Skip to main content

Hướng dẫn cách nấu phở sá sùng đặc biệt

    Sá sùng – cái tên chẳng còn xa lạ với người dân vùng biển, đặc biệt là những nơi như Quảng Ninh, Nha Trang, Côn Đảo thì lại quá quen thuộc và gần gũi. Nhưng không phải ai cũng biết về tên gọi cũng như loài động vật này. Một số người khi nhắc đến cái tên sá sùng người ta thường tự hỏi ”Sá sùng là con gì ?, ”Sá sùng như thế nào?”,  ”Sá sùng có ăn được không?”. Sở dĩ nhiều người đặt ra câu hỏi như vậy là bởi ở mỗi nơi khác nhau, người ta có cách gọi tên khác nhau, sá sùng còn có một số tên gọi khác như mồi, bi bi, địa sâm hay giun biển.
Sá sùng tươi
Sá sùng tươi
    Sá sùng là một loài hải sản sống trong các hang đá, các  bãi cát ven biển, nó nhìn qua thì giống một con giun với các vân ngang dọc cơ thể, một con sá sùng trung bình có chiều dài khoảng 5-10cm, một số loại có kích thước đặc biệt hơn thì lên tới 15-40cm, sá sùng cũng khá giống giun đất bởi nó chỉ có một đường ruột mà không hề có tim, gan, phổi.
Ngư dân đánh bắt sá sùng
Ngư dân đánh bắt sá sùng
Muốn bắt được sá sùng người ta phải đi từ sáng sớm, lúc thủy triều rút xuống để lại những lỗ nhỏ li ti trên mặt cát, ta chỉ cần theo đó đào sâu thêm một chút là sẽ thấy loài động vật này bởi sá sùng là loài ăn đêm, thức ăn chủ yếu của chúng chính là những sinh vật phù du trong nước biển.
Trước kia sá sùng là một trong những món ăn được tiến vua và cống quan bởi giá trị dinh dưỡng của nó khá lớn, ngon và là một bài thuốc quý. Có lẽ cũng vì vậy mà hiện nay, mặc dù không còn những tục lệ cống tiến nhưng phải là những gia đình có điều kiện mới có cơ hội thưởng thức được món ăn này. Cụ thể ra mà nói thì trong sá sùng có các dưỡng chất như acid amin, alanine, glutamin, succinic… cùng rất nhiều các dưỡng chất khác. Có lẽ cũng bởi vậy mà hiện nay, giá thành của 1kg sá sùng khô tương đương với một chỉ vàng và ta thường hay thấy nó góp mặt trong danh sách thực đơn của các nhà hàng.
Sá sùng khô
Sá sùng khô
Trước kia khi chưa có đa dạng các loại gia vị như bậy giờ, người ta thường dùng sá sùng làm nước phở và thường nói: ”Sá sùng chính là linh hồn của nước phở”. Sá sùng vừa giòn, mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon, chính những điều này đã khiến nước phở ngon ngọt tự nhiên mà không cần cho quá nhiều xương. Nếu bạn có dịp đi qua những nơi có bán đặc sản sá sùng, hãy ghé lại mua một ít, chỉ cần một ít thôi mang về, nếu biết cách chế biến sá sùng thì sẽ có ngay những bát phở thơm ngon cho gia đình. Nếu bạn chưa biết, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua cách làm nước phở sá sùng như thế nào để vừa ngon vừa ngọt và mãi không quên được.
 *Nguyên liệu cần chuẩn bị: 
+ 2 lạng sá sùng
+ Xương bò 1kg hoặc 1 đuôi bò
+ 1 kg thịt bò
+ 1 củ gừng
+ 3 củ hành hương
+ 5 cánh hồi
+ 1 miếng quế
+ 1 thảo quả
+ Nước mắm, gia vị
+ 3kg phở
+ Rau thơm, hành hoa
+ Hạt tiêu, ớt, chanh
   * Cách chế biến
+ Đuôi bò đem lọc da, chặt khúc chừng 2 đốt tay
+ Gừng, hành hương, cánh hồi, thảo quả đem nướng sơ qua
+ Sá sùng cắt thành đoạn nhỏ chừng 2 đốt tay, cho vào chảo đảo đều để tơi hết cát ra. Có thể lấy kéo cắt dọc theo thân để chắc chắn rằng đã loại bỏ được hết cát bên trong.
+ Thịt rửa sạch, cho nước ngập thịt rồi luộc sơ qua, vớt thịt ra rồi bỏ nước
+ Cho sá sùng, thịt bò và xương vào luộc. Nêm gia vị và nước mắm đợt đầu sao cho hợp khẩu vị của bạn. Cho lửa to, đợi đến khi nước sôi rồi cho  hồi, quế, thảo quả, hành hương, gừng vào nồi nước.
+ Tùy theo kích cỡ của miếng thịt mà thời lượng đun khác nhau, đun thịt đến khi thịt mềm rồi vớt ra, đem thái mỏng.
+ Lần lượt vớt hồi, quế, rau mùi ra
+ Tiếp tục ninh xương bò/ đuôi bò cho nhừ tử ra, khi xương và sá sùng ra hết chất thì nêm lại gia vị lần nữa cho vừa rồi vặn nhỏ lửa.
+ Phở đem trần qua, tráng bát qua nước sôi
+ Cho phở vào bát, xếp thịt chín thái mỏng đều lên phía trên, rải hành cùng rau mùi rồi chan nước dùng vào bát
+ Rắc hạt tiêu, cho ớt, cho chanh vào để tạo hương vị, nên ăn khi còn nóng.
Sá sùng được dùng làm nước phở
Sá sùng được dùng làm nước phở
Vậy là các công đoạn để nấu một nồi nước phở đã xong, các bạn hãy tham khảo cách làm trên đây để khi nào có dịp có thể dùng được tuyệt chiêu này nhé. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng sá sùng nhiều nên lượng đánh bắt bừa bãi dẫn đến số lượng sá sùng ngày càng giảm nên việc tạo ra những sản phẩm sá sùng nhái, kém chất lượng ngày càng tăng. Khi đi mua sá sùng ở Hà Nội, bạn nên cẩn thận trong việc chọn để tránh chọn phải những con có chứa nhiều phẩm màu hay chất lượng kém. Tốt nhất là bạn nên tới những nơi có đặc sản sá sùng nổi tiếng Quảng Ninh, huyện Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh đã nổi tiếng trước nay về sá sùng. Sá sùng ở đây vừa béo vừa ngon sẽ không làm bạn thất vọng. Sá sùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch muốn quay trở về đây một lần nữa. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa đi được Hạ Long rồi lại có cơ hội thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Nó thực sự xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.

https://sasung.com.vn/cam-nang-nau-nuong/huong-dan-cach-nau-pho-sa-sung-dac-biet/

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b