Skip to main content

GIẢI TOẢ TRẮNG

15-1-2017
Ảnh nhà thờ được lấy từ trang Facebook của Lãnh sự quán Canada tại TP HCM; thông tin về lịch sử nhà thờ được lấy từ cuốn “Luxury and Rubble: Civility and Dispossession in the New Saigon” của Erik Harms, Yale University
Ảnh nhà thờ được lấy từ trang Facebook của Lãnh sự quán Canada tại TP HCM. Thông tin về lịch sử nhà thờ được lấy từ cuốn “Luxury and Rubble: Civility and Dispossession in the New Saigon” của Erik Harms, Yale University.
Các nhà quy hoạch đô thị, chính quyền TP HCM và nhiều người Việt coi dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm là hiện thân của giấc mơ Việt thế kỷ 21. Nó biến một vùng mà họ cho là hoang vu thành một tiểu Singapore, một khu sình lầy hạ cấp thành một thế giới hào nhoáng cho một cuộc sống hiệu quả và mang tính toàn cầu.
Trong khi theo đuổi giấc mơ này, người ta sẵn sàng quên đi lịch sử của cư dân Thủ Thiêm, thậm chí khước từ nó quyền có một lịch sử. Thủ Thiêm được nhìn nhận như một chốn không người, một vùng đất hoang. Người ta hạ bút ký lệnh “giải tỏa trắng”. San bằng hết, không để lại thậm chí hai viên gạch chồng lên nhau. Không có gì được phép quấy rối sự hiện diện của tương lai.
Nhưng đây không phải là vùng đất hoang. Trong khu vực bị giải toả có gần 15 nghìn hộ gia đình sinh sống. Nó có nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh giá, một công trình và địa điểm tôn giáo quan trọng. Ngoài ra, theo Erik Harms, phó giáo sư nhân học, ĐH Yale, Mỹ, ở đây còn có 29 công trình tôn giáo, tín ngưỡng khác nữa, bao gồm các đình, chùa, đền, miếu, tịnh xá và nhà nguyện.
Tới giữa 2016, ngoài chùa Liên Trì và nhà thờ, tu viện Dòng Mến Thánh giá, tất cả đã bị phá huỷ hoặc di dời tới địa điểm mới, trong đó có ngôi đình cổ An Khánh nổi tiếng. Rạng sáng ngày 8 tháng 9 năm ngoái, một lực lượng 500 người tới chùa Liên Trì đọc lệnh cưỡng chế trước sự toạ kháng của các vị sư. Chứng kiến cảnh này, vị sư trụ trì phải đi cấp cứu.
Vậy là bây giờ chỉ còn nhà thờ và tu viện Dòng Mến Thánh giá vẫn đấu tranh cho quyền được tồn tại trên mảnh đất của chính mình. Ở vị trí này, giáo đoàn Thủ Thiêm được thành lập năm 1840. Một nhà thờ gỗ được dựng lần đầu năm 1865 và được xây lại vào năm 1885. Năm 1930, một tháp chuông được dựng lên để treo năm quả chuông đồng được đúc tại Pháp trong khoảng thời gian 1889 – 1892.
Hiện nay, các cha và các sơ vẫn cần mẫn làm các hoạt động thường ngày của mình, tỉa cỏ, nuôi cá, trồng rau, dạy học. Các buổi lễ Chủ nhật vẫn kín người dân đã bị di dời nhưng vẫn quay về nghe giảng.
Họ còn ở đó được bao lâu nữa thì không rõ.
Trên Facebook cách đây hai ngày, lãnh sự quán Canada ở TP HCM đặt câu hỏi tại sao lại phải phá đi một nhà thờ có lịch sử lâu đời hơn cả quốc gia Canada.
Câu trả lời từ chính quyền và báo chí chính thống là: việc di dời công trình này là “cần thiết để nhằm phát triển kinh tế – xã hội thành phố.”
Không rõ một nhà thờ 150 tuổi thì có thể cản trở sự phát triển của thành phố 8 triệu dân tới mức độ nào? Không rõ vì sao nó không được phép đứng cạnh các cao ốc văn phòng, Starbucks, KFC, rạp chiếu phim, siêu thị điện máy và shopping malls? Vì sao?
Các pano tuyên truyền treo ở Thủ Thiêm kêu gọi người dân chung tay xây dựng một thành phố không những “văn minh” và “hiện đại” mà còn “nghĩa tình”.
Xoay đi xoay lại cũng chẳng biết nên hiểu chữ “nghĩa tình” như thế nào. Nhưng với những người dân gắn bó với các đình, chùa, nhà thờ, tu viện ở Thủ Thiêm, hẳn nó giống như một cái tát vào mặt.
_____
13-1-2017
Trước thì san bằng Chùa Liên Trì, nay lại định giật sập Tu viện và Nhà thờ Thủ Thiêm có lịch sử tới 177 năm trước cả khi thực dân Pháp đến Việt Nam, chính quyền TP.HCM đang cho thấy vì tiền họ có thể cạn tàu ráo máng với lịch sử như thế nào.
Tệ hơn, việc phá hoại có tính hệ thống như trên cũng đã gián tiếp thể hiện tầm nhìn của họ về các khu đô thị mới là hoàn toàn không có chỗ cho cơ sở tôn giáo, bất luận là chùa chiền hay nhà thờ – nơi nâng đỡ và an ủi tinh thần con người (và cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu của công dân). Trong khi đó, không khó để bắt gặp ngay trong những đô thị hiện đại văn minh bậc nhất thế giới – New York, Sydney hay Tokyo – những nóc giáo đường, đền, chùa nằm hài hòa giữa dày đặc các cao ốc và được nâng niu gìn giữ như là những nơi nắm giữ linh hồn đô thị.
Chẳng những thế, ở phương diện tinh thần, kéo sập di sản trăm năm của người Công giáo thì khác nào thách thức lòng tự tôn của họ. Chính quyền TP. HCM rõ ràng đang vì tiền mà bất chấp, sẵn sàng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và làm xói mòn mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo.
‘Có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?’ hẳn chỉ là một câu hỏi tu từ của Tổng lãnh sự quán Canada. Họ, đúng hơn, đang muốn diễn ra sự kinh ngạc của mình trước lòng tham của những người đang điều hành quốc gia này, theo một cách ngoại giao nhất có thể mà thôi.
PS: Lẽ ra nếu có một nền pháp trị nghiêm cẩn nơi quyền sở hữu đất đai của người dân và các tổ chức tôn giáo được bảo vệ thì khi xây dựng đô thị mới ở Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM và nhà đầu tư sẽ phải ngồi xuống với Giáo hội để tìm giải pháp làm sao vẫn giữ lại được tu viện và nhà thờ mà vẫn hài hoà với cảnh quan đô thị mới, hướng tới lợi ích cộng đồng. Đằng này, với việc cướp lấy quyền sở hữu đất đai của người dân, chính quyền có thể muốn đập là đập, muốn chiếm là chiếm bất kỳ mảnh đất, căn nhà, giáo đường, chùa chiền nào mà họ muốn. Liên Trì hay Thủ Thiêm chưa phải là cái tên cuối cùng.
_____

Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?

12-1-2017
Theo kế hoạch phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Quận 2, chính quyền TP Hồ Chí Minh có dự định phá dỡ Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm để nhường chỗ cho khu đô thị mới. Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng?
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!
—————^^—————
Do you think it’s a good idea to demolish something that is even older than Canada?
In the plans to develop the Thu Thiem New Urban Zone in District 2, Ho Chi Minh City authorities have indicated their intention to demolish the Thu Thiem Lovers of the Holy Cross Convent and Parish Church to make way for a modern township. The convent was established in Thu Thiem in 1840, i.e. it has been there for 177 years (whereas Canada turns 150 this year). What do you think about integrating historic buildings such as these into new urban developments rather than removing them?
Please let us know your opinion!
—————^^—————
Pensez-vous que c’est une bonne idée de démolir quelque chose qui est encore plus vieux que le Canada ?
Selon ses plans de développement de la zone urbaine de Thu Thiem dans le district 2, les autorités de Hô Chi Minh Ville ont montré leur intention de démolir le couvent Amoureux de la Sainte Croix de Thu Thiem et l’église paroissiale pour faire place à la zone urbaine moderne. Le couvent a été établi à Thu Thiem en 1840, c’est-à-dire qu’il est là depuis 177 ans (alors que le Canada a 150 ans cette année). 
Que pensez-vous de l’intégration des édifices historiques tels que ceux-ci dans de nouveaux aménagements urbains plutôt que de les supprimer?
Faites-nous part de votre opinion !
h1Nguồn ảnh: Tổng LSQ Canada ở Sài Gòn

Comments

Popular posts from this blog

Mát xa tai 30 giây mỗi ngày giúp đẩy độc tố trong hệ tiêu hóa ra

Tai không chỉ để nghe mà trên tai có rất nhiều huyệt vị liên quan đến các bộ phận bên trong cơ thể. Bạn hãy dành ra 30 giây mỗi ngày để mát xa tai sẽ có tác dụng đẩy hết độc tố trong hệ tiêu hóa ra ngoài. Cơ thể không thải được độc tố, phân khô tích tụ lâu trong cơ thể sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Qua thời gian sức khỏe sẽ xấu đi, vóc dáng dễ béo, da xấu, đau dạ dày, đại tràng, thậm chí dẫn đến bị viêm và ung thư. Theo Đông y, tai cũng giống như bàn chân, được phân bố dày đặc các khu phản xạ có liên hệ mật thiết tới những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, việc kiên trì mát-xa tai, xoa tai có thể giúp tăng cường sức khoẻ và giúp da dẻ hồng hào. Mát-xa tai giúp đánh thức bộ não hoạt động nhanh nhậy hơn Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể “đánh thức” nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất t...

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày ...

Bộ tranh biếm họa về công lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới

Gunduz Agayev là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng. Chủ đề ông theo đuổi đó chính là nhân quyền và công lý.  Ông chia sẻ: "Tôi đã dành 15-16 ngày cho chủ đề này. Tôi định hình suy nghĩ và đọc những tình huống xảy ra ở các quốc qua. Những bức  tranh biếm họa  mô tả tình trạng thực tế ở các nước." Trước đây, ông đã vẽ những loạt  ảnh biếm họa  nổi tiếng, chẳng hạn như: "Thánh Selfie", "Cảnh sát toàn cầu" và "Chỉ những kẻ độc tài". 1. Nga 2. Đức 3. Iran 4. Hy Lạp 5. Trung Quốc 6. Bắc Triều Tiên 7. Syria 8. Mỹ 9. Anh 10. Thổ Nhĩ Kỳ 11. Brasil 12. Pháp 13. Azerbaijan 14. Penguinlandia Ngọc Hà - Ohay TV