Skip to main content

Gia đình Mỹ-Việt bán Pizza ở Lạc Dương, Đà Lạt

ĐÀ LẠT (NV) Trong tình trạng ham thích một cách hỗn độn các loại ẩm thực du nhập từ Âu Mỹ ở Việt Nam hiện nay, đến người Sài Gòn cũng cảm thấy bất ngờ khi biết rằng ở kề bên ngọn núi Lang Bian, thị trấn Lạc Dương heo hút lại có một lò bánh pizza đúng khẩu vị Mỹ gốc Ý.


Gia đình Mỹ-Việt mở lò bánh pizza ở thị trấn Lạc Dương- Đà Lạt.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Khi ông chủ làng du lịch Cù Lần, Văn Tuấn Anh nói rằng sẽ mời chúng tôi ăn trưa bằng bánh pizza, chúng tôi tưởng mình nghe lầm, có người còn cho rằng chắc là món bánh xèo miền Trung thay tên đổi họ cho thêm phần vui lạ.

Nhưng khi cô gái người K' Ho tên là RoLăn đưa chúng tôi đi dọc theo con đường lớn của thị trấn, trước mặt chúng tôi cái lò bánh pizza hiện ra với hình dáng không khác gì mọi cái quán hủ tiếu hay bún bò.

Giữa trưa, trong cái nắng nhưng lạnh của xứ Lạc Dương-Đà Lạt, lò bánh pizza không có một người khách nào. Phải một lúc sau người phụ nữ trung niên mặc tạp đề đầu bếp mới bước ra chào khách từ trong cái nhà lợp tôn có từ thời Đà Lạt trước 1975.

Chúng tôi chưa kịp biết bà là chủ hay chỉ là người thợ làm bánh thì đã bị cái bếp nướng bánh pizza xây bằng gạch thô, ống khói làm bằng mấy miếng tôn thiếc hút mất cái nhìn.



Bánh pizza được làm từ các nguyên liêu tươi sạch của cao nguyên
Đà Lạt. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là nguyên cái đầu trâu treo trang trí ngay trên lò bánh rất ư đúng kiểu quán trong một thị trấn của phim cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ.

Cả đoàn chúng tôi ngồi vào cái bàn được làm bằng miếng gỗ thông thô. Người đàn bà nướng bánh không nói không rằng gì với khách, bà tiếp tục làm cái việc nhồi bột bánh. Khi miếng bánh pizza với đầy đủ các phụ phẩm cần thiết, bà tiến lại mở cửa lò nướng bánh, lúc đó bà mới hỏi bằng giọng của người xứ Quảng. “Các anh mua mấy cái?”

Chúng tôi nhìn ánh lửa củi bừng cháy khi gió lùa vào trong lò, không cần tốn công sức thổi lửa cực nhọc thì đoán biết người xây lò nướng bánh này đúng là tay làm bánh có hạng.
Một lúc sau, chúng tôi được dịp tiếp xúc với ông chủ lò bánh. Người đàn ông trung niên này là một công dân Hoa Kỳ chính hiệu. Ông tên James Reelick, sinh ra và lớn lên ở Connecticut.

Ông cho biết, ông học ngành thảo mộc, ở Mỹ ông làm việc trong một công ty trồng hoa của gia đình. Ông đến Đà Lạt năm 2007 và chọn gắn bó với núi rừng Lang Bian-Lạc Dương từ đó.



Có không một ngày nào đó nông dân Lạc Dương ăn bánh pizza
của ông Mỹ thay cơm? (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Khi được hỏi vì sao ông đưa một thứ bánh đặc thù văn hóa Âu Mỹ đến một cái nơi mà món bánh mì du nhập có tuổi hơn trăm năm còn “khó sống” cạnh tranh bún, cơm và rau. Ông thành thật cho biết. Để tồn tại ở cao nguyên Lâm Viên tuyệt đẹp này, ông đã làm nhiều nghề nhưng khi rơi vào thế bí thì cái lò bánh pizza này lại cứu ông.

Người dân ở Lạc Dương gọi ông với cái tên thân mật là ông Tây Pizza. Ông giới thiệu cho chúng tôi biết người thợ phụ đang nướng bánh là vợ ông, một người phụ nữ quê Quảng Nam, bà có 2 đứa con riêng và hiện giờ có chung với ông một bé gái ba tuổi.

Ông cho biết, ông hiểu “hoàn cảnh khó” của cái bánh pizza rất Mỹ khi xuất hiện ở thị trấn miền núi này và ông cũng không ngờ sức sống của cái bánh pizza này lại vượt qua mọi trở ngại về văn hóa, chính trị... để trở thành quen thuộc với người dân Lạc Dương, khách du lịch và các du khách nước ngoài đến thành phố Đà Lạt.



Cái lò nướng bánh pizza trang trí đầu trâu cũng ra phong cách
miền Viễn Tây Mỹ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Hiện tại nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình Mỹ-Việt của ông là lò bánh pizza và trong ông đang ấp ủ một số dự án du lịch nghỉ dưỡng khác mà ông tin rằng sẽ góp phần biến Lạc Dương- Đà Lạt thành một thị trấn đa văn hóa, bởi không đâu ở Việt Nam có phong cách văn hóa Tây phương bằng Đà Lạt.

Chúng tôi được mời ăn bánh, miếng bánh được nướng và cắt ngay trên một miếng gạch tàu của người Việt. Người đàn bà Việt được chồng Mỹ truyền nghề làm bánh pizza này tuy ít nói nhưng vẫn hỏi chúng tôi cho ra cái điều mà chị thắc mắc rằng: Bánh chị làm có ngon không, so với pizza ở Sài Gòn có bằng không?”

Chúng tôi trả lời cho chị yên lòng là bánh rất ngon. Rồi chị phân bua, trong các loại nguyên liệu làm bánh chỉ trừ dầu ô liu là đồ nhập, mọi thứ khác như cà chua, trứng, thịt, hải sản đều được chọn từ nguyên liệu tươi sạch của Đà Lạt.

Đoàn chúng tôi 6 người, ăn tất cả 3 cái bánh pizza của ông Tây, cảm giác lạ miệng, no; và rõ ràng thật thú vị khi nghĩ tới viễn cảnh một ngày nào đó các nông dân Đà Lạt gốc Bắc-Trung-Nam cùng bà con người dân tộc thiểu số ở vùng núi Lang Bian, Lạc Dương này mà chọn ăn bữa trưa bằng thức ăn nhanh pizza Mỹ.

Trần Tiến Dũng/Người Việt

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...