Skip to main content

Đũa dùng 1 lần của Việt Nam có chất phá hủy phổi, dạ dày và tuyến tụy

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩmĐài Loan phát hiện đũa dùng 1 lần của Việt Nam có chứa chất độc hại và yêu cầu thu hồi toàn bộ trước ngày 15/1.
Báo Vn tin nhanh dẫn nguồn Taipei Times cho biết, FDA Đài Loan mới đây đã thu 250 mẫu đũa tại 170 cửa hàng lớn nhỏ buôn bán các bộ đồ ăn dùng 1 lần, phát hiện có 1 mẫu chứa chất biphenyl và 3 mẫu khác có chứa chất hydrogen peroxide.
Mẫu đũa dùng 1 lần nhập khẩu từ Việt Nam chứa chất độc hại. Ảnh minh họa
Theo ông Liu Fang Ming - Giám đốc Trung Tâm phía Nam của FDA Đài Loan, đây là 2 chất tẩy trắng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Việc tiếp xúc với hai loại chất này có thể gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe người dùng. Đặc biệt, biphenyl có nguy cơ tiềm ẩn là phá hủy phổi, dạ dày và tuyến tụy, phơi nhiễm với liều lượng thấp trong thời gian ngắn có thể gây trở ngại tới chức năng gan và tuyến giáp, tiếp xúc lâu dài nguy cơ dẫn đến ung thư gan và các khối u ác tính.
Theo số liệu thống kê trong 5 năm gần đây, “mỗi năm, cả nước nhập khẩu khoảng 25.000 tới 30.000 tấn đũa dùng 1 lần, trong đó khoảng 86% số đũa dùng 1 lần được nhập khẩu từ Trung Quốc, 12% từ Việt Nam, 1,8% từ Indonesia và phần còn lại từ nhiều quốc gia khác", Tiến Sĩ Yang Chien Hui - Quan chức chuyên môn của Đài Loan chia sẻ. Bà Yang cũng cho biết cả 4 mẫu sản phẩm cảnh báo ở trên đều thuộc một lô hàng nhập từ Việt Nam với tổng số khoảng 17 tấn đũa dùng 1 lần và chính quyền đang kêu gọi thu hồi số đũa này để tiêu hủy.
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, 4 công ty nhập khẩu và phân phối chính số đũa này bị yêu cầu thu hồi toàn bộ sản phẩm trước ngày 15/1, nếu không sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 30.000 Đài tệ - 3.000.000 Đài tệ (Khoảng 20 triệu VNĐ – 200 triệu VNĐ).
“Nếu cần thiết phải sử dụng đũa dùng 1 lần, mọi người nên cẩn thận xem xét và ngửi đũa trước khi dùng. Tránh dùng những chiếc đũa quá trắng hoặc có mùi chua, bởi chúng có thể chứa quá nhiều chất làm trắng” - Bà Yang khuyến cáo.
Tại Việt Nam, loại đũa dùng 1 lần được sử dụng vô cùng phổ biến từ quán ăn đến nhà hàng. Sự nguy hại của chúng cũng từng được các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Hà Nội cảnh báo qua số ca ngộ độc cấp tính ngày càng tăng do hóa chất không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, "hiện ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn chất lượng đối với loại đũa dùng một lần, có chăng chỉ chung chung như không bẩn, không nhiễm khuẩn. Trên thực tế, những tiêu chuẩn ấy chưa thể giúp nhận biết chính xác độ vệ sinh của sản phẩm", ông Lê Văn Cường - Cán bộ Cục Quản lý thị trường (Sở Công thương TP. HCM) cho biết.
Thanh Yến (T/h)

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b