The Irrawaddy River or Ayeyarwady River
Trước đây ta thấy rằng trước mỗi cuộc cách mạng đều có một cá nhân hoặc một lực lượng dựng cờ khởi nghĩa để quy tụ nhân tâm về một mối.Đó là các cuộc cách mạng của một thế lực độc tài này thay thế một thế lực độc tài khác hoặc các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm. Ví dụ thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa đã phải xây dựng huyền thoại "Thần Kim Quy cho mượn kiếm thần" để tạo tính chính danh. Nguyễn Trãi cho quân lấy mỡ bôi lên lá mấy chữ " Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" để thể hiện quan niệm của người xưa về" Thiên thời,địa lợi ,nhân hòa" ,ba yếu tố cấu thành sự thành công cho một cuộc tụ nghĩa.
Hiện tại thế giới đã đổi khác,phong trào đấu tranh dân chủ các nước không xây dựng huyền thoại lãnh tụ,không có các đấng minh quân. Bởi khi đã có huyền thoại ,có minh quân thì rất dễ dẫn đến độc tài.Bởi vì các huyền thoại và các minh quân này tài năng thật thì rất hạn chế nhưng tài năng do tuyên truyền mà có thì vô hạn. Hồ Chí Minh là một ví dụ. Ông ta đã tự mình tô son,trét phấn cho mình và sau đó là nhờ vào bộ máy truyền thông của đảng cộng sản. Tài năng thật của Hồ Chí Minh đến bây giờ nhờ có internet mới lộ rõ: chẳng có là bao.
Nhưng hiện tại một câu hỏi đặt ra là nếu không có minh quân làm sao quy tụ được lòng người?Thật sự thì không phải minh quân mà các đảng phái các tổ chức xã hội dân sự mới là quan trọng cho một cuộc cách mạng.Một thể chế dân chủ đòi hỏi đa đảng ,đa nguyên và tự do bầu cử thì khi làm cách mạng cũng phải dựa trên yếu tố đó. Nếu một lãnh tụ,một đảng phái có công lao rất lớn trong một cuộc cách mạng thì khi cách mạng thành công họ cũng sẽ vơ hết công lao vào mình. Họ sẽ tuyên truyền trong dân là mình tài giỏi nhất,xứng đáng lãnh đạo nhất,lãnh tụ của họ là anh minh là đạo đức nhất. Từ đó khi dân trí chưa đủ cao thì lá phiếu sẽ tập trung vào đảng phái và lãnh tụ này để gạt ra ngoài các đảng phái chính trị khác. Như vậy bầu cử chỉ là hình thức và thể chế độc tài toàn trị cũng sẽ tái xuất hiện trở lại.
Do vậy trong cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay phải cổ vũ tinh thần đa nguyên trong tư tưởng. Từ đó hình thành nên những đảng phái chính trị khác nhau. Các đảng phái này lấy mục tiêu là cứu nước,cứu dân làm tôn chỉ,lấy hình thái tổ chức xã hội dân chủ phương Tây làm mô hình lý tưởng để hướng đến. Và động lực là "dân giàu nước mạnh" làm căn bản.
Vì vậy trong một cuộc tổng biểu tình không nhất thiết phải có một đảng phái,một tổ chức lãnh đạo toàn diện hoặc chịu trách nhiệm thì mới phát động. Còn không có ai đứng ra chịu trách nhiệm thì không tham gia. Lập luận cho rằng họ không có khả năng đòi người khi bị công an bắt cho nên tôi không tham gia là cũng không chính xác. Trong chế độ độc tài,công an trị cộng sản Việt Nam để cho một người một tổ chức như vậy đứng ngoài để kêu gọi mà không tống họ vào tù mới là chuyện lạ.
Mọi con sông đều chảy về biển cả. Trước mắt hãy tạo ra các con sông đó. Từ tự phát sẽ biến thành tự giác một khi ý thức chính trị dâng trào. Hãy nuôi dưỡng phong trào khi chúng còn là một đốm lửa nhỏ chứ đừng dập tắt nó bằng sự chia rẻ.
Qua cuộc biểu tình 5/3 mới đây chỉ là lần đầu tiên của một chiến dịch dài hơi nhưng các tín hiệu khả quan đã xuất hiện rất rõ. Bất kỳ ai cũng phải thừa nhận rằng thành công lớn nhất của công cuộc xuống đường này chính là tinh thần. Một bộ phận rất lớn người dân đã thoát ra khỏi vỏ ốc của sự sợ hãi. Họ sẽ là đầu tàu để kéo theo những người khác.
Cũng đừng trách người Việt ở nước ngoài đã tham gia vào cuộc biểu tình này bằng tinh thần. Phải đặt câu hỏi là nếu không có họ tiếp lửa từ xa thì người Việt trong nước có dám mạnh dạn như thế hay không. NVHN không hề tham hư danh,vinh hoa phú quý. Cái họ tham chỉ là một thể chế dân chủ thực sự cho dân nước mình. Cái mà họ đã từng có nhưng lại bị đánh mất vì bàn cờ chính trị thế giới. Đừng nghi ngờ mà tội nghiệp họ. Tất nhiên loại trừ những cá nhân giàu tham vọng không do NVHN bầu nên.
Chúng ta còn nhiều cuộc biểu tình nữa sắp tới để hoàn thiện. Hãy cố gắng giữ lửa, giữ nhiệt tình để thắp lên một hy vọng. Nếu không thì "hãy cứ để đất nước lụi tàn ".
https://www.facebook.com/linh.duong.1884/posts/1206279199421571
Comments
Post a Comment