Skip to main content

Thế Giới Hậu Wuhanvirus

Mỗi khi thế giới gặp một cú sốc lớn thì sẽ thay đổi. Một số hệ tư tưởng đi lên giành chỗ các hệ tư tưởng cũ. Một số quốc gia đi lên và một số quốc gia đi xuống. Một số công ty phát triển và một số công ty sẽ suy tàn. Một số người sẽ nổi lên và một số người sẽ thất thế.
Ví dụ: sau thế chiến thứ hai thì hệ thống thuộc địa sụp đổ, các đế quốc cũ yếu đi, Mỹ nổi lên thành cường quốc, quốc tế cộng sản lan rộng ra ½ thế giới. Sự ra đời của Internet làm cho các công ty bán lẻ truyền thống lao đao và các công ty bán hàng qua mạng như Amazon trở nên lớn mạnh.
cororavirus
Tất nhiên, khi Wuhanvirus qua đi (hoặc bị kiềm chế), sẽ có nhiều chuyển biến lớn xảy ra trên thế giới. Việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều thế lực. Và thế lực nào sắp mất đi lợi thế sẽ làm mọi cách để cản trở sự thay đổi đó, bằng mọi giá.
Một điều có thể thấy trước mắt là các quốc gia sẽ co cụm lại, đưa các hoạt động kinh tế về nội địa nhiều hơn. Điều này sẽ làm thiệt hại nhiều đến các thế lực hưởng lợi từ toàn cầu hoá. Và đương nhiên, họ sẽ chống lại sự thay đổi này. Và cuộc chiến chống lại thay đổi đã bắt đầu.
Hãy lấy một bài viết của Yuval Harari làm ví dụ. Trong bài “Hậu coronavirus, thế giới của chúng ta sẽ ra sao?” đăng trên Financial Times (các bạn có thể đọc bản dịch ở đây), bằng các kiểu nguỵ biện lắc léo, ông đã đổ hết lỗi lên đầu Trump để biện hộ rằng, tác hại của dịch Vũ Hán không phải do toàn cầu hoá. Tôi sẽ liệt kê các nguỵ biện trong phân đoạn cuối của bài viết ra đây:
“Trong các đợt khủng hoảng toàn cầu trước đây, như lần khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đợt dịch bệnh Ebola năm 2014 – Mỹ đã thực hiện vai trò của một thống soái. Tuy nhiên lần này, chính phủ Mỹ đã lựa chọn quẳng gánh lo đi và khư khư ôm lấy “sự tuyệt vời của nước Mỹ”, bỏ mặc tương lai của nhân loại. Mỹ đã lựa chọn nước cờ bỏ rơi cả những đồng minh thân thiết của mình. Khi Mỹ cấm tất cả các thể loại nhập cảnh của các nước EU, họ thậm chí không buồn đánh tiếng cho EU biết về quyết định này chứ đừng nói tới việc lịch sự tham khảo ý kiến của đối phương về quyết định mạnh bạo của mình. Mỹ thậm chí còn khiến Đức hoảng hồn khi đưa ra “cơ hội” được sở hữu độc quyền vắc xin Covid-19 mới từ một công ty dược phẩm ở Đức với giá 1 tỉ đô. Cho dù cuối cùng chính quyền Mỹ có trở lại và hô hào về một chiến lược phản ứng toàn cầu, chắc sẽ có rất ít ai chịu phục tùng một vị lãnh đạo không bao giờ biết chịu trách nhiệm, nhận ra lỗi sai của mình, một kẻ chỉ biết vơ vét hào quang về mình và đổ lỗi cho người khác.”
  • Sao lại so sánh lần này với Ebola năm 2014 mà không so sánh với H1N1 năm 2009? Đây là nguỵ biện kiểu cherry pick. Vụ H1N1 năm 2009, Obama không làm gì, để mọi người đi lại tự do, làm cho 60 triệu người Mỹ bị nhiễm và 12 ngàn người Mỹ chết trong 1 năm. CDC ước tính toàn thế giới có nửa triệu người chết vì H1N1 trong năm đó. Vì đó là cái chết do Obama và toàn cầu hoá nên Harari “bỏ quên”.
  • Vụ Ebola 2014 thành công là do West Africa minh bạch thông tin ngay từ đầu, cho các tổ chứ y tế vào chặn dịch. Vụ Vũ Hán toang như thế này là do China bưng bít thông tin và không cho các nước vào ngăn dịch. Liên quan gì đến Mỹ hay vai trò lãnh đạo của Mỹ?
  • Thực tế là Mỹ đã nỗ lực đóng vai trò lãnh đạo thế giới trong vụ này nhưng không nước nào hợp tác vì quá ích kỷ lo cho bản thân một cách ngu dốt. Mỹ muốn đưa chuyên gia vào Vũ Hán ngay từ đầu, nhưng China nhất định không cho vì muốn bưng bít thông tin. Không chặn dịch được ở ground zero, bắt buộc Mỹ phải đóng cửa với China. Nếu các nước làm theo Mỹ vụ này ngay từ đầu, đóng cửa với China, bây giờ mọi chuyện đã khác. Bây giờ ai cũng phải đóng cửa theo Mỹ nhưng đã quá trễ. Đằng nào cũng phải đóng cửa, sao không chịu nghe theo Mỹ đóng cửa sớm? Tại vì tham! China không muốn ảnh hưởng kinh tế nên phản đối đóng cửa, tung tin giả làm cho các nước khác không làm theo Mỹ. Châu Âu và Hàn vì tham nên bất chấp mở cửa cho dịch tràn vô. Đến khi dịch vô mới biết bị China lừa thì đã quá muộn. Khi dịch lây lan tùm lum, Mỹ bắt buộc phải đóng cửa hết. Tuy nhiên Mỹ vẫn viện trợ hơn 700 triệu đô cho các nước khác chống dịch. Vụ này mà nói do Mỹ thì thật là tráo trở! Các bạn có thấy cái hợp tác xã nào trên 10 người mà thành công chưa? Toàn cầu hoá là cái hợp tác xã 7 tỷ người!
  • Hiện giờ Mỹ vẫn đóng vai trò lãnh đạo trong việc làm ra thuốc và vaccine. Trump đã gọi tất cả các công ty dược và sinh học có khả năng đến họp trong nhà trắng để tạo ra cơ chế hợp tác. Trong đó các công ty Mỹ vẫn đang dẫn đầu về thuốc và cả vaccine.
  • Việc Trump đòi mua Curevac của Đức là một fake news hạ cấp. Công ty của Mỹ, Moderna, đã thử nghiệm vaccine mRNA trên người. Dự kiến cuối tháng sẽ có một công ty nữa của Mỹ, Inovio, thử nghiệm mẫu vaccine DNA trên người. Curevac đã chính thức phủ nhận tin đồn của fake news trên báo Đức báo Mỹ. Thật ra Curevac chưa làm ra được vaccine để thử nghiệm. Chưa thử nghiệm trên thú vật nữa làm sao thử nghiệm trên người? Có 1 bài báo Đức nói đã thử nghiệm có kết quả tốt. Mình nhấn vào link đọc thì là kết quả thử nghiệm vaccine bệnh … dại… của Curevac Thiệt là! Vaccine bệnh dại không xài cho virus Vũ Hán được nhé, nhé! Các công ty Mỹ đi trước Curevac rất xa rồi. Hơn nữa, hiện nay nước Mỹ gánh phần lớn chi phí R&D cho y tế thế giới (gần 60%), nhưng 1 viên thuốc ở Mỹ mắc gấp mấy lần viên thuốc y như vậy ở Canada. Ở VN hay Tàu còn rẻ hơn nữa. Tại sao? Tại vì các công ty dược nắm kẻ có tóc. Túm lại là thế này, thuốc men trên thế giới đang được dân Mỹ trợ giá. Chi phí R&D nằm phần lớn trong giá thuốc ở Mỹ. Giá thuốc ở các nước khác chỉ tính chi phí sản xuất thôi, rất ít chi phí R&D. Cái này chứng tỏ Harari viết ra một điều mà ông ta chẳng có hiểu biết gì hết. Hay là biết mà cố tình lừa người đọc?
  • Việc nói Trump là “một vị lãnh đạo không bao giờ biết chịu trách nhiệm, nhận ra lỗi sai của mình, một kẻ chỉ biết vơ vét hào quang về mình và đổ lỗi cho người khác” là một lời nói dối trắng trợn giống như các tờ báo lá cải. Tôi nghe Trump họp báo hằng ngày trên TV. Ông luôn ca ngợi các cộng sự, các lãnh đạo địa phương kể cả thống đốc bang New York và California (những người trước đây chỉ trích Trump nhiều nhất), các công ty, nhân dân Mỹ, nhân dân và nhà nước các quốc gia khác, kể cả Tập và China, trong việc nỗ lực chống dịch.
Cái nguy hiểm của Harari là nửa đầu bài viết rất hay, rất hợp tình hợp lý. Sau khi mọi người bắt đầu tin tưởng rồi thì ông tung ra một đống nguỵ biện và dối trá. Vấn đề là, tại sao phải làm như vậy? Vì chủ nghĩa toàn cầu hoá đang lâm nguy. Các ông chủ hưởng lợi từ toàn cầu hoá đang sắp mất nhiều lợi ích. Nhưng đó là một câu chuyện dài, khi có thời gian tôi sẽ viết hầu các bạn. Tạm thời các bạn có thể tự suy nghĩ, nếu Mỹ rút hết sản xuất về Bắc Mỹ thì ai thiệt hại nhất?
Nếu bạn thích đọc những bài thế này thì vui lòng Like và Follow Facebook này hoặc đăng ký email ở đây để nhận thông báo về những bài viết mới.

https://ngahodac.com/the-gioi-hau-wuhanvirus/?fbclid=IwAR1I4XFh3PxPcjNb7y0uaJuCpHOVScUjkNcyeV-ICJ543jybUECh7CO7CZo

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b