Skip to main content

Trần Khải Thanh Thủy In Sách: Trong Chết Cười… Ngặt Nghẽo

WESTMINSTER (VB) -- Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tuần qua đã cho biết vừa ấn hành 2 tuyển tập nhan đề “Trong Chết, Cười… Ngặt Nghẽo” Tập 1 và Tập 2.

Hai tuyển tập cùng có tiêu đề phụ là: Ở Tù Cộng Sản – Đố Ai Không Cười.

Hai tuyển tập này là tái bản lần thứ 2 và “Có sửa chữa và bổ sung”…

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy cho biết 2 tuyển tập này do Nhà Xuất Bản Sao Khuê xuất bản, và đang bán tại nhiều tiệm sách ở California.
blank
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ký tên trên sách tại Việt Báo.

Nhà văn nữ nổi tiếng cũng là cựu tù nhân lương tâm, nguyên bị trục xuất ra khỏi Việt Nam, cho biết 2 tuyên tập này, thứ tự là:

- Trong Chết, Cười... Ngặt Nghẽo, Tập 1, dày 414 trang;

- Trong Chết, Cười... Ngặt Nghẽo, Tập 2, dày 530 trang.

Sau đây là trích từ Lời giới thiệu của NXB Sao Khuê nơi bìa tuyển tập.

“Trong chết, cười...ngặt nghẽo (!) hay còn gọi là “ở tù cộng sản- đố ai không cười” gồm 56 chương của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trong khoảng thời gian 1111 ngày tù tại địa ngục xã hội chủ nghĩa (từ 21-4 – 2007 đến 23-6- 2011) trước khi được chính phủ Mỹ can thiệp và cộng sản trục xuất vĩnh viễn khỏi nhà nước độc tài mang tên: Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu “Chết ngoài kế hoạch” là bông hoa đời bật ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa...thì “Trong chết cười...ngặt nghẽo” là đóa hoa cười nở ra từ đáy cống xã hội chủ nghĩa, trong song sắt kiên cố, gai lạnh của nhà tù cộng sản.

Từ cổ chí kim, ai cũng biết: Đã là hoa thì phải đẹp vì hoa là bộ phận tinh túy nhất của cây, cũng như con người là động vật cao cấp nhất trong bậc thang tiến hóa, vừa thông minh, nhanh nhẹn, vừa sáng láng, tinh anh. Nhưng cả hoa và người nơi đất nước mặt trời lặn lại khác hẳn với hoa và người ở các vùng miền khác trên thế giới (nơi đất nước mặt trời mọc), đặc biệt trong “bãi rác” và “đáy cống” xã hội chủ nghĩa (!)

Thiên chức chính của hoa là làm bừng thức không gian( nói chính xác hơn, thiên nhiên được đánh thức bằng sự bừng nở bất ngờ của những bông hoa), nên trong nhà tù cộng sản, những “đóa hoa cười” mọc lên từ ống cống xã hội chủ nghĩa cũng làm bừng thức lương tâm con người về sự phi lý, độc ác, bỉ ổi, vô lối, đê tiện của đảng cộng sản theo bốn đặc tính mà người dân Việt Nam nhận định: “Nhất dốt, nhì tham, tam ngông, tứ độc”, đồng thời thể hiện niềm uất hận, đau thương, sự căm phẫn tuôn trào trong từng câu chữ khiến cuộc sống trong tù không trôi đi vô ích, mà còn dịu bớt bao u buồn, tẻ nhạt, chán ngán, tuyệt vọng cũng như hóa giải mọi sự, từ bi ( bi kịch bi thương, bi ai, bi phẫn) thành hài hước, châm chọc. Tuyệt vọng thành hy vọng, từ chết chóc thành ngạo, nghễ can trường, đúng như châm ngôn sống của tác giả trong tù: “Ấp ủ đau thương để sinh nở cái oai hùng”...

Chuyện thể hiện bằng nhiều phong cách, gồm cả ngôn ngữ dân gian cũng như thế tục (nói lái, nói lóng, nói ngiụ, trào phúng, trào lộng, đa ngôn, châm biếm v.v với đủ 36 kiểu cười (từ cười nụ, cười hoa, cười thập cẩm, cười rách miệng, rơi răng, nôn ruột v.v. Chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn đọc như khi phần I “ở tù cộng sản đố ai không cười” được phát hành 2 lần vào năm 2008, 2010, khi tác giả còn ngồi trong tù...”

Được biết, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy sinh ngày 26 tháng 11 năm 1960 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1982; từ năm 1986 đến 1993 bà là giáo viên tại tỉnh Hà Tây.

Năm 1993 bà bỏ nghề dạy học về Hà Nội viết báo (báo Cựu chiến binh) và nhiều báo khác (Người cao tuổi, Văn hóa văn nghệ công an, Lao động thủ đô,...).

Năm 1999 bà bị buộc thôi việc, bắt đầu viết tự do.

Ngày 2 tháng 9 năm 2006 công an đã bắt bà khi đang chuyển tài liệu ra nước ngoài và khám xét nhà bà sau đó.

Tháng 2 năm 2007 tổ chức Human Rights Watch tặng Giải Hellmann/Hammett cho bà (và nhiều người Việt khác: Đỗ Nam Hải, Lê Chí Quang, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Quế Dương).

Ngày 21 tháng 4 năm 2007 Trần Khải Thanh Thủy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội bắt khẩn cấp vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ngày 5/2/2010 bà bị xử 3 năm rưỡi tù vì tội cố ý gây thương tích.

Sau 21 tháng tù, tức là vào khoảng giữa năm 2011, bà được tha bổng và được đưa sang định cư ở Mỹ, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gây sức ép đòi thả tự do cho bà. Người phát ngôn Beau Miller của bộ này hoan nghênh việc trả tự do cho bà Thủy, và dân biểu Loretta Sanchez tuyên bố "chào đón nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về với tự do".

Hiện nay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy định cư cùng gia đình ở Sacramento, California.

Cũng nên nhắc rằng, trong buổi ra mắt sách “Chết Ngoài Kế Hoạch, Chuyện Cười XHCN” của Trần Khải Thanh Thủy năm 2013, tài văn chương của nữ tác giả này đã được cộng đồng và các nhà bình luận hải ngoại ca ngợi nồng nhiệt.

Ký mục gia Bùi Bảo Trúc lúc đó nhận định về văn của Trần Khải Thanh Thủy:

“Từ một cô giáo hiền lành nuôi con, tại sao trở thành một con người khác hẳn khi cầm bút, viết văn, làm báo. Đó là vì Trần Khải Thanh Thủy đã viết ra những bài làm buồn lòng chế độ... Đó là những tiếng cười nghẹn uất của người bị bóp cổ. Càng đọc càng cay.”

Cũng trong buổi ra mắt sách năm 2013 đó, nhà văn Huy Phương nhìn về ngòi bút Trần Khải Thanh Thủy:

"Tuy tay yếu chân mềm nhưng cũng như một bậc sĩ phu trước thời loạn, biết dùng ngòi bút để chống lại bạo quyền, bị đánh đập, tra khảo, bị tù đầy nhiều năm, chưa hết, trên tinh thần còn bị lăng nhục, bôi nhọ..."

Và bây giờ, qua hai tuyển tập mới “Trong Chết, Cười… Ngặt Nghẽo” Tập 1 và Tập 2, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy vẫn giữ được ngọn lửa trong văn, trong khi bút pháp ngày càng điêu luyện hơn, và làm độc giả ngày càng cười ngặt nghẽo hơn.

Giá mỗi tập 20 Mỹ Kim. Độc giả muốn tìm mua, xin liên lạc về tàc giả:

Saokhuelaplanh07@gmail.com hay điện thoại trực tiếp về tác giả: (916) 248-3414.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b