Skip to main content

Thế giới 2015, nhìn lại một năm qua ảnh (2)

Y
Những người mặc trang phục phong cách thập niên 1940 nhảy múa trong công viên St James’s Park ở London, Anh, trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, ngày 10/5/2015 - Ảnh: Reuters.
Những người mặc trang phục phong cách thập niên 1940 nhảy múa trong công viên St James’s Park ở London, Anh, trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, ngày 10/5/2015 - Ảnh: Reuters.
Một người biểu tình nhảy lên bàn ngay trước mặt Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi trong một cuộc họp báo ở Frankfurt, Đức, ngày 15/4/2015 - Ảnh: Reuters.
Một người biểu tình nhảy lên bàn ngay trước mặt Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi trong một cuộc họp báo ở Frankfurt, Đức, ngày 15/4/2015 - Ảnh: Reuters.
Hàng nghìn cảnh sát thuộc Sở cảnh sát thành phố New York, Mỹ tập trung về quận Brooklyn, New York vào hôm 4/1/2015 để dự đám tang của Wenjian Liu, viên cảnh sát bị một người đàn ông da màu bắn chết hôm 20/12/2014. <br><br>Khi thị trưởng New York Bill de Blasio, bắt đầu đọc điếu văn, hàng trăm người đã quay lưng với màn hình hiển thị hình ảnh của ông ở ngoài nhà tang lễ để tỏ thái độ bất tôn. Rất nhiều cảnh sát cho rằng ông de Blasio đã thất bại trong việc hỗ trợ họ trước làn sóng biểu tình phản đối cảnh sát, gây căng thẳng tại thành phố này vào cuối năm 2014 - Ảnh: Reuters.
Hàng nghìn cảnh sát thuộc Sở cảnh sát thành phố New York, Mỹ tập trung về quận Brooklyn, New York vào hôm 4/1/2015 để dự đám tang của Wenjian Liu, viên cảnh sát bị một người đàn ông da màu bắn chết hôm 20/12/2014. 

Khi thị trưởng New York Bill de Blasio, bắt đầu đọc điếu văn, hàng trăm người đã quay lưng với màn hình hiển thị hình ảnh của ông ở ngoài nhà tang lễ để tỏ thái độ bất tôn. Rất nhiều cảnh sát cho rằng ông de Blasio đã thất bại trong việc hỗ trợ họ trước làn sóng biểu tình phản đối cảnh sát, gây căng thẳng tại thành phố này vào cuối năm 2014 - Ảnh: Reuters.
Những người đàn ông di cư Syria tạo lối đi an toàn cho một phụ nữ sau cuộc đụng độ xảy ra trong một buổi đăng ký người di cư ở đảo Kos của Hy Lạp hôm 11/8/2015 - Ảnh: Reuters.
Những người đàn ông di cư Syria tạo lối đi an toàn cho một phụ nữ sau cuộc đụng độ xảy ra trong một buổi đăng ký người di cư ở đảo Kos của Hy Lạp hôm 11/8/2015 - Ảnh: Reuters.
Một nhân viên tư pháp kiểm tra một đường hầm dẫn tới nhà tù liên bang Altiplano ở Almoloya de Juarez, ngoại ô thành phố Mexico City của Mexico. Trùm ma túy khét tiếng Joaquin ‘El Chapo’ Guzman đã sử dụng đường hầm này để vượt ngục - Ảnh: Reuters.
Một nhân viên tư pháp kiểm tra một đường hầm dẫn tới nhà tù liên bang Altiplano ở Almoloya de Juarez, ngoại ô thành phố Mexico City của Mexico. Trùm ma túy khét tiếng Joaquin ‘El Chapo’ Guzman đã sử dụng đường hầm này để vượt ngục - Ảnh: Reuters.
Mẹ của bé trai Majed Ayyash, 21 tháng tuổi, chuẩn bị cho con kiểm tra cân nặng tại một phòng chăm sóc đặc biệt ở thủ đô Sanaa của Yemen, ngày 30/7/2015. Cuộc nội chiến ở Yemen giữa phong trào Houthi và chính phủ lưu vong được các nước vùng Vịnh hậu thuẫn đã dẫn tới cuộc sống cùng cực của người dân và tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng của nhiều trẻ em ở nước này - Ảnh: Reuters.
Mẹ của bé trai Majed Ayyash, 21 tháng tuổi, chuẩn bị cho con kiểm tra cân nặng tại một phòng chăm sóc đặc biệt ở thủ đô Sanaa của Yemen, ngày 30/7/2015. Cuộc nội chiến ở Yemen giữa phong trào Houthi và chính phủ lưu vong được các nước vùng Vịnh hậu thuẫn đã dẫn tới cuộc sống cùng cực của người dân và tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng của nhiều trẻ em ở nước này - Ảnh: Reuters.
Người biểu tình tấn công một nữ cảnh sát bị cáo buộc nổ súng trong một cuộc biểu tình ở Bujumbura, Burundi ngày 12/5/2015. Người biểu tình phản đối Tổng thống Burundi ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba - Ảnh: Reuters.
Người biểu tình tấn công một nữ cảnh sát bị cáo buộc nổ súng trong một cuộc biểu tình ở Bujumbura, Burundi ngày 12/5/2015. Người biểu tình phản đối Tổng thống Burundi ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba - Ảnh: Reuters.
Một người di cư mang theo một đứa trẻ ngã nhào do bị phóng viên Petra Laszlo (phải) ngáng chân trong khi đang tìm cách trốn khỏi một điểm tập kết người di cư ở làng Roszke, Hungary, ngày 8/9/2015. Kênh truyền hình của Hungary nơi Laszlo làm việc đã sa thải phóng viên này sau đó - Ảnh: Reuters.
Một người di cư mang theo một đứa trẻ ngã nhào do bị phóng viên Petra Laszlo (phải) ngáng chân trong khi đang tìm cách trốn khỏi một điểm tập kết người di cư ở làng Roszke, Hungary, ngày 8/9/2015. Kênh truyền hình của Hungary nơi Laszlo làm việc đã sa thải phóng viên này sau đó - Ảnh: Reuters.
Thi thể một nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát sau vụ động đất lịch sử ở Kathmandu, Nepal, ngày 25/4/2015 - Ảnh: Reuters.
Thi thể một nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát sau vụ động đất lịch sử ở Kathmandu, Nepal, ngày 25/4/2015 - Ảnh: Reuters.
Những người đi xe đạp bám sau xe tải ở thủ đô Bujumbura của Burundi, ngày 19/7/2015, khi nước này chuẩn bị tiến hành bầu cử tổng thống. Mỗi ngày có rất nhiều người đi xe đạp di chuyển lao dốc với tốc độ chóng mặt từ Bugarama tới Bujumbura để bán chuối. Khi trở về, do phải đi lên dốc, họ thường bám đuôi xe tải - Ảnh: Reuters.
Những người đi xe đạp bám sau xe tải ở thủ đô Bujumbura của Burundi, ngày 19/7/2015, khi nước này chuẩn bị tiến hành bầu cử tổng thống. Mỗi ngày có rất nhiều người đi xe đạp di chuyển lao dốc với tốc độ chóng mặt từ Bugarama tới Bujumbura để bán chuối. Khi trở về, do phải đi lên dốc, họ thường bám đuôi xe tải - Ảnh: Reuters.
Cặp đôi đồng tính Jason Howe và Andrian Perez-Boluda, cùng 50 tuổi, cho hai con gái sinh đôi 3 tuổi đi ngủ tại nhà riêng ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 25/6/2015. Cặp đôi này đã kết hôn ở Tây Ban Nha và California vào năm 2008. Việc Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết nói rằng Hiến pháp Mỹ cho phép kết hôn đồng giới là một chiến thắng lịch sử cho phong trào đấu tranh vì quyền của người đồng tính ở Mỹ - Ảnh: Reuters.
Cặp đôi đồng tính Jason Howe và Andrian Perez-Boluda, cùng 50 tuổi, cho hai con gái sinh đôi 3 tuổi đi ngủ tại nhà riêng ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 25/6/2015. Cặp đôi này đã kết hôn ở Tây Ban Nha và California vào năm 2008. Việc Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết nói rằng Hiến pháp Mỹ cho phép kết hôn đồng giới là một chiến thắng lịch sử cho phong trào đấu tranh vì quyền của người đồng tính ở Mỹ - Ảnh: Reuters.
Một đám đông những con mèo trên bến cảng ở đảo Aoshima, tỉnh Ehime, miền Nam Nhật Bản ngày 25/2/2015. Số mèo sống trên đảo này đông gấp 6 lần dân số của đảo - Ảnh: Reuters.
Một đám đông những con mèo trên bến cảng ở đảo Aoshima, tỉnh Ehime, miền Nam Nhật Bản ngày 25/2/2015. Số mèo sống trên đảo này đông gấp 6 lần dân số của đảo - Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trò chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên ngoài lâu đài Elmau ở Kruen, Đức, ngày 8/6/2015 - Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trò chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên ngoài lâu đài Elmau ở Kruen, Đức, ngày 8/6/2015 - Ảnh: Reuters.
Một người đàn ông ngủ qua đêm trong một nhà hàng McDonald’s mở cửa 24/24 ở Hồng Kông, ngày 10/11/2015. Một số lượng lớn người vô gia cư phải qua đêm trên đường phố từ lâu là một vấn đề nan giải của Hồng Kông. Nguyên nhân của tình trạng này là giá nhà cao ngất ngưởi ở vùng lãnh thổ này. Mấy năm gần đây, những cửa hiệu McDonald’s mở cử 24/24 ở Hồng Kông đã trở thành một lựa chọn để ngủ qua đêm cho nhiều người vô gia cư - Ảnh: Reuters.
Một người đàn ông ngủ qua đêm trong một nhà hàng McDonald’s mở cửa 24/24 ở Hồng Kông, ngày 10/11/2015. Một số lượng lớn người vô gia cư phải qua đêm trên đường phố từ lâu là một vấn đề nan giải của Hồng Kông. Nguyên nhân của tình trạng này là giá nhà cao ngất ngưởi ở vùng lãnh thổ này. Mấy năm gần đây, những cửa hiệu McDonald’s mở cử 24/24 ở Hồng Kông đã trở thành một lựa chọn để ngủ qua đêm cho nhiều người vô gia cư - Ảnh: Reuters.
Một chiếc xe tham gia giải đua xe NASCAR Sprint Cup Series bị đâm vào hàng rào khi hoàn tất một vòng đua trên trường đua Daytona International Speedway ở Mỹ, ngày 6/7/2015 - Ảnh: USA Today.
Một chiếc xe tham gia giải đua xe NASCAR Sprint Cup Series bị đâm vào hàng rào khi hoàn tất một vòng đua trên trường đua Daytona International Speedway ở Mỹ, ngày 6/7/2015 - Ảnh: USA Today.
Người dân mang theo đồ đạc trở về làng trên một chiếc xe tải sau khi lực lượng Bảo vệ người Kurd (YPG) cho biết đã giành lại quyền kiểm soát vùng Ras al-Ain, Syria từ lực lượng phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), ngày 13/5/2015 - Ảnh: Reuters.
Người dân mang theo đồ đạc trở về làng trên một chiếc xe tải sau khi lực lượng Bảo vệ người Kurd (YPG) cho biết đã giành lại quyền kiểm soát vùng Ras al-Ain, Syria từ lực lượng phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), ngày 13/5/2015 - Ảnh: Reuters.
Một cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông tại giao lộ North-Pensylvania ở Baltimore, Mỹ ngày 4/5/2015. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm nay, bạo động đã bùng phát ở Baltimore sau đám tang của Freddie Gray - một người da màu bị chấn thương cột sống nặng khi bị cảnh sát bắt giữ và qua đời một tuần sau đó - Ảnh: Reuters.
Một cảnh sát dùng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông tại giao lộ North-Pensylvania ở Baltimore, Mỹ ngày 4/5/2015. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm nay, bạo động đã bùng phát ở Baltimore sau đám tang của Freddie Gray - một người da màu bị chấn thương cột sống nặng khi bị cảnh sát bắt giữ và qua đời một tuần sau đó - Ảnh: Reuters.
Một người di cư chuẩn bị trao một đứa trẻ cho nhân viên cứu hộ để thoát khỏi chiếc thuyền đã chìm một nửa. Chiếc thuyền chờ 150 người di cư, chủ yếu là người Syria, đi qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ sang đảo Lesbos của Hy Lạp, hôm 30/10/2015 - Ảnh: Reuters.  <br>
Một người di cư chuẩn bị trao một đứa trẻ cho nhân viên cứu hộ để thoát khỏi chiếc thuyền đã chìm một nửa. Chiếc thuyền chờ 150 người di cư, chủ yếu là người Syria, đi qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ sang đảo Lesbos của Hy Lạp, hôm 30/10/2015 - Ảnh: Reuters.  
Giáo hoàng Francis bắt tay một tù nhân khi Giáo hoàng tới thăm nhà tù ở Curran-Fromhold Correctional Facility ở Philadelphia nhân chuyến thăm Mỹ, ngày 27/9/2015 - Ảnh: Reuters.<br>
Giáo hoàng Francis bắt tay một tù nhân khi Giáo hoàng tới thăm nhà tù ở Curran-Fromhold Correctional Facility ở Philadelphia nhân chuyến thăm Mỹ, ngày 27/9/2015 - Ảnh: Reuters.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b