Skip to main content

Bộ Tứ

Thuy Trang Nguyen's photo.















PHẢN BIỆN NHÀ BÁO OSIN HUY ĐỨC - TRƯỜNG HỢP CUNG ĐÌNH

Theo tin từ nhà báo Huy Đức đưa lên Facebook hôm nay thấy một lập luận rất kém mà có nhiều người lại vỗ tay "khen hay".
Khi nói về Nguyễn Tấn Dũng thì Huy Đức kết luận:
“Không nên rủi ro một quốc gia bằng cách đặt cược sinh mệnh của quốc gia đó vào tay một cá nhân vì nghĩ ông ta là một nhà độc tài anh minh. Bởi, nếu ông ta không anh minh chúng ta sẽ tốn nhiều máu xương hơn để đòi lại”
Trường hợp dễ hiểu là nếu Nguyễn Tấn Dũng không làm Tổng Bí Thư thì Nguyễn Phú Trọng hoặc Nguyễn Sinh Hùng sẽ vào chức vụ nầy.
Một điều mà không ai mong đợi Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một người "anh minh" như Huy Đức đề cập. Trong chúng ta chắc chắn ai cũng biết rõ Nguyễn Tấn Dũng là một tay tham ô, là một nhóm lợi ích gia đình trị.
Nhiều người CHỌN Nguyễn Tấn Dũng vì "không có chó bắt mèo ăn cứt", giữa 2 thằng, một đứa lưu manh bám đít Tập Cận Bình như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng thì dĩ nhiên Dũng sẽ sáng giá hơn.
Huy Đức cho rằng: "Bởi, nếu ông ta không anh minh chúng ta sẽ tốn nhiều máu xương hơn để đòi lại"!
Điều nầy chắc chắn là không đúng vì Dũng đã ăn quá nhiều, Dũng tranh giành chức vụ TBT vì Dũng sợ phe cánh Trung Quốc hãm hại gia đình ông khi Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền.
Nguyễn Tấn Dũng CHƯA BAO GIỜ là một người "Anh Minh" cả, do đó không thể có chuyện sau nầy Dũng sẽ trở thành "Không Anh Minh" ... và dân ta phải "tốn nhiều xương máu để đòi lại"!
Nếu nhân dân ta "tốn xương máu để đòi lại" chức vụ TBT của Nguyễn Tấn Dũng thì không lẽ khi Nguyễn Phú Trọng lên ngôi thì nhân dân chúng ta "KHÔNG tốn xương máu để đòi" hay sao?
Nếu phe cánh Trung Quốc CẮM SÂU vào guồng máy chính quyền CSVN thì có thể NGUY HIỂM hơn gấp trăm lần thằng tham ô như Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền.
"Nếu mất tiền, mất bạc thì chúng ta có thể làm lại để có được, nhưng nếu mất nước là sẽ MẤT TẤT CẢ", do đó những gì Huy Đức kết luận là NGỤY BIỆN hết sức rẻ tiền mà tiếc thay nhiều người không đọc kỹ lại khen đáo, khen để một bài viết hay!.
Bất cứ tên CS nào lên thì nhân dân chúng ta cũng sẽ THUA CẢ, nhưng giữa hai thằng XẤU thì chúng ta mong thằng ÍT XẤU hơn thắng, hơn nữa phe Nguyễn Phú Trọng lên lãnh đạo thì nguy cơ "mất nước", còn Nguyễn Tấn Dũng lên chắc chắn chúng ta sẽ mất tiền.


Nguyễn Thùy Trang

Bộ Tứ

14catra“Bộ Tứ” sẽ chính thức được quyết định vào đầu tuần tới. Xin chưa đề cập đến các vị trí khác. Chỉ mong các bạn đừng quá thất vọng nếu ông Nguyễn Phú Trọng thì ở lại mà ông Nguyễn Tấn Dũng lại ra đi.
Ông Trọng đã làm mỏi mệt chúng ta bởi những tuyên bố rất lỗi thời. Nhưng, cũng như các tổng bí thư khác, người đứng đầu đảng cộng sản làm sao có thể tuyên bố từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho dù trong số các tổng bí thư gần đây ông là người thuộc lòng cái “lý luận” ấy nhất, lẽ ra, ông chỉ nên nói điều đấy trước các đồng chí của ông trong Đảng.
Ông Trọng, rất tiếc đã “buông lá cờ cải cách”. Ở Đại hội XI, khi đa số biểu quyết bỏ “Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu” (đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội viết trong Cương lĩnh 1991), ông ở phái thiểu số, hứa sẽ “phục tùng đa số”. Nhưng ông vẫn đưa “quốc doanh chủ đạo” vào Hiến pháp và không đa sở hữu hóa đất đai.
Nhưng khác với những gì dân mạng mắng mỏ, ông Trọng đã rất khôn ngoan trong đối ngoại (trừ phát biểu ở Cuba mà có lẽ ông tưởng là ở nhà – và, ông sẽ khôn ngoan hơn nhiều nếu sau những thành tựu rất đáng ghi nhận, bao gồm cả việc loại bỏ [nếu thành công] một nhà độc tài, tham nhũng, ông nên vui thú điền viên, tiếp tục sống cuộc đời thanh bạch).
Khi tôi hỏi về các chuyến thăm Hà Nội – Bắc Kinh và ngược lại, Đại sứ của một nước EU nói: “Việt Nam hiểu Trung Quốc”. Còn các nhà ngoại giao phương Tây mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, không có phe thân Mỹ hay thân Tàu trong các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ tin là chính sách ngoại giao sẽ vẫn như thế bất luận ai lên, ai xuống.
Tôi phải nói với các bạn “thích Mỹ” rằng, nếu giờ đây Hà Nội đối đầu với Bắc Kinh, “nhất biên đảo” với Washington, Obama sẽ cuống lên ngay vì… khó xử.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 vào biển Đông. Ông Trọng cho nhóm họp BCT ngay và đưa ra những kết luận và nguyên tắc ứng xử rất rõ ràng. Sinh thời, ông Võ Văn Kiệt vài lần gặp tổng bí thư Nông Đức Mạnh yêu cầu BCT đưa ra bộ nguyên tắc này nhưng ông Mạnh đã không làm.
Giàn khoan 981 đã xuất hiện ở biển Đông như một đường banh chạy qua khung thành đối phương khi “cầu thủ” Nguyễn Tấn Dũng đang đứng ở vị trí dễ dàng nhất để “sút”. Chính trị là một vai diễn. Trong sân khấu đơn điệu này, Nguyễn Tấn Dũng không có đối thủ.
Ba tuần sau đó, Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm Philippine và ông đã rất xuất sắc khi đưa ra khái niệm “không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng lấy tình hữu nghị viển vông”.
Tuy thoát hiểm sau vụ Vinashin, Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với uy tín xuống chưa từng có. Kể từ sau kiểm điểm Hội nghị Trung ương 4 và đặc biệt là sau khi thoát án kỷ luật, ông đã bám rất chặt vào “lá bài chủ quyền”.
Nhưng, những người quan sát trực tiếp biết rõ, khi rời những tờ giấy viết sẵn, Nguyễn Tấn Dũng ngay lập tức trở lại với trình độ của mình.
Tại diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La 31-5-2013), trong bài phát biểu nói về “niềm tin chiến lược”, Nguyễn Tấn Dũng có đề cập mơ hồ tới những hành động áp đặt trên biển Đông mang tính cường quyền. Trong phần đặt câu hỏi, một nữ quân nhân Trung Quốc đề nghị ông chỉ ra những hành động “cường quyền” đó đến từ đâu, Thủ tướng Dũng đã đực ra không tìm được một từ đáp trả.
Cũng tại Shangri-La, khi được một học giả Philippine đặt câu hỏi, Việt Nam có cùng Philippine kiện Trung Quốc ra tòa không, ông Dũng cũng chỉ trả lời ấp úng. Một nhà báo Việt Nam hoạt động nhiều năm trong khối ASEAN nói: “Trong các cuộc tiếp xúc thượng đỉnh, là người Việt Nam, tôi rất xấu hổ khi trong giờ giải lao trong khi thủ tướng Lào, Thái, CPC… tả xung hữu đột, Thủ tướng Việt Nam chẳng biết bắt chuyện với ai dù có phiên dịch ngay bên cạnh”.
Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu có thể xây dựng lực lượng, thâu tóm quyền lực từ khi làm thứ trưởng Bộ Nội Vụ (1994 – Công An hiện nay) và đặc biệt, đã từng làm ủy viên thường vụ BCT trước cả Nông Đức Mạnh và Phan Văn Khải (7-1996).
Trong tất cả các đời thủ tướng của chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều quyền lực nhất. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận tâm sử dụng quyền lực đó cho quyền lợi quốc gia.
Khi ngành Dầu khí bổ nhiệm con trai làm Phó tổng giám đốc OSC, ông Võ Văn Kiệt đã cho thu hồi ngay quyết định. Khi chuẩn bị làm thủ tướng ông Phan Văn Khải cũng yêu cầu con trai rời khỏi các công ty tư nhân. Tôi không dám khẳng định có ai trong sạch trong thể chế này. Nhưng “người quân tử đi qua ruộng dưa không buộc dây giày”. Khi đương chức, những người tiền nhiệm của ông Dũng đã đều có ý thức giữ gìn rất rõ.
Thời gian vẫn còn để ông Dũng lật ngược thế cờ. Nhiều người lấy tỉ lệ phiếu Trung ương ở lần xét kỷ luật ông hay ở lần gạch tên ông Nguyễn Bá Thanh để phán đoán. Điều này hoàn toàn vẫn có thể xảy ra trong tuần sau. Nhưng phiếu của Trung ương hiện nay rất khác với hai lần trước.
Việc các ủy viên TƯ không bầu cho ông Nguyễn Bá Thanh – như tôi đã viết – là do ông khi chưa ấm chỗ ở Ba Đình đã dọa bắt với hốt. Các ủy viên TƯ cũng không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì mức kỷ luật mà BCT đưa ra chỉ là “khiển trách”, có nghĩa, dù bị kỷ luật, theo Điều lệ, ông Dũng vẫn tại vị và tái cử. Không ai dám làm nhục một kẻ vẫn ngồi trên đầu họ, đang nắm kho thóc và đại đao.
Ông Dũng có rất nhiều người bỏ phiếu cho ông trước đây vì đơn giản, trong số các nhân vật trong bộ Tứ, ông có quá nhiều gót chân A-sin. Người ta bỏ phiếu bầu cho ông như giữ một con tin. Số phận của ông ở Trung ương 14 sẽ được quyết định ở chỗ họ còn tiếp tục nắm quyền lực thông qua con tin hay tự tay làm lấy.
Cuối cùng là một “đảo chính cung đình” diễn ra trong đại hội.
Nhiều người hy vọng Nguyễn Tấn Dũng ngồi lại để “làm sụp cái thể chế này”. Tôi nhìn thấy một khả năng đen tối hơn đó là sự chiếm đoạt thể chế cho một kế hoạch lâu dài mang tính cha truyền con nối.
Tôi mong những dự đoán bi quan này của tôi là sai.
Tất nhiên, cho dù chúng ta “dồn phiếu ảo” cho ai. Chúng ta không có bất cứ một vai trò nào cả. Và, tất nhiên, cho dù, chúng ta bị đặt ra ngoài cuộc chơi, trước mắt, số phận của đất nước này vẫn nằm trong tay người thắng cuộc trong cuộc chơi của họ.
“Hào kiệt thời nào cũng có” nhưng hào kiệt làm sao có thể xuất hiện trong một môi trường chính trị không minh bạch. Cho nên, nếu chúng ta muốn tìm hào kiệt, chúng ta phải góp tay xây dựng dân chủ. Trên con đường đi tới dân chủ đó, thay vì sợ hãi, thỏa hiệp với những tên bạo chúa, độc tài, chúng ta phải góp phần để loại bỏ độc tài, bạo chúa.
Đừng vì quá mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà độc tài vì nghĩ ông ta dám phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt.
Không nên rủi ro một quốc gia bằng cách đặt cược sinh mệnh của quốc gia đó vào tay một cá nhân vì nghĩ ông ta là một nhà độc tài anh minh. Bởi, nếu ông ta không anh minh chúng ta sẽ tốn nhiều máu xương hơn để đòi lại.
“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton). Dân chủ chỉ là cách phân chia quyền lực để hạn chế sự tha hóa của những kẻ cầm quyền. Dân chủ không phải là sản phẩm độc quyền của phương Tây dù nó bắt đầu ở phương Tây.
Cũng như internet – không phải được phát minh ở phương Đông nhưng vẫn rất được chúng ta hoan nghênh và đang làm thay đổi xã hội phương Đông.
Mưu cầu dân chủ không chỉ là công việc của những nhà đấu tranh, những người anh hùng, mà còn là của chúng ta, bằng chính những nỗ lực hàng ngày: tẩy chay cái ác, cái xấu; đồng cảm, lên tiếng khi có thể để bảo vệ những người lương thiện.
Dân chủ không phải là thứ được ban phát bởi những tên bạo chúa đã vơ vét cho đến khi thừa mứa. Dân chủ đòi hỏi chúng ta, trước hết, phải bước ra khỏi sự sợ hãi; dũng cảm nhưng không nên liều lĩnh, vội vàng.
Theo Facebook Huy Đức- Trương Huy San

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b