Skip to main content

Vụ xử và hoãn xử Ba Sàm có móc xích với đại hội 12?


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Một khi cuộc xung đột quyền lực trong đảng lao nhanh đến vực thẳm, mọi thủ đoạn dưới đáy có thể được lôi ra để loại trừ nhau.
Nhưng những diễn biến bất ngờ và khó đoán định không chỉ liên quan mật thiết với “công tác nhân sự” Đại hội XII của đảng cầm quyền, mà còn khiến giới dân chủ nhân quyền bị vạ lây.
Song “vạ lây” vẫn còn là quá khiêm nhường. Từ quý 4 năm 2015 và sau khi bầu không khí quan hệ Việt – Mỹ bớt phấn khích, đặc trưng “dùng nhân quyền đối ngoại” dần chuyển sang đặc thù “dùng nhân quyền đối nội”. Bắt đầu phát sinh hiện tượng giới bất đồng chính kiến bị hiến tế cho những mưu đồ chặt chém nhau trong giới cầm quyền.
Trường hợp blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có thể được xem là một thí dụ điển hình.
Sợ dân chủ hay ‘phá đại hội’?
Chỉ vài ngày sau khi gửi thông báo phiên xử vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cho các luật sư bào chữa về phiên xử sẽ được diễn ra ngày 19/1/2016, Tòa án nhân dân Hà Nội bất ngờ thông báo hoãn phiên tòa này mà chẳng cần xác định ngày nào sẽ xử lại.
Thời điểm thông báo về hoãn xử trên lại trùng với ngày kết thúc Hội nghị Trung ương 14 – ngày 13/1/2016.
Có thể nói, đây là một trường hợp khá hy hữu và lập tức gây ra mối nghi ngờ rộng khắp: phải chăng chính quyền Hà Nội lo sợ vụ xử án sẽ bị giới dân chủ và quốc tế phản ứng mạnh nên đã phải hoãn lại?
Nhưng chỉ mới một tuần trước đó, hai đơn vị được coi là “tinh nhuệ” gồm Bộ tư lệnh thủ đô và Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động còn dàn đến 5.200 quân diễn tập để “phòng chống bạo loạn” và “bảo vệ Đại hội đảng XII”. Khí thế hừng hực sẵn sàng nghiền nát của các sĩ quan và chiến sĩ trong cuộc chiến đấu tưởng tượng với dân oan và “bọn phản động”, thay vì hướng mũi súng về biên giới phía Bắc, cho thấy sau vụ tống giam luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài vào giữa tháng 12/2015, một số trong giới lãnh đạo ở Việt Nam đang muốn chứng tỏ sức mạnh thuộc về họ chứ không phải của những kẻ xuống đường đòi dân chủ, lại càng không thuộc về một số khác cũng trong giới lãnh đạo.
Nếu tạm loại trừ nguyên nhân lo sợ phản ứng trong nước và quốc tế, một giả thiết khác có thể hợp lý hơn đang được vài cây viết trên mạng xã hội phân tích: blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và nữ cộng sự của anh có thể đã bị biến thành vật hy sinh cho một cuộc đấu đá nào đó trong nội bộ đảng, liên quan mật thiết đến chủ đề tranh giành các chức vụ cao cấp tại Đại hội XII đang và sẽ tiêu tốn quá nhiều tiền thuế của dân.
Một câu chuyện tưởng nhỏ nhưng lại rất đáng lưu tâm là vài ngày trước khi tòa án Hà Nội thông báo hoãn phiên xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, một tác giả lấy bút danh là Việt Dũng đã phóng ra bài viết “Vì sao xét xử Anh Ba Sàm trước ngày Đại hội XII khai mạc?”, trong đó mặc định rằng việc đưa Ba Sàm ra xét xử là chủ ý của ông Trương Tấn Sang nhằm tấn công ông Nguyễn Tấn Dũng.
Cả hai ông trên lại đang cố giữ hoặc vẫn mong manh hy vọng tranh chức Tổng Bí thư tại Đại hội XII.  
Tác giả Việt Dũng chỉ mới xuất hiện trên mạng trong thời gian khoảng nửa năm qua. Phần lớn các bài viết của tác giả này mang khuynh hướng ủng hộ nhiệt tình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Cuộc đấu trong Bộ Chính trị Việt Nam lại đang đến hồi “không còn gì để mất”. Việc hoãn đột ngột lịch xử Ba Sàm càng cho thấy đã xảy ra một thay đổi nào đó về chủ trương xử “án nhân quyền” trong nội bộ đảng cầm quyền. Không loại trừ sự thay đổi này bám sát yêu cầu “không cho phá đại hội”.
Cũng bởi, rất đặc biệt, ngày xử án dự kiến là 19/1, tức chỉ một ngày trước khi khai mạc Đại hội XII. Và điều kỳ quái là sau 19 tháng đằng đẵng Bộ Công an tống giam Ba Sàm và Minh Thúy mà đã khiến phản dội dư luận về hàng loạt vi phạm tố tụng hình sự của cơ quan cấp bộ này, ngành tòa án lại chọn đúng thời gian diễn ra đại hội đảng, chứ không phải thời điểm nào khác, để “làm án”.
Có thể tưởng tượng ra hệ lụy nào vào ngày xử án nếu nó vẫn diễn ra theo “kế hoạch”?
Logic đơn giản có thể hình dung là nếu phiên xử này diễn ra theo đúng lịch, sẽ có một số trí thức, blogger và dân oan kéo đến đòi tham dự và đòi trả tự do cho Ba Sàm. Khi đó theo phương án “phòng chống bạo loạn” đã lập trình, lực lượng công an và cảnh sát cơ động sẽ kéo đến trấn áp, thậm chí bắt bớ lung tung. Tất cả sẽ tạo nên một quang cảnh hỗn loạn, thậm chí cực kỳ hỗn loạn ngay trước “thềm” Đại hội đảng XII.
Khi đó, nhân vật lãnh đạo nào sẽ phải đưa đầu chịu báng trước phản ứng và lên án của dư luận, chủ yếu từ các chính phủ và cộng đồng quốc tế?
Những thế lực ngầm hiểm nào?
Dường như đã có tiền lệ. Nhằm hạ thấp “uy tín trên trường quốc tế” của một bên, phía kia hoàn toàn có thể khuếch tán thủ đoạn lôi nhân quyền ra làm vật hy sinh. Trong hai chục năm “bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ” kể từ thời điểm năm 1995, đã có không ít minh họa làm chứng cho thủ đoạn bị xem là lưu manh chính trị này.
Riêng giai đoạn năm 2015 – 2016, câu chuyện nhiều tập về giới dân chủ nhân quyền Việt Nam bị tấn công hành hung từ tháng Năm đến gần đây là những minh chứng đương đại điển hình.
Như một sự cố ý, vào thời gian gần diễn ra chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Trọng vào tháng 7/2015, hàng loạt hành vi xâm phạm nhân quyền lộ liễu và dã man đã được một bộ phận trong ngành công an Việt Nam tung ra: tháng 5/2015, một số côn đồ bị nhận mặt là công an giả danh đã hành hung man rợ blogger Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội vào đúng ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, khiến Trợ lý ngoại trưởng Malinowski phải thốt lên đó là hành động “vô cùng ngu dốt”; cũng những côn đồ – công an lại đánh thương tích một blogger khác là Đinh Quang Tuyến tại Sài Gòn vào đúng ngày mà Thứ trưởng Antony Blinken vào thành phố này họp báo về quan hệ Việt – Mỹ. 
Thậm chí những hành vi trên đều xảy ra trong và ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ tại Hà Nội. Những người bị hành hung đều phải nhận những cú đánh ghê gớm và vùng mặt là chỗ dễ thấy nhất, những vụ đánh người đều xảy ra vào ban ngày là thời gian dễ chứng kiến nhất… Tóm lại, vụ việc hành hung trở nên xáo trộn, gây xúc động mạnh đối với giới đấu tranh dân chủ và dĩ nhiên không thoát khỏi sự lên án gay gắt từ giới truyền thông và các tổ chức nhân quyền phương Tây.
Và còn nhiều nữa các vụ “hy sinh nhân quyền” từ bao vây kinh tế và đánh đập giới tù nhân lương tâm, đến trấn áp tự do tôn giáo…
Câu tục ngữ “Ăn không được thì đạp đổ” vẫn quá thấm thía và còn đắc dụng trong không ít thời đương đại, nơi những kẻ tham sống sợ chết tập tành làm “chính khách”. Quá nhiều lần trong bếp núc chính trường Việt Nam hiện ra dư luận về phe này “chơi” phe kia, liên quan đến những chuyến công du quan trọng ra ngoại quốc và cả “hoạt động đối nội”.
Đại hội đảng XII đang ập đến. Nhưng kể cả sau đại hội bị ngày càng nhiều người dân xem là “cuối cùng” này, giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam vẫn luôn có thể bị những thế lực ngầm hiểm bốc ra làm vật hy sinh. Hậu quả là không cần biết nội tình phe phái hỗn tạp đến thế nào ở Việt Nam, giới nghị sĩ Tây Âu và Hoa Kỳ chỉ thấy quá đủ để tiếp tục lên án chính thể bảo thủ, bất nhất và cực đoan này.
Tất cả lại liên quan mật thiết đến tương lai cận kề không kém nguy hiểm: chính thể Việt Nam có nhận được vé vào cửa TPP…
…hay là “not to be”.

19-1-2016
Phạm Chí Dũng

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b