“Les Femmes d'Alger”, xếp hạng thứ 7 trong “Top 20” với giá 179.4 triệu đô la
Willem de Kooning - Interchange 1955
Interchange, a painting by Willem de Kooning sold for $300M in 2015
https://daily.jstor.org/the-real-reason-why-fine-art-costs-so-much/
Le Rêve”, xếp hạng thứ 9 trong “Top 20” với giá 155 triệu đô la
“Nude, Green Leaves and Bust”, xếp hạng thứ 18 trong “Top 20” với giá 106.5 triệu đô la
Paul Cézanne | The Card Players
Qatar Purchases Cézanne’s The Card Players for More Than $250 Million, Highest Price Ever for a Work of Art
Qatar Purchases Cézanne’s The Card Players for More Than $250 Million, Highest Price Ever for a Work of Art
http://www.vanityfair.com/culture/2012/02/qatar-buys-cezanne-card-players-201202
Câu hỏi khiến người thưởng ngoạn tranh đôi lúc phải thắc mắc: họa sĩ giàu hay nghèo? Câu trả lời có lẽ còn tùy theo hoàn cảnh của từng người, nhưng nói chung, đều phải dựa theo các yếu tố về không gian và thời gian!
Thuở thiếu thời, Pablo Picasso (1881-1973) bỏ học tại học viện mỹ thuật Academia de San Fernando ở Madrid, Tây Ban Nha, để qua Paris, nơi được mệnh danh là Trung tâm Nghệ thuật của châu Âu. Đó là vào năm 1900, Pablo chưa đầy 30 tuổi. Một giai đoạn khó khăn đối với họa sĩ trẻ trong hoàn cảnh nghèo túng, lạnh lẽo, và quan trọng hơn cả là sự tuyệt vọng.
Anh “thợ vẽ” có lúc đã phải đốt những tác phẩm của mình để sưởi ấm trong những đêm lạnh giá tại Montmartre và Montparnasse, Paris. Bù lại, anh có dịp làm quen và kết bạn với những nhân vật nổi tiếng của Paris như người sáng lập trường phái hội họa siêu thực André Breton, nhà văn Gertrude Stein và nhà thơ Guillaume Apollinaire… Dù tiếng Pháp của Picasso khi đó hãy còn bập bẹ.
Chuyện kể năm 1911 Picasso và Apollinaire bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi hai người tính “ăn trộm” bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci trưng bày trong viện bảo tàng Louvre. May mắn chỉ là “tình nghi” nên hai người được thả ngay chứ không ngồi tù ngày nào.
Thời trẻ của Picasso cơ cực, bần hàn là thế nhưng rồi ngày nay những tác phẩm của “ông vua tranh lập thể” đã chiếm 3 vị trí trong danh sách “20 tác phẩm hội họa đắt giá nhất thế giới”. Đó là những vị trí thứ 7 (179,4 triệu đô la), thứ 9 (155 triệu) và thứ 18 (106,5).
Khác với Pablo Picasso của châu Âu, Willem de Kooning (1904- 1997) là một họa sĩ thuộc trường phái trừu tượng người Mỹ gốc Hòa Lan, sinh ra ở Rotterdam. Kooning vẽ theo phong cách được gọi là “biểu hiện trừu tượng” (abstract expressionism) trong nhóm họa sĩ được biết đến như “Trường phái New York”.
Giống với Picasso, Kooning bỏ học văn hóa năm 1916 để làm thợ học việc trong một cơ sở thiết kế. Năm 1924, ông tham dự lớp đêm tại “Học viện Nghệ thuật Rotterdam” mà ngày nay đã đổi tên thành “Học viện Willem de Kooning”.
Chỉ hai năm sau, Kooning đến Hoa Kỳ như một “vị khách không mời” bằng cách “đi chui” trên tàu Shelley của Anh. Ngày 15/8/1926 tàu cập bến Newport News, Virginia, và tại đây, ông “khởi nghiệp” bằng nghề thợ sơn. Một năm sau ông đến Manhattan, sinh sống bằng đủ nghề, từ thợ mộc đến thợ sơn.
Bắt đầu sự khởi nghiệp trên đất Mỹ của Kooning tồi tệ đến như vậy nhưng hậu vận của ông lại khiến nhiều người phải mơ ước: tác phẩm “Interchange” của ông đứng hàng đầu trong 20 tác phẩm hội họa “đắt nhất thế giới”, được bán trong một cuộc đấu giá tại Christie’s, New York, lên tới 300 triệu đô la.
Lịch sử cuộc bán đấu giá bức tranh đắt nhất thế giới “Interchange” (Giao thoa) được ghi lại với tên người bán là David Geffen, nhà tài phiệt hoạt động trong lĩnh vực giải trí và đồng thời là nhà hoạt động từ thiện.
Tháng 9/2015 Geffen đã cho đấu giá bức tranh sơn dầu của Kooning và nhà đầu tư mạo hiểm, tỷ phú Ken Griffin, đã mua lại với giá 300 triệu đô la.
Nói chung, những cuộc bán đấu giá tranh của Kooning đều là những kỷ lục đặc biệt. Trong một loạt 5 bức tranh mang chủ đề “Phụ nữ” của ông có một bức mang tên “Woman III” cũng đã lọt vào danh sách “Top 20”.
Tháng 11/2006, cũng David Geffen đã bán bức “Woman III” với giá 137,5 triệu đô la cho Steven Cohen, cũng là một nhà đầu tư mạo hiểm và nhà sưu tập tranh. Với giá này, “Woman III” chiếm vị trí thứ 12 trong “Top 20” những họa phẩm đắt giá nhất thế giới.
Hội họa thế giới có trường phái “hậu ấn tượng” (post-impressionist), trong nhóm này, mổi tiếng nhất là “bộ ba” Paul Cézanne (1839 -1906), Vincent van Gogh (1853 -1890) và Paul Gauguin (1848-1903). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nói đến Gauguin trước vì một trong những tác phẩm của ông đã lọt vào hàng đầu cùng với Kooning trong danh sách “Top 20”.
Cũng như Cézanne, Gauguin là người Pháp, ra đời tại Paris, nhưng mẹ ông lại là người Peru, gốc Tây Ban Nha. Thế cho nên cuộc đời sáng tác của Gauguin cũng gắn bó với vùng Thái Bình Dương và những người có nước da ngăm ngăm như ở Tahiti.
Gauguin đã từng là bạn thân với Van Gogh, có một thời gian 9 tuần hai người cùng sáng tác bên nhau cũng như đồng tổ chức những cuộc triển lãm tranh. Ngày 23/12/1888 Gauguin gặp Van Gogh, trên tay có một lưỡi dao cạo, và tối hôm đó Van Gogh cắt tai trái của mình.
Tình bạn của hai người chấm dứt trong bí ẩn từ đó, họ không gặp lại nhau nhưng thỉnh thoảng vẫn thư từ qua lại.
Có một thực tế rất phũ phàng trong cuộc đời sáng tác của Gauguin. Khi còn sinh thời, tác phẩm của ông không được đánh giá cao, phải đợi đến khi ông qua đời giới thưởng ngoạn cũng như các nhà sưu tầm tranh mới để mắt đến và kết quả như đã nói ở trên. Bức tranh “Nafea Faa Ipoipo” của ông hiện giữ kỷ lục với giá 300 triệu đô la, đồng hạng nhất với bức “Interchange” của Kooning trong “Top 20”.
“Nafea faa ipoipo” là tiếng Tahiti, hàm ý “Khi nào em sẽ kết hôn với anh?”. Gauguin vẽ bức tranh này năm 1892 nhân chuyến đến thăm Tahiti lần đầu tiên vào năm 1891. Trước khi đến đó, ông đã hy vọng tìm thấy một một thiên đường nơi ông có thể tạo ra thứ nghệ thuật tinh khiết và nguyên thủy.
Tuy nhiên, khi đến nơi, ông đã nhận thấy rằng Tahiti bị chiếm làm thuộc địa từ thế kỷ 18, và ít nhất hai phần ba cư dân bản địa trên hòn đảo đã bị chết do các bệnh tật từ châu Âu mang lại. Văn hóa “nguyên thủy” đã bị xóa sổ. Gauguin đã vẽ rất nhiều hình ảnh phụ nữ bản xứ trong các tư thế khỏa thân, mặc quần áo Tahiti truyền thống, và mặc trang phục truyền giáo kiểu phương Tây.
Họa sĩ cuối cùng chúng tôi muốn nói đến là Paul Cézanne. Các tác phẩm của Cézanne thể hiện sự sắc sảo trong bố cục, tinh tế qua màu sắc với những nét vẽ sống động mang tính đặc trưng. Ông còn được coi là “cây cầu nối” giữa “trường phái ấn tượng” (impressionism) của thế kỷ 19 với “trường phái lập thể” (cubism) vào đầu thế kỷ 20.
Thường thì các họa sĩ trong giai đoạn khởi đầu đều là những người kém may mắn trong cuộc sống vì xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Ngược lại với họ, Cézanne sinh trưởng trong một gia đình có người cha làm chủ một ngân hàng. Tuy nhiên, ông sớm “thoát ly” gia đình giàu có để theo đuổi niềm đam mê hội họa của mình.
Dưới sự hướng dẫn của Camille Pissarro, một họa sĩ sống tại vùng quê gần gũi với thiên nhiên. Sáng tác của Cézanne chuyển từ những gam mầu tối sang những sắc mầu sinh động của những cánh đồng và trang trại ngoài trời (en plein air).
Vào thập niên 1980, nhóm họa sĩ theo trường phái ấn tượng không mấy thành công về tiền bạc qua việc bán tranh. Thêm vào đó, những phê bình khá gay gắt về những tác phẩm của Cézanne khiến ông rời thủ đô Paris để sống tại vùng quê.
Có thể nói, trong suốt cuộc đời nghệ thuật, chưa khi nào Cézanne hài lòng với những kỳ vọng của mình. Nhiều sáng tác đã bị bỏ giở nửa chừng và cũng không ít tác phẩm hoàn chỉnh đã bị chính tay ông thiêu hủy. Thế nhưng, hậu thế lại trân trọng những tác phẩm của ông đến độ bức “The Card Players” được xếp hạng thứ 3 trong “Top 20”.
Cézanne vẽ tổng cộng 5 bức tranh sơn dầu với chủ đề “Những Người Chơi Bài”, số người chơi khác nhau, từ 2 đến 3 (không kể người chầu rìa!) và hầu như ai cũng ngậm ống vố trên môi. Họ là những người ở vùng quê Provençal được họa sĩ vẽ vào năm 1892–93 trong thời kỳ cuối đời.
Một trong những bức “Những Người Chơi Bài” của Cézanne được đấu giá và kết quả dừng lại tại giá 259 triệu đô la, giữ vị trí thứ 3 trong “Top 20”. Những phiên bản khác của “The Card Players” hiện được trưng bày tại các Viện bảo tàng nghệ thuật ở Massachusetts, Pennsylvania, New York và Luân Đôn.
Qua câu chuyện “Họa sĩ… vẽ ra tiền?” người đọc có thể tự trả lời thắc mắc của mình.
Với chúng tôi, câu trả lời là “Đúng vậy” mà cũng là “Không phải vậy”.
“Đúng” thì thực tế đã chứng minh còn “Không đúng” vì những tranh họ “vẽ ra tiền” nhưng bản thân các họa sĩ không hề hưởng một xu nào.
Các nhà đấu giá, các nhà sưu tập hội họa đã hưởng trọn số tiền mà các họa sĩ trước đó đã sáng tác trong nghèo khó!
Nguyễn Ngọc Chính
Comments
Post a Comment