Skip to main content

Nelson Mandela – lý tưởng nghề luật sư và 27 năm tù

Trong thời kỳ mà Chủ Nghĩa Phân Biệt Chủng Tộc thống trị tại Nam Phi, Nelson Mandela có thể đã được gọi bởi nhiều cái tên. Kẻ phản động – chắc chắn là một trong những cái tên mà pháp luật và giới ủng hộ Apartheid ưa thích. Ông bị kết án bởi hành vi “kêu gọi biểu tình công cộng và trốn khỏi nơi cư trú mà không xin phép chính quyền“. Khi đang thụ án giam, ông tiếp tục bị chính quyền mang ra xét xử vì “âm mưu chống phá và lật đổ chính quyền nhà nước Nam Phi“.
Nhưng may thay, thế giới ngày nay đã không biết đến Nelson Mandela bởi những tội danh với tên gọi có phần tồi tệ ấy. Và phe phái ủng hộ Apartheid đã bị chôn vùi trong lịch sử.
Nguyễn Hoài An (dịch) 
Có lẽ đã đến lúc cán cân của nữ thần công lý – hình ảnh biểu tượng cho giới luật sư hàng trăm năm qua – cần được thay thế bằng một hình ảnh mới, có khả năng truyền đi ngọn lửa cảm hứng thực sự. Khi danh tiếng của nghề luật bị hư hại không ít thì nhiều và hình mẫu lý tưởng về nghề luật dần đổ vỡ thì hình ảnh Nelson Mandela – một luật sư – nhà chính khách dám dấn thân – vẫn vững vàng đứng đó.
Nelson Mandela at work in the Johannesburg office where he and Oliver Tambo practised law together during the apartheid era. Photograph: Jurgen Schadeberg
Nelson Mandela tại văn phòng Johannesburg, nơi mà ông và người đồng sự Oliver Tambo hành nghề luật trong thời kỳ  Apartheid. Ảnh: Jurgen Schadeberg
Không chỉ là một trong những nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ XX, Nelson Mandela còn là một trong những luật sư mẫu mực nhất của thế kỷ. Không chỉ có khả năng thêm chân giá trị vào cuộc chiến đấu đòi công bằng cho người da đen và cứu sống không biết bao nhiêu mạng người bằng cách ngăn chặn một cuộc nội chiến, Nelson Mandela còn là một trong những người có công giúp tạo dựng một đất nước Nam Phi dân chủ, từ đó truyền cảm hứng cho những nhà hoạt động trên khắp thế giới bằng tấm gương mẫu mực từ chính cuộc đời mình.
Không chỉ là một tấm gương lãnh đạo, đấu tranh và hoạt động, Mandela còn là hiện thân cho một hình mẫu luật sư dám dấn thân bảo vệ quyền lợi của những người dân nghèo, chịu áp bức. Năm 1952, cùng với người bạn Oliver Tambo, ông đã mở hãng luật đầu tiên cho người da đen ở Nam Phi. Như Mandela đã kể lại trong cuốn tự truyện A Long Walk to Freedom (Hành trình đến tự do), thời đó, bất kỳ người da đen nào cũng có thể bị quy tội nếu uống nước tại đầu nguồn nước Chỉ dành cho người da trắng, đi trên bãi biển Chỉ dành cho người da trắng hay đi xe buýt Chỉ dành cho người da trắng.
Vì những điều luật hà khắc của chế độ Apartheid, ngày nào cũng có người da đen Nam Phi phải ra hầu tòa và cần có đại diện pháp lý. Các hãng luật do người da trắng làm chủ thường đòi những khoản phí đại diện vượt quá khả năng chi trả của người da đen. Không chỉ có thế, khi tìm hiểu, Mandela còn phát hiện nhiều hãng luật danh tiếng còn tính phí người Phi với mức phí cao hơn hẳn so với những khách hàng người da trắng giàu có. Bằng việc tập trung cung cấp dịch vụ đại diện pháp lý cho những người Phi rất có thể phải ra tòa mà chẳng có đại diện tử tế nào, Mandela và Tambo vừa hỗ trợ pháp lý vừa vào vai bảo vệ công chúng, thực hiện sứ mệnh cốt lõi của giới luật sư bằng việc mở ra cho người dân một cánh cửa tiếp cận công lý.
Sau gần mười năm mài giũa tài năng luật của mình trong phòng xử án, Mandela, có lẽ cũng như bất kỳ luật sư nào trong thế kỷ XX, đã biến những năng lực cốt lõi của nghề luật thành công cuộc chính trị nhằm xây dựng một đất nước Nam Phi dân chủ. Là một lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC), Mandela nhiệt thành cùng các đồng nghiệp tại ANC xây dựng những trù tính chiến lược cũng như chiến thuật, soạn thảo các ý tưởng pháp lý và chính trị mà một ngày sẽ kéo đất nước đang bấn loạn kêu gào ra khỏi bờ vực của cuộc nội chiến, hướng tới khát vọng của chân lý và hòa giải.
Hình ảnh anh hùng của Mandela thỏa mãn những tiêu chuẩn lâu đời của sự xuất chúng trong nghề luật. Anthony Kronman, trưởng khoa Luật, trường Đại học Yale, từng có bài viết nổi tiếng bày tỏ sự luyến tiếc những lý tưởng đã mất của nghề luật được biểu hiện qua cái chết của khái niệm luật sư – nhà chính khách. Theo Kronman, luật sư – nhà chính khách là một luật sư không chỉ mài giũa ngón nghề pháp lý riêng, mà còn tìm kiếm một nghệ thuật trị quốc sáng suốt, nhờ đó, dành được sự nể trọng của cộng đồng và niềm tự hào riêng về chính bản thân mình. Nghệ thuật trị quốc đòi hỏi hai phẩm chất: “cống hiến hết mình” cho lợi ích công, và “khôn ngoan khi suy xét sự việc.” Hai phẩm chất này thường giúp đưa đến những phán đoán khôn ngoan, mà ở cấp độ cá nhân làm nên con người chính trực, còn trên bình diện hoạt động công sẽ giúp thúc đẩy tình bằng hữu chính trị, hay “tinh thần đa nguyên thấu cảm”[1].
Nhìn từ góc độ lịch sử, hình mẫu lý tưởng luật sư – nhà chính khách có nhiều điểm hạn chế – đáng chú ý nhất là sự hạn hẹp chủng tộc, chỉ giới hạn nơi những luật gia là nam giới, da trắng và thuộc tầng lớp tinh hoa. Nhưng Mandela, hơn bất kỳ luật sư nào thuộc nhóm hình mẫu kể trên, vừa là hình ảnh mẫu mực cho hình mẫu luật sư – nhà chính khách, vừa xóa tan được những hạn chế của nó: xuất thân bình dân, bị cầm tù hơn ¼ thế kỷ vì có lý tưởng chính trị khác với chủ trương của nhà cầm quyền và đến vị trí quyền lực nhất – nguyên thủ của một quốc gia. Danh tiếng của Mandela nổi lên vững vàng trong suốt thế kỷ chứng kiến sự sa sút hình ảnh của giới luật sư trong mắt công chúng. Có lẽ ông là người được kính trọng nhất trong thời đại của chúng ta. Và có một điểm mà không nhiều người nhận ra: Những giá trị mà Mandela đã mạo hiểm cả mạng sống của mình để đấu tranh cho – dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền – là những giá trị tối thượng mà người luật sư trên khắp thế giới theo đuổi.
Giữa sự suy yếu danh tiếng mà giới luật sư phải đối mặt hiện nay, việc công nhận Mandela là hình mẫu lý tưởng là một kiểu tái định hướng sẽ giúp nhấn mạnh những điểm cộng thực tế mà các luật sư có thể đóng góp cho xã hội. Nó bao gồm khả năng giúp mở ra một cánh cửa tiếp cận công lý và tạo ra sự kết dính dân sự. Đã đến lúc biểu tượng nghề luật – cán cân của nữ thần công lý – cần được thay thế bằng hình ảnh Mandela.
Nguồn bài viết  Nelson Mandela: The Lawyer’s Ideal – Justin Hansford, Phó Giáo sư khoa Luật, Đại học Saint Louis
Chú giải của người dịch
[1] Tinh thần đa nguyên thấu cảm (empathic pluralism) là một khái niệm của Isaiah Berlin. Berlin chủ trương đa giá trị, ông cho rằng dù có những giá trị mâu thuẫn với nhau, song tất cả các nền văn hóa đều có những giá trị phổ quát gắn với nhu cầu và lợi ích cơ bản của con người. Do đó, các nền văn hóa khác nhau có thể đi đến sự thấu cảm và hiểu biết lẫn nhau. (Theo Ramin Jahanbegloo, Isaiah Berlin’s vision of empathy and pluralism, http://jahanbegloo.com/)

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...