Theo BBC Travel
Khi chủ quán ăn David Huỳnh quyết định đi chuyến hành hương ẩm thực tới Việt Nam thì ông đi với đầu óc mở và lưỡi nếm sẵn sàng.
Chủ nhà hàng người Canada gốc Việt, mở quán Civil Liberties ở Toronto tìm cách phát triển thêm món ăn qua việc đi sâu tìm hiểu gốc gác của món này ở quê nhà. Cha mẹ ông từ Sài Gòn di cư tới Toronto trong chiến tranh Việt Nam, có nghĩa là ông đã quen với các các món ăn Nam Việt Nam. Nhưng ông muốn học thêm. Ông dự định mở cửa hàng phở ăn nhanh do cảm kích về cách chế biến và thưởng thức món ăn nổi tiếng này ở Việt Nam.
Phở, món quốc thực của Việt Nam, được ưa thích ở khắp Việt Nam và trên thế giới. Ở thể đơn giản nhất, phở là nước dùng thơm ngon đổ lên các sợi bánh tươi bằng gạo, trên cùng có chút hành lá, một số rau, và các lát thịt ngon ngọt. Trong khi phở bò được ưa chuộng nhất và được ăn ở mọi lúc trong ngày, thì phở gà cũng được yêu thích. Người ta bảo phở gà được tạo ra năm 1939 khi chính phủ muốn ngăn chặn việc giết bò bằng cách cấm bán thịt bò vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu. Vì nó không đậm bằng phở bò nên nó thường để ăn sáng. Nhưng phở có vô vàn cách biến thể và mỗi người có nơi ăn ưa thích riêng của mình.
Chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam kéo dài một tháng của Huỳnh đã đưa anh từ Bắc xuống Nam và qua các tỉnh ở miền trung để tìm món phở nào mà anh cho là lý tưởng.
Trước tiên anh dừng chân ở Hà Nội, nơi khai sinh ra món này vào đầu thế kỷ 20. Khi Huỳnh tới vào lúc 6 giờ sáng, vừa ra khỏi xe buýt giường nằm, anh được tiếp đón nồng nhiệt ở quán 10 Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm, một quán bính dân chuyên bán phở bò mà các bạn ở Việt Nam khuyên nên đến.
“Bát phở làm chúng tôi tỉnh người. Chúng tôi đến lúc tinh mơ mờ đất và đây là điểm dừng đầu tiên ở Hà Nội. Ở đây chỉ có phở bò và tỷ lệ giữa thịt và bánh là mỹ mãn. Những thứ đi kèm là chanh, ớt, và trên bàn có hành muối mà trước đó tôi chưa từng thấy,” ông nói. Đi với phở đơn giản chỉ có hành lá, rau mùi, hành, chanh và ớt, tỷ lệ nước dùng và bánh là 2/1, nước dùng thì đơn giản nhưng đậm đà. Thế thôi,” ông nói.
Sự đơn giản của món này ở bắc Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh sau 1954 và những năm sau thống nhất năm 1975. Trong thời gian đó, thực phẩm ở bắc Việt Nam phải định xuất và được Liên Xô trợ cấp, do vậy các cửa hàng phở là quốc doanh và bán phở với nước dùng nhạt nhẽo, bánh phở bằng gạo mốc và rất ít thịt.
Một số hàng rong có tiếng có nâng cấp món này tý chút, và Andrea Nguyen, tác giả cuốn “Vào Bếp Việt Nam” giải thích rằng có những quán phở “bí mật” bán bánh phở ngon cho “khách quen”. Những quán không có được bánh phở ngon thì chào mời món quẩy ăn phụ thêm để bù trừ. Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam trong nhiều thế kỷ, như việc người Việt cũng ăn cháo (món ăn sáng phổ biến của Trung Quốc) và ăn quẩy trong thời kỳ đó, do vậy ăn quẩy với phở cũng là tự nhiên.
Khi phở trở lại với xuất xứ ban đầu của nó với những đổi mới trong cải cách kinh tế ở những năm đầu 1980 thì quẩy đã ở lại như bản di chúc của những thời kỳ khó khăn và ngày nay nó vẫn được ăn cùng với phở.
Vài hôm sau, Huỳnh được trải nghiệm một bát phở tuyệt vời nữa ở Blue Butterfly (69 Mã Mây) có đầu bếp là người Pháp. Mặc dù Huỳnh thích phở cổ điển Lý Quốc Sư hơn nhưng bánh phở ở Blue Butterfly có độ tinh tế hơn và nước dùng đậm hơn, gia vị tốt hơn; ta có thể thấy nó có “hơi hướng của đầu bếp được Pháp đào tạo”, ông nói.
Huỳnh thấy ngay là nước dùng là yếu tố then chốt của thành công của món tưởng chừng đơn giản này. Việc nấu nước dùng phải rất kiên nhẫn, cần đun từ 3 tiếng cho tới đun thâu đêm.
“Việc đun nước dùng lâu là bước quan trọng nhất trong việc làm phở. Trong khi phở gà chỉ cần đun xương gà lăm tăm từ 3 đến 4 tiếng, thì phở bò cần thời gian gấp đôi hoặc thậm chí suốt đêm.” Nguyễn Văn Khu, một đầu bếp ở Hà Nội, đã làm ở các nhà ăn hơn 10 năm, nói với tôi rằng thành phần truyền thống là sự kết hợp phức tạp các gia vị, gồm cả hoa hồi, quế, hạt tiêu rang, rễ rau mùi, sa trùng và hỗn hợp nướng của hẹ, hành và gừng.
Những xương trong đồ nấu có thể gồm cả vó bò, sườn bò và khớp xương mà nó, theo ông Khu, có nguồn gốc từ người Pháp ở đầu thế kỷ 20.
“Thực dân Pháp ở Bắc Việt Nam cho giết bò để làm thịt nướng và những món khác mà họ say mê. Xương xẩu và những thứ khó gậm được để lại cho đầu bếp Việt mà chẳng mấy họ tìm ra cách biến các thứ đầu thừa đuôi thẹo thành món phở ngon,” ông nói.
“Phở được bán như món ăn đường phố không đắt mà người bán thay đổi tùy theo bữa ăn, và những người thích phở đầu tiên chắc hẳn là những người làm việc trên thuyền buôn ngược suôi sông Hồng.”
Sự ưa thích phở nhanh chóng lan từ Hà Nội tới Sài Gòn (nay là TP HCM) mà ở đây người miền Nam tiếp thu nó với quan điểm hiện đại hơn.
“Người Hà Nội thích nước dùng trong không có mỡ, có rắc hành lá, húng Láng, một ít rau mùi, khi ăn có thêm ớt, dấm tỏi và nước chanh vắt. Nhưng ở Sài Gòn, nước dùng sánh hơn, mỡ hơn và ăn kèm với giá đỗ, húng ngọt, bạc hà, nước sốt chua ngọt, tương ớt, và họ cho thêm khá nhiều đường vào nước dùng,” ông Khu nói.
Trong chặng đi miền Nam, ông Huỳnh học thêm một lớp làm phở nữa ở Vietnam Cookery (26 Lý Tử Trọng, Bến Nghé, TP HCM) mà ông thấy có sự khác biệt rất lớn so với phở miền Bắc. Nó phong phú và ngọt vì cho thêm đường phèn vào nước dùng, và có thêm các miếng củ cải, giá đỗ, một số rau và sốt chua ngọt. Huỳnh thấy nó giống phở bán ở Bắc Mỹ.
“Gia vị ở miền Bắc thường nhẹ hơn và chú ý để nó tinh tế hơn. Với người không sành vị thì họ có thể nói nước dùng của miền Bắc là nhạt, nhưng hoàn toàn không phải thế. Phần cơ bản của nước dùng của miền Bắc và miền Nam là như nhau, nhưng họ dùng gia vị rất khác nhau,” Huỳnh nói.
Chuyến hành hương này cũng đưa ông tới Hội An, một thành phố cổ ở bờ biển miền Trung. Ở đây ông đã dùng thử một bát ở nhà hàng Morning Glory (106 Nguyễn Thái, Minh An) và thấy nó có vị ngọt như trước đó ông đã biết, nhưng cho biết là có thêm lạc rang, một thứ thường rắc lên các món bún/bánh canh ở Hội An.
Mặc dù là gốc miền Nam, đến cuối chuyến đi ông Huỳnh cảm thấy hiểu thấu hơn triết lý ẩm thực của miền Bắc. Ông ưa thích quan điểm cổ điển và đơn giản, và cảm kích việc chiến tranh và sự khan hiếm lương thực đã hình thành nên cách nấu nướng Bắc Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm, ông dự kiến sử dụng phương pháp Bắc Việt thuần túy nhất khi xây dựng thực đơn cho dự án mới của mình.
“Về phở, để chọn giữa Bắc và Nam, cái nào hơn, thì đúng là phở Bắc ngon hơn, mặc dù tôi là người Nam và quen với kiểu cách miền Nam,” ông nói.
Nhưng khi xét việc hình thành món ăn hình tượng này đã trải qua suốt thời chiến và thành phần nước dùng (mặc dù có sự khác biệt ở sản phẩm đầu ra) vẫn giữ được nguyên vẹn, ta mới rõ món phở này có nhiều cách thể hiện biết nhường nào.
Nó là món ăn của mọi người, thưởng thức vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nó có thể được dùng cho cả người thanh cảnh ở miền Bắc cũng như người nhạy bén hiện đại ở miền Nam. Trên hết, nó là hiện thân của lịch sử hiện đại của đất nước này và của tinh thần kiên cường và bất khuất của Việt Nam.
Comments
Post a Comment