũ khí để lấy lại quyền lực cho ông và phe cánh của ông.  Ông và ĐCSVN muốn trở lại ngôi vị làm chủ đất nước mà trong đó Bảo Đại phải dưới quyền của các ông chứ các ông không thể nào trở lại là người dưới quyền của Bảo Đại.
Đặt một giả thuyết là năm 1950 ông Hồ Chí Minh hợp tác với Bảo Đại trước khi ông đi Mạc Tư Khoa thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ làm áp lực buộc Pháp phải nhả Đông Dương để nhân dân Việt Nam có thể mạnh lên mà trấn giữ phòng tuyến phía Bắc để chống lại phong trào Cọng sản của Stalin và Mao Trạch Đông.  Bằng chứng là cũng trong năm này Hoa Kỳ đã đổ tiền của cho hai kẻ cựu thù là Đức và Nhật, cũng như Đài Loan và Nam Hàn để các nước này đủ mạnh mà chống lại Nga và Trung Cọng.
Do đó nếu Việt Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ như Đài Loan thì chắc chắn nước Việt Nam sẽ lấy lại độc lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một cường quốc mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.  Nhưng đau lòng là thực tế đã đi ngược lại, ông Hồ Chí Minh đã quyết định theo Mao Trạch Đông cho nên Hoa Kỳ buộc phải đổ của cho Pháp để Pháp có thể chận ông Hồ Chí Minh.  Và thế là Việt Nam mất đi cơ hội phục hồi xứ sở, mà rồi lại rơi vào 2 cuộc chiến tranh với quá nhiều tàn phá và chết chóc.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Tháng 11 năm 2015 Chủ tịch TC Tập Cận Bình nói trước quốc hội CSVN :
Trung Quốc Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 65 năm. mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng.
Trong bài viết trên đây có 4 tấm gương quan hệ ngoại giao của ông HCM mà người Việt không nên chăm sóc, bồi dưỡng :
(1) Cách đây 65 năm Stalin và Mao “gọi bác sang”, thế là “bác ngoan ngoãn sang”.  Khởi đầu quan hệ giữa HCM và Mao Trạch Đông là quan hệ giữa chủ và đầy tớ, không thể nào gọi là “hữu hảo”. ( Đê hèn ).
(2) Nhận lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, nhận súng đạn của Mao Trạch Đông để lấy lại quyền cai  trị nhân dân Việt Nam trong tay Bảo Đại.  Đây là quan hệ hại dân chứ không phải thương dân ( Tham tàn ).
(3) Dùng thủ đoạn vặt để xây dựng quan hệ ngoại giao :  Xin chữ ký của Stalin để lòe bịp đàn em của mình.  Rồi lại xin chủ tịch nước Liên Xô cho mình leo lên máy bay,  bay một vòng rồi đáp xuống như là một lãnh tụ ngang hàng với Mao Trạch Đông.  HCM đánh giá Stalin cũng là tay lừa đảo như mình mà không hề nghĩ rằng Stalin là một chính trị gia lõi đời, ông ta phỉ nhổ vào cái trò lưu manh đó. ( Vô liêm sỉ ).
(4) Là một tay thủ đoạn vặt lại đi trách người ta là ““Làm sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt”.Chính mình đi bịp người ta, lại còn mở miệng lu loa người ta bịp mình

BÀI 2:
Stalin rất khinh bỉ Hồ Chí Minh!

Không giống như trong các tiểu thuyết mà Việt Cộng loan tải việc ông Stalin, nhà lãnh đạo Liên Xô rất mực kính ngưỡng Hồ Chí Minh, sự thật là hoàn toàn khác. Ông Stalin không những chẳng tôn trọng mà còn rất khinh bỉ tên giặc bán nước họ Hồ, hay còn có tên khác là Nguyễn Ái Quốc. 

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, 
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, 
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt” 

Thơ ca ngọi của Việt Cộng Tố Hữu. Hồ Chí Minh khoái sự tích gian hùng của Stalin và Mao nhưng thực tế hai người này rất khinh bỉ họ Hồ. 

Tháng 11 năm 1945 ông Hồ Chí Minh có gởi cho Stalin một bức thư thông báo sự ra đời của “Nước Việt Nam Dân chủ”. Stalin cho lục lại hồ sơ của nhân vật Nguyễn Tất Thành ( Tên Nga là Nguyen Ai Kvak ) trong hồ sơ lưu trữ của Cọng sản Quốc tế. 

Kết quả cho thấy đây là một người theo đảng Cọng sản Pháp, xuất thân là thợ rửa hình, từng có mấy tháng làm nghề viết các bản tin cho báo chí của CSQT tại Mạc Tư Khoa. Rồi sau đó đã bị 4 năm kỷ luật tại Mạc Tư Khoa vì bị tố cáo là bán các đồng chí của mình ( Quinn Judge, Ho Chi Minh, The missing Years, trang 206 ). Vì vậy Staline cho dẹp hồ sơ của Nguyễn Tất Thành qua một bên và quên ông này đi 

Đến tháng 1-1946 ông Hồ gởi một bức thư nữa cho Stalin nhưng ngày nay văn khố Nga còn lưu lại bức thư được ông S.P.Kozyrep của Bộ ngoại giao Liên Xô phê bên cạnh “Không trả lời” ( Tài liệu của Bukharin đăng trên báo “Xưa và Nay”, Mạc Tư Khoa; số 55, tháng 9-1998; giáo sư Christopher Goscha sưu tầm). 

Văn kiện này chứng tỏ ông Hồ Chí Minh và ông Stalin hoàn toàn không có liên quan gì với nhau trước năm 1945 cũng như sau 1945. Vì vậy các lời tuyên truyền rằng Nga đưa Hồ Chí Minh về Việt Nam cướp chính quyền là không đúng. 

Tình hình thế giới căng thẳng vì sự phân cực giữa Nga và Mỹ 

Cuối năm 1945 Chủ tịch nước Nga và Tổng thống nước Mỹ chia lại quyền lực thống trị thế giới sau khi Thế chiến II kết thúc. Sự sắp xếp lại trật tự Thế giới trở nên căng thẳng vì ông Stalin cho rằng nhân dân Nga đã bị chết tới 22 triệu người mà phần nhận được sau cuộc chiến chẳng có bao nhiêu so với Mỹ. 

Thế là Stalin quyết định hô hào Cọng sản hóa toàn thế giới, gọi Mỹ là “tên đầu sỏ của Đế quốc Thực dân kiểu mới”. Để đối lại, Mỹ liên minh với các nước tư bản hàng đầu bao vây kinh tế nước Nga. Đến năm 1948 thế giới phân cực và cuộc “chiến tranh lạnh” bắt đầu. 

Trước tình hình đó, tại chiến khu Việt Bắc, ông Hồ Chí Minh không biết phải đối xử ra sao giữa việc chống hay không chống lại Mỹ. Trước kia nếu theo Mỹ thì cũng được coi như là theo Nga vì Nga với Mỹ là Đồng Minh. Vì vậy HCM đề cử Phạm Ngọc Thạch sang Paris gặp lãnh đạo Đảng Cọng sản Pháp để đặt lại vấn đề. 

Ông Thạch được đưa qua Bern, Thụy Sĩ, để gặp đặc sứ Liên Xô tại Thụy Sĩ là Koulachenkov. Ông Thạch cho biết là muốn được đi Mạc Tư Khoa để bàn với lãnh đạo Nga về tình hình Đông Nam Á. Ông Koulachenkov hứa sẽ chuyển đề nghị này về Mạc Tư Khoa ( Hồ sơ lưu trữ Quốc gia Tiệp Khắc, giáo sư Christopher Goscha sưu tầm). 

Ông Phạm Ngọc Thạch trở về Pháp chờ đợi, và đến tháng 12-1947 ông lại gửi một tập tài liệu cho Mạc Tư Khoa, phân tích tình hình Đông Nam Á, nêu rõ quyết tâm ủng hộ Liên Xô của HCM và ĐCSVN trước sự phân cực giữa Tư bản và Cọng sản, đồng thời nêu rõ khả năng lãnh đạo Cọng sản trong vùng Đông Nam Á của lãnh tụ HCM. 

Cuối cùng ông kêu gọi Stalin viện trợ quân sự và kinh tế ( Hsltr/MTK, giáo sư Christtopher Goscha sưu tầm ). Kết quả là Stalin không thèm để ý đến chuyện này. Ông Thạch trở lại Việt Nam vào mùa thu năm 1948 mà chẳng có kết quả gì. 

Nhưng sau khi Mao Trạch Đông chiếm xong toàn cõi Trung Hoa vào cuối năm 1949, thì đầu năm 1950 họ Mao sang Mạc Tư Khoa để báo công với Stalin đồng thời vạch kế hoạch sắp tới cho phong trào Cọng sản hóa toàn thế giới. 

Khi bàn về Đông Dương, Mao cho biết mới nhận được điện chúc mừng của nhân vật Hồ Chí Minh, một cán bộ Cọng sản đang cầm đầu tổ chức kháng chiến Việt Minh tại rừng Việt Bắc. Nhân vật này không có vẻ gì là Cọng sản vì chính ông ta đã giải tán đảng Cọng sản của Trường Chinh để theo Mỹ và Tưởng Giới Thạch. 

Tuy nhiên có thể dùng uy tín của HCM để dựng lại đảng Cọng sản của Trường Chinh và giao cho Trường Chinh nhiệm vụ hoàn thành chế độ Cọng sản tại Việt Nam. Sau khi bàn bạc, Stalin và Mao Trạch Đông cho gọi Hồ Chí Minh sang Mạc Tư Khoa. 

Stalin cho gọi Hồ Chí Minh sang Mạc Tư Khoa 

Hồi ký của Hoàng Tùng: “Năm 1950 Stalin và Mao Trạch Đông cho gọi Bác sang”. 

Năm 1950, ngày 20-1, Hồ Chí Minh bí mật rời Tổng Bộ Việt Minh tại Tuyên Quang lên đường sang Trung Quốc qua cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây. Tướng Trần Canh của Trung Quốc đón Hồ Chí Minh tại Quảng Tây và đưa ông về Bắc Kinh ngày 26-1 ( Nhật ký của Tướng TQ Trần Canh ). 

Năm 1950, giữa tháng 2, Hồ Chí Minh sang Mạc Tư Khoa gặp Stalin và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang có mặt tại đó. Sau nửa tháng bàn bạc với Stalin và Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh rời Mạc Tư Khoa về lại Bắc Kinh ngày 4-3, hội đàm với Chu Ân Lai về vấn đề viện trợ quân sự cho CSVN ( Tài liệu của Hồ Thức Hòa, đăng trên báo Lao Động của CSVN số Xuân Canh Thìn năm 2.000 ). 

*Chú giải : Theo cựu Bí thư Hoàng Tùng, khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc thì chỉ gặp Phó chủ tịch Nhà nước Trung Quốc là Lưu Thiếu Kỳ: “Khi gặp Bác, Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng: Các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng đâu lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi vì chúng tôi tưởng rằng các đồng chí giải tán Đảng thật…”. 

Đoạn hồi ký này cho thấy kể từ khi Hồ Chí Minh cho giải tán Đảng Cọng sản vào tháng 11 năm 1945 cho tới năm 1950 thì ĐCSVN và ĐCS Trung Quốc hoạt động độc lập, hai bên không có gì liên hệ hới nhau. 

Cũng theo Hoàng Tùng, tại Mạc Tư Khoa Stalin đã phân công cho Đảng Cọng sản Trung Quốc là cơ quan chủ quản mới của Việt Minh : 

“Chuyến đi Trung Quốc và Liên Xô của Bác năm 1950 là chuyến đi gian khổ. Khi đó Staline nói: Bây giờ cách mạng Trung Quốc thành Công rồi, Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước Phương Đông cũng như Liên Xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Trung Quốc cho như thế là Quốc tế cọng sản đã phân công cho Trung Quốc phụ trách Châu Á”. 

Và hồi ký của Võ Nguyên Giáp : 

“Trong một buổi làm việc ở Mátxcơva cùng với Xtalin, có cả Mao Trạch Đông, Bác đề nghị Liên Xô giúp trang bị cho 10 đại đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo cao xạ. …” Mao Trạch Đông nói : “Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam”… 

“Ngay sau khi Bác trở về nước cuối tháng 3 năm 1950, các bạn Trung Quốc đã nhanh chóng thực hiện lời cam kết” ( Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 14 và 15)… 

* Chú giải : Quyển hồi ký “Đường Tới Điện Biên Phủ” của Võ Nguyên Giáp được đưa ra công chúng sau khi các tài liệu mật của Trung Quốc về quan hệ Việt-Trung mới được công bố. Các tài liệu này được Chen Jian sưu khảo và do China Quaterly ấn hành vào tháng 8 năm 1993 với tựa đề “China and The First Viet Nam War, 1950-1954”. Và cuốn sách “China and The Viet Nam Wars, 1950-1975” của Quang Zhai do North Caroline ấn hành năm 2.000. 

Năm 2008 một giáo sư sử học người Đài Loan đưa ra giả thuyết HCM là một người Đài Loan giả Nguyễn Tất Thành đã chết, được được đặc vụ TC sai phái về VN lãnh đạo CSVN. Nhưng những đoạn trích dẫn trên đây cho thấy HCM chẳng phải là tay sai của TC. Nếu phải thì TC đã giao ngay cho HCM lãnh đạo ĐCSVN chứ không giao cho Trường Chinh, và HCM cũng chẳng dại gì giải tán ĐCS của Trường Chinh 

BÙI ANH TRINH 


*Chú thích của người viết : 

Đầu năm 2015 ông Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nghĩa là ông HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống. Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn. Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch. 

Trong bài viết trên đây có 3 tấm gương đạo đức của ông HCM mà người Việt không nên học tập : 


(1) Năm 1945 dựa hơi Mỹ lập Chính phủ Lâm thời tại Hà Nội, sau đó dựa hơi Tưởng Giới Thạch ( Tướng Tiêu Văn ) cho giải tán đảng Cọng sản của Trường Chinh. Nhưng vừa giải tán ngày 11-11-1945 thì cũng trong tháng 11 gởi thư xin theo Cọng sản Stalin. Tuy bị Stalin từ chối nhưng vẫn trình diễn như đã được Stalin chấp nhận ( Bịp bợm ). 

(2) Năm 1948 sai ông Phạm Ngọc Thạch qua xin xỏ Stalin một lần nữa. Bị từ chối nhưng vẫn trình diễn như là Stalin vẫn đang tích cực ủng hộ ( Gian xảo ). 

(3) Hoàng Tùng dùng chữ “cho gọi bác sang” cho thấy tư cách của bác như thế nào dưới con mắt nhìn của Stalin và Mao Trạch Đông. Thế mà bác vẫn trình diễn như là người được Stalin “vô cùng kính trọng” ( Bịp bợm ).

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b