Đây là phương pháp tập rất đơn gản, không mât sức nhưng phải kiên trì. Bạn sẽ đuổi hết bệnh tật ra khỏi người kể cả ung thư. Nó hết sức kỳ diệu, bạn hãy đọc và tập, chia sẻ ngay cho mọi người!
Đạt Ma Sư Tổ được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và hình thành môn võ Thiếu Lâm. Bài viết này sẽ hé lộ cho bạn phương pháp chữa bệnh thần kì của ông:
Năm Đinh Sửu (theo công lịch là năm 917) nhà sư Đạt MA từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp, truyền giáo rồi ở lại Trung Sơn, Hà Nam (của Trung Hoa) xây dựng Thiếu Lâm Tự (Chùa Thiếu Lâm). Việc truyền tụng một tín ngưỡng mới, khác với niềm tin cũ của người bản xứ, thường dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột nên các đệ tử của Ông vừa lo tu dưỡng, học Phật pháp, vừa phải ra công luyện tập võ nghệ để tự vệ. Từ đó môn võ Thiếu Lâm ra đời và tồn tại mãi đến ngày nay.
Tượng gỗ Đạt Ma Sư Tổ
Nhiều người xin nhập môn nhưng thể chất kém không thể luyện võ được. Sư Tổ Đạt Ma bèn dạy cho một cách tập luyện để nâng cao thể lực gọi là Dịch Cân Kinh.
“Dịch – thay đổi, Cân – gân cốt, Kinh – sách quí”
Cách tập này rất đơn giản, chỉ cần kiên trì tập vẩy tay đứng phương pháp là sẽ đạt hiệu quả rất lớn: ăn ngon, ngủ tốt, sức khỏe tăng và đặc biệt là trừ được bệnh tật như: suy nhược thần kinh, cao huyết áp, hen xuyễn, các bệnh tim mạch, các bệnh dạ dày, đường ruột, thận, gan, ống mật, trĩ nội … rồi bán thân bất toại, trúng gió méo mồn lệch mắt, … đều biến hết
Nhất là các loại bệnh mãn tính của người cao tuổi, kể cả các loại ung thư đều có thể phòng và trị được. Với các bệnh về mắt, luyện Dịch Cân Kinh có thể chữa khỏi các chứng đau mắt thông thường, đau mắt đỏ và cả đục thủy tinh thể (thông manh)
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP
“VẨY TAY ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH”
Trước tiên nói về tinh thần:
Phải có hào khí: nghĩa là có quyết tâm tập cho đến nơi và đều đặn, kiên nhẫn, vững vàng tin tưởng, không nghe lời bàn ra tán vào mà bỏ dở.
Phải lạc quan: không lo sợ vì bệnh mà mọi người cho là hiểm nghèo, và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luyện tập.
TƯ THẾ :
“Trên không, dưới có, lên ba, xuống bảy”
Trên phải không, dưới nên có. Đầu nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng mềm dẻo, cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay lại phía sau, ngón tay xòe như quạt. Khi vẫy, lỗ đít phải thót, bụng dưới thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, ngón chân bấm chặt đất như trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu lĩnh khi luyện “Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh’.
Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý tập chung vào tập, xương cổ cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực nên buông lỏng để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hai mái trèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ.
Khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước.
“Trên ba, dưới bảy” là phần trên để lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần thể lực, vấn đề này phải quán triệt đầy đủ thì hiệu quả mới tốt.
Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi chỉ nhẩm đếm lần vẫy tay.
CÁC ĐỘNG TÁC TẬP CỤ THỂ:
a. Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai.
b. Hai tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.
c. Bụng dưới thót lại, lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu và miệng trạng thái bình thường.
d. Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân và đùi căng thẳng.
e. Hai mắt chọn một điểm đằng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám, đùi vế chắc, lỗ đít thót và nhẩm đếm.
f. Dùng sức vẫy tay về phía sau, để hai tay trở hai phía trước theo quán tính, tuyện đối không dùng sức, chân vẫn lấy ân, hậu môn co lên không lòi.
g. Vẩy tay từ 300-400-500-600 dần dần lên đến 1000 cái vẩy tay, ước chừng 30 phút.
h. Phải có quyết tâm tập đều đặn, lần vẩy tay tăng dần lên, không miễn cưỡng vì “dục tốc bất đạt”, nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, vì thế dễ làm mất lòng tin trong việc luyện tập, như vậy khó có kết quả.
Bắt đầu luyện tập cũng không nên dùng hết sức làm tổn thương các ngón chân. Sau buổi luyện tập nên vê vê các ngón chân, tay, mỗi ngón chín lần.
Nôn nóng mong muốn khỏi bệnh ngay mà dùng quá sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn.
Có quyết tâm, nhưng phải từ từ tiến lên mới đúng cách, sẽ thu được kết quả mỹ mãn.
Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán, khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nhẹ, dưới nặng” là sai và hỏng.
Khi vẩy tay tới 600 cái trở lên, thường thường có trung tiện ” đánh rắm”, hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng … đấy là hiện tượng bình thường, có phản ứng là tốt, là đã có hiệu quả, đừng ngại.
Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với “trên nhẹ, dưới nặng”. Đây là quy luật của sinh lý hợp với vũ trụ “thiên khinh địa trọng”.
Nhờ phương pháp chữa bệnh này bạn có thể bảo vệ 2 bộ phận quan trọng:
Gan:
Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Luyện “Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh” có thể giải quyết vấn đề này. Nếu sớm có trung tiện là có kết quả.
Mắt:
Luyện “Vẩy tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh” có thể khỏi đau mắt đỏ, các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó có thể chữa được cả bệnh đục thủy tinh thể (thông manh).
Trong nội kinh có nói “mắt nhờ huyết mà nhìn được”, khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì đương nhiên sinh ra các bệnh của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác, nhưng cũng là bộ phận của cơ thể
https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1188490
Comments
Post a Comment