*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của Gustave Courbet
*tranh minh họa và nguồn sưu tầm: ViVi VÕ Hùng Kiệt
Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) của Gustave Courbet có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ.
*-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế” (L’origine du monde) của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện với nó, không ít người còn đỏ mặt vì tính hiện thực cao độ, trần trụi.
Tất nhiên trong thời kỳ mà họa sĩ Gustave Courbet đang sống, điều này quả là quá khủng khiếp với hầu như tất cả mọi người, thậm chí các tờ báo còn cho rằng ông đã sỉ nhục phụ nữ, mô tả họ trần trụi như một thứ đồ chơi quái gở, và do đó bức tranh không còn là một biểu tượng của nghệ thuật mà chỉ là một mô tả mang tính khiêu dâm!
Bức tranh L’Origine du Monde hiểu theo nghĩa Cội Nguồn Cõi Tục hay Cội Nguồn Nhân Gian, nằm trong số 10 tác phẩm nổi tiếng nhất của viện bảo tàng Orsay, cũng như bức tranh Mona Lisa tiêu biểu cho viện bảo tàng Louvre.
Thế nhưng, du khách nào tò mò muốn xem tận mắt tác phẩm này thì phải đợi đến sau tháng Chín năm 2014. Vì trong suốt mùa hè năm nay, tác phẩm L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) được đưa về trưng bày trong vòng ba tháng, từ ngày 07/06 đến 01/09/2014, tại thị trấn Ornans, gần thành phố Besançon, miền Đông Nam nước Pháp, nguyên quán của danh họa Gustave Courbet (sinh năm 1819 – mất năm 1877). Bức tranh được trưng bày ở nhà riêng của danh họa, nay được biến thành viện bảo tàng.
*Video tài liệu chỉ dành cho người đã đủ độ tuổi Vị thành Niên
Gustave Courbet táo bạo, khuynh đảo tư tưởng phải đạo
Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) của Gustave Courbet có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của đàn bà.
Bức tranh L’Origine du Monde hiểu theo nghĩa Cội Nguồn Trần Thế hay Cội Nguồn Nhân Gian, nằm trong số 10 tác phẩm nổi tiếng nhất của viện bảo tàng Orsay, cũng như bức tranh Mona Lisa tiêu biểu cho viện bảo tàng Louvre. Thế nhưng, du khách nào tò mò muốn xem tận mắt tác phẩm này thì phải đợi đến sau tháng Chín năm 2014. Vì trong suốt mùa hè năm nay, tác phẩm L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) được đưa về trưng bày trong vòng ba tháng, từ ngày 07/06 đến 01/09/2014, tại thị trấn Ornans, gần thành phố Besançon, miền Đông Nam nước Pháp, nguyên quán của danh họa Gustave Courbet (sinh năm 1819 – mất năm 1877). Bức tranh được trưng bày ở nhà riêng của danh họa, nay được biến thành viện bảo tàng.
Nổi tiếng là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái hiện thực, danh họa Gustave Courbet đã vẽ bức tranh L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) vào năm 47 tuổi (1866), theo đơn đặt hàng của nhà sưu tầm tranh lõa thể Khalil Bey. Tên thật là Halil Şerif Pasha, ông Khalil Bey là người gốc Ai Cập, từng làm đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Paris rồi Vienna. Giai thoại kể rằng ông Khalil Bey quen biết họa sĩ Gustave Courbet theo lời giới thiệu của nhà văn kiêm phê bình văn học Charles Augustin Sainte-Beuve. Ông Khalil Bey đặt hàng với họa sĩ Gustave Courbet nhiều bức vẽ táo bạo chứ không phải là một bức duy nhất.
Vào thời đó, đang có một cuộc tranh cãi rất lớn trong dư luận về bức tranh Kiều nữ Olympia của Édouard Manet vẽ vào năm 1863. Truyền thống vẽ tranh khỏa thân thật ra đã có từ thời kỳ Phục Hưng, cuối thế kỷ XV nhưng các họa sĩ thường hay luồn lách sự kiểm duyệt bằng cách ‘’ẩn nấp’’ đằng sau cái bình phong ‘’thẩm mỹ cổ điển’’. Vẽ khỏa thân để ca ngợi vẻ đẹp cơ thể người đàn bà thông qua các điển tích của truyện thần thoại Hy La (Hy Lạp và La Mã).
Jean Désiré Gustave Courbet (10 tháng 6 năm 1819 – 31 tháng 12 năm 1877) là một họa sĩ người Pháp nổi tiếng, một nhân vật tiên phong của chủ nghĩa hiện thực. Gustave Courbet sinh ra ở Ornans, miền nam nước Pháp. Ông đến Paris lập nghiệp với một quan điểm thẩm mỹ mới. Với Courbet “Căn bản hội họa là một nghệ thuật cụ thể dùng để thể hiện những vật có thật và hiện đang tồn tại” Gustave Courbet trở thành một gương mặt quan trọng của nghệ thuật thế kỷ 19 và các tác phẩm của ông mang đầy tính tư liệu ghi lại xã hội.
********
Ngày nay “Cội nguồn cõi tục” được xem là một trong những tác phẩm hội họa của thế kỷ XIX nổi tiếng nhất, và bất kỳ ai đến Paris cũng có thể thưởng lãm nó, nhưng vẫn không ít người cho rằng đó là một bức vẽ sống sượng, quá khiêu dâm dù phần lớn đều công nhận: Gustave Courbet, đại danh họa, người nghệ sĩ thứ thiệt, vượt qua trước thời đại ông đang sống, can đảm phơi bày tất cả những gì thực nhất, đẹp nhất, không ngụy tạo!
********
Ngày nay “Cội nguồn cõi tục” được xem là một trong những tác phẩm hội họa của thế kỷ XIX nổi tiếng nhất, và bất kỳ ai đến Paris cũng có thể thưởng lãm nó, nhưng vẫn không ít người cho rằng đó là một bức vẽ sống sượng, quá khiêu dâm dù phần lớn đều công nhận: Gustave Courbet, đại danh họa, người nghệ sĩ thứ thiệt, vượt qua trước thời đại ông đang sống, can đảm phơi bày tất cả những gì thực nhất, đẹp nhất, không ngụy tạo!
* Khi vẽ bức tranh chân dung danh họa Courbet trước bức tranh L’Origine Du Monde nổi tiếng của ông. Được vẽ thành âm bản và ghi tựa “Thánh Tẩy Cội Nguồn Cõi Tục” theo niềm tin của người tín hữu Công Giáo:Tôi nghĩ hỉnh vẽ nêu lên ngưỡng cửa vào đời đáng trân trọng kính yêu là “Sinh Môn” cho tất cả nhân loại.
Nổi tiếng là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái hiện thực, danh họa Gustave Courbet đã vẽ bức tranh L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) vào năm 47 tuổi (1866), theo đơn đặt hàng của nhà sưu tầm tranh lõa thể Khalil Bey. Tên thật là Halil Şerif Pasha, ông Khalil Bey là người gốc Ai Cập, từng làm đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Paris rồi Vienna. Giai thoại kể rằng ông Khalil Bey quen biết họa sĩ Gustave Courbet theo lời giới thiệu của nhà văn kiêm phê bình văn học Charles Augustin Sainte-Beuve. Ông Khalil Bey đặt hàng với họa sĩ Gustave Courbet nhiều bức vẽ táo bạo chứ không phải là một bức duy nhất.
Vào thời đó, đang có một cuộc tranh cãi rất lớn trong dư luận về bức tranh Kiều nữ Olympia của Édouard Manet vẽ vào năm 1863. Truyền thống vẽ tranh khỏa thân thật ra đã có từ thời kỳ Phục Hưng, cuối thế kỷ XV nhưng các họa sĩ thường hay luồn lách sự kiểm duyệt bằng cách ‘’ẩn nấp’’ đằng sau cái bình phong ‘’thẩm mỹ cổ điển’’. Vẽ khỏa thân để ca ngợi vẻ đẹp cơ thể người đàn bà thông qua các điển tích của truyện thần thoại Hy La (Hy Lạp và La Mã).
Jean Désiré Gustave Courbet (10 tháng 6 năm 1819 – 31 tháng 12 năm 1877) là một họa sĩ người Pháp nổi tiếng, một nhân vật tiên phong của chủ nghĩa hiện thực. Gustave Courbet sinh ra ở Ornans, miền nam nước Pháp. Ông đến Paris lập nghiệp với một quan điểm thẩm mỹ mới. Với Courbet “Căn bản hội họa là một nghệ thuật cụ thể dùng để thể hiện những vật có thật và hiện đang tồn tại” Gustave Courbet trở thành một gương mặt quan trọng của nghệ thuật thế kỷ 19 và các tác phẩm của ông mang đầy tính tư liệu ghi lại xã hội.
********
Ngày nay “Cội nguồn cõi tục” được xem là một trong những tác phẩm hội họa của thế kỷ XIX nổi tiếng nhất, và bất kỳ ai đến Paris cũng có thể thưởng lãm nó, nhưng vẫn không ít người cho rằng đó là một bức vẽ sống sượng, quá khiêu dâm dù phần lớn đều công nhận: Gustave Courbet, đại danh họa, người nghệ sĩ thứ thiệt, vượt qua trước thời đại ông đang sống, can đảm phơi bày tất cả những gì thực nhất, đẹp nhất, không ngụy tạo!
********
Ngày nay “Cội nguồn cõi tục” được xem là một trong những tác phẩm hội họa của thế kỷ XIX nổi tiếng nhất, và bất kỳ ai đến Paris cũng có thể thưởng lãm nó, nhưng vẫn không ít người cho rằng đó là một bức vẽ sống sượng, quá khiêu dâm dù phần lớn đều công nhận: Gustave Courbet, đại danh họa, người nghệ sĩ thứ thiệt, vượt qua trước thời đại ông đang sống, can đảm phơi bày tất cả những gì thực nhất, đẹp nhất, không ngụy tạo!
* Khi vẽ bức tranh chân dung danh họa Courbet trước bức tranh L’Origine Du Monde nổi tiếng của ông. Được vẽ thành âm bản và ghi tựa “Thánh Tẩy Cội Nguồn Cõi Tục” theo niềm tin của người tín hữu Công Giáo:Tôi nghĩ hỉnh vẽ nêu lên ngưỡng cửa vào đời đáng trân trọng kính yêu là “Sinh Môn” cho tất cả nhân loại.
Chuyện ly kỳ về một bức tranh
Tháng 1-2010, nhà sưu tầm nghệ thuật nghiệp dư John tìm thấy một bức tranh cũ vẽ cái đầu của một phụ nữ tại cửa hàng đồ cổ ở Paris, và mua lại với “giá bèo” 1.400 euro. Linh tính báo cho anh biết đây là một tuyệt tác của thế kỷ 19, mặc dù kích thước chỉ là 41x33cm. Sau bức tranh là những dòng chữ mờ nhạt Eforg… Carpent,… Paris. Sau một tháng tìm tư liệu xác minh tại thư viện của bảo tàng Louvre, anh thấy danh sách các nhà buôn cổ vật, trong đó có nhà sưu tập tranh Deforge-Carpentier, đại lộ Montmartre, Paris. Ông ta ra đời năm 1858, và giải thể năm 1869, sau khi Deforge qua đời. Nhưng tác giả là ai? Được nhiều bằng hữu là chuyên gia nghệ thuật giám định, cố vấn, John biết chắc tác giả là Gustave Courbet, một họa sĩ lẫy lừng trong thế kỷ 19. Anh run lên. Lúc đó là tháng 4-2012. … (bấm vào để xem tiếp)
Comments
Post a Comment