Skip to main content

Danh họa Việt Nam |Họa sĩ trường Mỹ Thuật Đông Dương


Hoạ sĩ nguyễn sáng trường đông dương

1. Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993)
Được mệnh danh là “cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”, Nguyễn Gia Trí là cây đại thụ lớn nhất của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí). Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật. Gia Trí đã để lại một vẻ đẹp sơn mài lộng lẫy tôn giáo, cổ điển, bởi ông là người duy nhất đã khám phá ra linh hồn của sơn mài truyền thống, khiến nó không còn tầm thường nữa mà đài các, quí phái. Vẻ đẹp thiếu nữ trong tranh ông được diễn tả tài hoa là hiện thân của khát vọng tự do, mộng mơ. Tuy chưa được công nhận là Bảo vật Quốc gia nhưng tất cả các tác phẩm của ông dường như đã được ngầm coi là bảo vật và bị cấm đem khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tác phẩm “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” đã đạt được nhiều kỷ lục: kích thước lớn nhất, phối hợp nhiều chất liệu truyền thống và được nhà nước mua với giá cao nhất (100.000 USD, tương đương 600 triệu đồng Việt Nam thời điểm đó). Đó là tác phẩm được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc, được họa sĩ Nguyễn Gia Trí sáng tác trong gần 20 năm và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông.
Phong cách nghệ thuât: Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là “người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc.
Tác phẩm chính: Thiếu nữ trong vườn, Vườn xuân Trung Nam Bắc, Thiếu nữ bên hoa phù dung.
danh họa nguyễn gia trí
Danh Họa Nguyễn Gia Trí

Tác phẩm của danh họa Nguyễn Gia Trí
Tác phẩm của danh họa Nguyễn Gia Trí mà gần đầy báo trí đăng có nhiều vấn đề về bảo dưỡng

Tác phẩm của danh họa Nguyễn Gia Trí
Tác phẩm của danh họa Nguyễn Gia Trí


danh họa nguyễn sáng cùng bạn bè
Hoạ sĩ nguyễn sáng (đứng cùng bạn bè là Văn Cao và Bùi Xuân Phái)


hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
Danh họa Bùi Xuân Phái


họa sĩ bùi xuân phai
hoạ sĩ Bùi Xuân Phái


hoạ sĩ Dương Bích Liên
hoạ sĩ Dương Bích Liên


Hoạ sĩ Hoàng Tích Chù cùng bạn bè
Hoạ sĩ Hoàng Tích Chù cùng bạn bè

2. Tô Ngọc Vân (1906-1954)
Nghệ danh: Tô Tử
Trong danh sách tứ kiệt, “Nhì Vân” chính là để nói Tô Ngọc Vân. Họa sĩ Tô Ngọc Vân là một danh họa là niềm tự hào trong làng nghệ thuật của Việt Nam, tên ông còn được đặt cho một đường phố ở thủ đô Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã để lại cho hội họa nước nhà những tác phẩm đặc sắc mang tầm quốc tế.
Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. “Thiếu nữ bên hoa huệ” mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn dịu nhẹ. Đáng tiếc là kiệt tác này giờ bị lưu lạc không biết ở đâu.  Còn bức “Hai thiêu nữ và em bé” đã chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013, hiện kiệt tác hội họa này đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Phong cách nghệ thuât: Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.
Tác phẩm chính: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiêu nữ và em bé, Thiếu nữ với hoa sen.


hoa sĩ tô ngọc vân
họa sĩ tô ngọc vân


Bức Vỡ mộng của Tô Ngọc Vân được bán hơn 27 tỉ đồng - hơn 1,1 triệu đô
Bức Vỡ mộng của Tô Ngọc Vân được bán hơn 27 tỉ đồng - hơn 1,1 triệu đô


Tại phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại diễn ra tại Christie’s Hong Kong sáng nay 26-5 (2019) lại tiếp tục chứng kiến một bước nhảy vọt của giá tranh Việt trên thị trường quốc tế.
Phiên đấu giá với sự áp đảo của tranh Việt khi có tới 138/232 là tranh của các họa sĩ Việt Nam, và vui hơn nữa là tất cả các tranh Việt đều được đấu giá thành công trong phiên đấu giá đặc biệt này.

3. Nguyễn Tường Lân (1906-1946)
Ông là một trong bộ tứ họa sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam: “Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn”. Vì chiến tranh, không còn nhiều thông tin và tư liệu về Nguyễn Tường Lân, tranh của ông còn sót lại cũng còn rất ít. Ông được xem là một trong số ít các họa sĩ đương thời có khả năng đưa các màu nguyên chất vào một sự hài hòa mang tính hư cấu, tượng trưng, giản dị và nhã nhặn, kể cả đối với tranh lụa. Ngay từ thập niên 1940, bằng nhịp điệu phóng khoáng của những vệt bút lớn chạy trên sơ đồ trang trí, Nguyễn Tường Lân đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa.
Ông học khóa 04 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Ông thuần thục hầu hết các chất liệu từ sơn dầu, sơn mài, lụa cho tới khắc gỗ, bột màu…Mặc dù sáng tác được nhiều tác phẩm nhưng số còn giữ lại được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ cũng chính vì vậy mà hình ảnh mà chỗ đứng của ông trong bộ tứ khá mờ nhạt, mong manh dù rằng ông là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam.
Phong cách nghệ thuât: Thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, tuy nhiên cho đến nay, rất ít ỏi các tác phẩm của ông còn sót lại.
Tác phẩm chính: Chợ miền núi, Hiện vẻ hoa, Đôi bạn


4. Trần Văn Cẩn (1910 – 1994)
Là người thứ tư trong danh sách tứ kiệt của nền hội họa Việt Nam (tứ Cẩn), Trần Văn Cẩn đã để lại cho nền mỹ thuật nước nhà những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nghệ thuật và giàu tính nhân văn.
“Em Thúy” là một bức tranh sơn dầu được Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944. Có thể nói đó là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là đỉnh cao nghệ thuật Việt Nam. Với lối biểu hiện chân thực, nhẹ nhàng, không khoa trương, cường điệu, Trần Văn Cẩn đã níu kéo và lưu giữ người xem bằng vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng. Ông không hề quan tâm đến trường phái khi vẽ mà chỉ cốt nêu lên cái thần thái của nhân vật.
Phong cách nghệ thuât: Ông cũng là một trong số ít các họa sỹ có sự thể nghiệm với nhiều chất liệu, thể loại khác nhau và chất liệu, thể loại nào cũng có tác phẩm thành công. Ông cũng là một trong những họa sỹ đi đầu trong việc thể nghiệm, sáng tạo từ chất liệu sơn ta để làm tranh sơn mài, đưa sơn mài thành một chất liệu hội họa nổi tiếng, mang đặc trưng nghệ thuật của hội họa dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm chính: Em Thúy
họa sĩ trần văn cẩn
họa sĩ trần văn cẩn


Tác phẩm của HS Trần Văn Cẩn
Tác phẩm của HS Trần Văn Cẩn
bức em thúy của hs Trần Văn Cẩn
“Em Thúy”

Lần đầu tiên nhìn thấy bức tranh “Em Thúy” đã bị hút hồn và ông thốt lên rằng: “Tôi thực sự xúc động đến rơi nước mắt bởi sự mộc mạc, giản dị tuyệt đối của bức tranh và bởi “Em Thúy” ngồi đó nhìn xuống tôi như người giám hộ những ký ức tuổi thơ…

Tôi đã từng nói rằng, bức tranh “Em Thúy” là bản phóng tác của Mona Lisa - Một hình tượng quốc gia với cái nhìn đầy bí ẩn”.    Tranh “Em Thúy” được ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm FARTA (Hà Nội) năm 1943 và tham gia nhiều triển lãm trước khi được trưng bày ổn định tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Với những giá trị đó, bức tranh “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


5. Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016)
Nguyễn Tư Nghiêm cũng là hoạ sĩ hiếm hoi của nền mỹ thuật Việt Nam có bảo tàng riêng, tọa lạc tại 90 B2 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Giới phê bình nghệ thuật thời bấy giờ từng nhìn nhận, tranh của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm phối hợp bút pháp hiện đại với tư duy cổ truyền, địa phương, tạo nên bản sắc riêng. Đường nét, màu sắc, nhịp điệu, không khí luôn luôn được phong cách hóa, dựa theo họa tiết trống đồng Đông Sơn, hoa văn đồ gốm Lý Trần, tranh tượng dân gian, kiến trúc đình chùa, nhịp điệu chèo tuồng, múa hát truyền thống. Kỹ thuật tạo hình, cho dù hiện đại và cách điệu, vẫn gợi lên được khí hậu tín ngưỡng dân tộc – và các nền văn hóa lân cận Đông Nam Á.
Phong cách nghệ thuât: Chất liệu mạnh nhất của Nguyễn Tư Nghiêm là sơn mài truyền thống nhưng không mài, và về sau là bột màu, giấy dó. Chủ đề hay gặp trong tranh ông là những điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, và những con giáp. Màu ông yêu thích là màu của dân gian Việt Nam.
Tác phẩm chính: Điệu múa cổ, Xuân hồ Gươm, 12 con giáp

Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm

Bức "Múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm bán với giá 630 triệu đồng tại phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại diễn ra tại Christie’s Hong Kong sáng nay 26-5 lại tiếp tục chứng kiến một bước nhảy vọt của giá tranh Việt trên thị trường quốc tế.
Phiên đấu giá với sự áp đảo của tranh Việt khi có tới 138/232 là tranh của các họa sĩ Việt Nam, và vui hơn nữa là tất cả các tranh Việt đều được đấu giá thành công trong phiên đấu giá đặc biệt này.

6. Dương Bích Liên (1924-1988)
Dương Bích Liên không có ý dày công cất giữ những sáng tạo của mình. Khi chết, ông muốn được đốt hết những bức tranh đã vẽ. Tác phẩm của ông còn lại ngày hôm nay là hàng trăm bức tranh, chủ yếu là do bạn bè quý mến ông và nâng niu cất giữ.
“Hào” là tác phẩm của Dương Bích Liên hiện nằm trong bộ sưu tập của ông Ngô Tấn Trọng Nghĩa, chủ của Gallery Apricot nổi tiếng phố Hàng Gai. Bức tranh lấy bối cảnh năm 1972, thời kỳ Mỹ ném bom ác liệt nhất xuống. Khi nhìn vào tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh cách mạng này, người ta thấy được miêu tả với trạng thái nội tâm của người nghệ sĩ, nó ảm đạm và lạnh lẽo đến rùng mình, những chiến sĩ như đang lầm lũi tiến vào đường hào hun hút dường như chấp nhận số phận. Bức tranh đã phiêu lưu qua tay rất nhiều người (trong đó có cả nhà văn Nguyên Hồng, nhà văn Tô Hoài), cho đến khi được bán lại cho nhà buôn tranh Việt kiều ở Singapore là ông Hà Thúc Cần, với giá 15.000 USD. Cuối cùng, nó đã thuộc về ông chủ Gallery Apricot, nhưng ông cũng không tiết lộ giá mua bao nhiêu.
Phong cách nghệ thuât: Dương Bích Liên dày công nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới. Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than. Ông thiên về vẽ chân dung, rất nổi tiếng với đề tài thiếu nữ. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm về chân dung thiếu nữ. Người ta thường nói “Phố Phái, gái Liên” để nói đến việc khi xem tranh phố thì nên xem tranh của Bùi Xuân Phái, còn xem tranh về thiếu nữ thì Dương Bích Liên là người vẽ đẹp nhất.
Tác phẩm chính: Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc, Chiều vàng


tác phẩm hào của hs Dương Bích Liên
Tác phẩm "Hào" của hs Dương Bích Liên, cac bạn đọc thêm về HS Dương Bích Liên  Và về tác phẩm "Hào"
HS dương bich liên


7. Nguyễn Sáng (1923-1988)
Nguyễn Sáng là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa Việt Nam hiện đại. Ông khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc.
Ông cũng chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phong cách nghệ thuât: Nguyễn Sáng dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian.
Tác phẩm chính: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ

Họa sĩ Nguyễn Sáng
Họa sĩ Nguyễn Sáng


Tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Sáng
Tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Sáng
8. Bùi Xuân Phái (1920-1988)
Bùi Xuân Phái họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam với tranh phố. Tranh phố của ông vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật… rất thành công.
Với những gam màu rực rỡ, những hình vẽ kỳ thú gắn với làng quê Việt Nam đã luôn theo suốt ông trong cuộc đời một nghệ sĩ, tạo nên niềm đam mê hội hoạ ngay từ ngày còn thơ bé. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều thể loại, nhiều chân dung, phong cảnh, sinh hoạt khác nhau, phản ánh khá sinh động và chân thật từng giai đoạn của dân tộc. Những bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái đều mang phong cách riêng và để lại những dấu ấn đặc biệt trong nền mỹ thuật Việt Nam. Nhưng đề tài phố cổ Hà Nội là đề tài ông đã gắn bó hơn 40 năm, bởi đó là nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm vui buồn, thăng trầm cuộc đời ông.
Phong cách nghệ thuât: Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.
Tác phẩm chính: Phố cổ Hà Nội, Hà Nội kháng chiến, Xe bò trong phố cổ…

Tự Họa HS Bùi Xuân Phái
Tự Họa Bùi Xuân Phái (Tranh trong bộ sưu tập cá nhân của Phạm Phúc, Hà Nội)


Tranh phố cổ Hà Nội- HS Bùi Xuân Phái (trong bộ sưu tập của NST Phạm Phúc- Hà Nội)
Tranh phố cổ Hà Nội- HS Bùi Xuân Phái (trong bộ sưu tập của NST Phạm Phúc- Hà Nội)

 Chèo của HS Bùi Xuân Phái (Tranh trong bộ sưu tập cá nhân của Phạm Phúc, Hà Nội)

Bức " Chèo" của họa sĩ Bùi Xuân Phái (Tranh trong bộ sưu tập cá nhân của Phạm Phúc, Hà Nội), đây là một trong những tác phẩm đặc sắc của ông vẽ để bán cho các nhà sưu tập (vì rất nhiều tranh của ông trước đó vẽ là cho tặng bạn bè v.v), cuối những năm 80, tranh được bán cho một nhà sưu tập người pháp công tác tại Hà nội, và duyên cơ là vào những năm 2007, tranh lại được trở về Hà Nội nơi nó sinh ra.

Việc Bùi Xuân Phái đến với chèo là hoàn toàn ngẫu nhiên. Vào những năm 1957-1958 cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bạn bè tìm cách xoay việc cho ông làm, như vẽ minh họa cho báo dưới dạng cộng tác viên, trong số này có đạo diễn Trần Hoạt đã mời Bùi Xuân Phái về làm họa sĩ trang trí cho sân khấu chèo.
Với nhiều nhà sưu tập và yêu tranh Phái, ai cũng mong muốn trong bộ sưu tập của mình có tranh phái với 2 chủ để cơ bản của ông là "Phố" và "chèo"
9. Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)
Ông là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Nhật Bản.Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thắm đượm tình yêu thương con người lao động, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ và tình mẹ con được thể hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Thành công của Nguyễn Phan Chánh là do ông biết kết hợp lối vẽ truyền thống dân tộc với kiến thức khoa học cơ bản của hội hoạ Châu Âu.
Phong cách nghệ thuât: Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông.
Tác phẩm chính: Chơi ô ăn quan, Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Sau giờ trực chiến…

Phan văn Chánh
Danh Họa Phan Chánh

Người bán gạo của danh họa phan chánh bán 8ti vnd


Bức tranh lụa “Người bán gạo” (La Marchand de Riz) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh được bán với giá 3,03 triệu đô-la HK (khoảng 8 tỉ đồng).
“Người bán gạo” là tác phẩm của danh họa nổi tiếng Việt Nam được vẽ từ năm 1932 thuộc sở hữu của một người Anh với giá khởi điểm chỉ… 75USD. Theo Bloomberg, sở dĩ bức tranh được định giá thấp như vậy vì người ta tưởng nhầm đây là bức tranh của một họa sĩ người Trung Quốc tập sự. Tuy nhiên, sau khi được các chuyên gia xem xét lại, nhiều người đã nhận ra giá trị thực sự của bức tranh.
Và gần đây nhất là Tối 25.5 tại Hồng Kông, nhà Christie’s đã mở phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại dành cho tranh của hai danh họa Việt Nam là là Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) và Phạm Hậu (1903-1995).
Kết quả bức tranh lụa Thiếu nữ với con vẹt (Jeune fille au Perroquet) của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được bán với giá 3,485 triệu đô la Hồng Kông (khoảng hơn 10,3 tỉ đồng Việt Nam).


Thiếu nữ với con vẹt của danh họa phan chánh
Các bức họa của danh họa Phan Chánh tiếp tục lập kỉ lục tại

em be bên lồng chim của danh họa phan chánh bán gần 20 tỉ vnd
Trong phiên đấu giá diễn ra vào ngày 27.5, bức tranh lụa Em bé bên chú chim (Enfant à l'oiseau, ảnh) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được bán với giá 6,7 triệu HKD (gần 20 tỉ đồng).
Đây là bức tranh của họa sĩ VN được bán với giá cao nhất từ trước đến nay tại nhà đấu giá Christie’s, cũng như trên sàn đấu giá quốc tế. Bức tranh được vẽ vào năm 1931, có kích thước 65 x 50 cm, ban đầu được định giá khoảng 1 - 1,6 triệu HKD, nhưng tại phiên đấu giá, tác phẩm này đã được mua với giá gấp 6 lần. Theo thông tin từ Christie’s Hồng Kông, trước khi được đấu giá, bức tranh này được người sở hữu cũ nhận từ chính họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, sau đó đến tay của người chủ sở hữu hiện tại ở Pháp.

10. Vũ Cao Đàm (1908-2000
Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại trong đó có hai bức tượng hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là “Chân dung” và “Thiếu nữ cài lược”. Sống ở Pháp, sáng tác kết hợp tư tưởng Đông – Tây với chủ đề Việt Nam, tác phẩm của Vũ Cao Đàm từ sớm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tranh của Vũ Cao Đàm thể hiện ảnh hưởng của mỹ thuật miền Nam nước Pháp – Thời cực thịnh của trường phái Ấn tượng. Bằng những sáng tác giàu tìm tòi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống phương Đông và hội họa phương Tây, Vũ Cao Đàm đã góp phần nâng cao vị thế của người họa sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Năm 1946, khi Hồ Chủ tịch sang thăm Pháp, Vũ Cao Đàm đã tới chào và xin được nặn tượng Người. Ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên và duy nhất được nặn tượng Người.
Phong cách nghệ thuât: Ông nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc, tranh lụa, sơn dầu.
Tác phẩm chính: Thiếu nữ cài lược, Chân dung, Bác Hồ

vũ cao đàm
Danh Họa Vũ Cao Đàm

Bức Le Bois Fleuri - Rừng hoa của Vũ Cao Đàm đấu giá thành công đạt 500.000 HKD
Bức Le Bois Fleuri - Rừng hoa của Vũ Cao Đàm đấu giá thành công đạt 500.000 HKD

Bức Le Mandarin (Vị quan, lụa, 145,5cm x 71cm, 1942) của Vũ Cao Đàm bán hơn 5,5 tỉ đồng. Đây cũng là một trong vài bức có giá bán công khai cao nhất của danh họa này.

Bức Le Mandarin (Vị quan, lụa, 145,5cm x 71cm, 1942) của Vũ Cao Đàm bán hơn 5,5 tỉ đồng. Đây cũng là một trong vài bức có giá bán công khai cao nhất của danh họa này.


11. Lê Phổ (1907-2001)
Lê Phổ là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là “danh họa Việt Nam trên đất Pháp” và được coi là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường có giá cao nhất trên thị trường nghệ thuật thế giới đối với một họa sĩ Người Việt.
Phong cách nghệ thuât: Chất liệu chính là sơn dầu và lụa. Chủ đề chính là hoa, phụ nữ mơ màng, quý phái.
Tác phẩm chính: Hoài cố hương, Kim Vân Kiều, Bức rèm tím, Thiếu phụ, Thiếu nữ bên hoa lan, Tĩnh vật, Paysage du Tonkin, Bình hoa mẫu đơn, Lòng mẹ, Giai nhân màu áo nắng.
Le pho cùng bạn họa sĩ là Mai Chung Thứ Và Vũ Cao Đàm tại Pháp
Họa sĩ Lê Phổ cùng bạn họa sĩ là Mai Chung Thứ Và Vũ Cao Đàm tại Pháp


tác phẩm của lê Phổ bán gần 12 tỉ
Tác phẩm của lê Phổ bán gần 12 tỉ trong năm 2019


họa sĩ Nguyễn gia trí
họa sĩ Nguyễn gia trí

họa sĩ Nguyễn phan chánh
họa sĩ Nguyễn phan chánh

họa sĩ pháp Victor Tardieu
họa sĩ pháp Victor Tardieu

họa sĩ vũ cao đàm
họa sĩ vũ cao đàm

họa sĩ lương xuân nhị
họa sĩ lương xuân nhị

và những hoạ sĩ  nổi tiếng với dòng tranh đông dương
Các khoá kéo dài từ năm 1925 đến 1945 có tổng cộng 17 khoá gồm:

Khóa I (1925 - 1930) tuyển đào tạo ngành hội họa chỉ có 8 người, trong đó có họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Chung, Lê Văn Đệ, Georges Khánh và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh - chưa tốt nghiệp, sau lại học tiếp). Ngành Kiến trúc có 02 người.

Tiếp đến Khóa II (1926 - 1931) có những họa sĩ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Hồ Văn lái…, kiến trúc có Vũ Cao Đàm.

Các khóa học tiếp, Khóa IV (1928 - 1933) có Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân… (Nguyễn Gia Trì đã tốt nghiệp, nhưng sau đó lại đi học tiếp Khóa IV);

Khóa V (1929 -1934) Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu; 

Khóa VII (1931 -1936) có Trần Văn Cẩn;

Khóa VIII (1932 - 1937) có Lương Xuân Nhị;

Khóa IX (1933 - 1938) có Nguyễn Đức Nùng, Trịnh Hữu Ngọc, Nguyễn Dung, Hoàng Lập Ngôn;

Khóa XI (1936 - 1941) có Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ;

Khóa XII (1937 - 1942) có Nguyễn Văn Bình;

Khóa XIII (1939 -1944) có Nguyễn Sỹ Ngọc, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Trọng Hợp, Huỳnh Văn Thuận;

Khóa XIV (1940 - 1945) có Nguyễn Sáng;

 Khóa XV (1941 -1954) có Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Tạ Thúc Bình, Huỳnh Văn Gấm;

Khóa XVI (1942 - 1945) có Quang Phòng, Phan Thông, Đinh Minh, Trần Phúc Duyên;

Khóa XVII (1943 - 1945) có Mai văn Hiến, Mai Văn Nam, Lê Thanh Đức;

 Khóa XVIII (1944 - 1945) là khóa học cuối cùng có các họa sỹ Phan Kế An, Dương Bích Liên, Nguyễn Văn Thiện, Kim Đồng, Nguyễn Như Huân.


Older
Newer
    - Tranh gác bếp

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...