Skip to main content

Giải vô địch các Uỷ Viên Bộ Chính Trị (Phần 3)

Xin chào các bạn đang theo dõi màn hình nhỏ. Chúng tôi tiếp tục đưa các bạn trở lại với sân vận động Ba Đình, thủ đô Hà Nội, nước CHXHCN Việt Nam, để theo dõi trận chung kết bóng đá trong giải đấu Vô địch các uỷ viên Bộ Chính Trị giữa hai đội Đảng và Chính Phủ.
Thời tiết trên sân lúc này khá đẹp, nhiệt độ trung bình 25 độ C, gió nhẹ, trời ít mây.
Bên ngoài sân vận động là 5.200 cảnh sát đặc nhiệm, cùng với xe bọc thép, xe phá sóng, xe phun nước áp lực cao, trên bầu trời là những chiếc trực thăng quần đảo... tất cả để nhằm bảo vệ trận đấu diễn ra được an toàn.
Nhiều bạn đã gửi phản hồi tới chương trình, thắc mắc về số lượng cầu thủ, giờ giấc thi đấu, nghỉ giải lao, sự thiếu vắng trọng tài... vân vân và vân vân.
Chúng tôi xin tóm tắt, đây là trận bóng đá quái gở nhất trong lịch sử nhân loại, bởi thế chúng ta không nên ngạc nhiên vì điều gì đó diễn ra. Kể cả chuyện bán độ, đá phản lưới nhà, thoả hiệp có thể diễn ra bất cứ lúc nào khiến trận đấu chấm dứt đột ngột.
Hai đội bắt đầu khởi động trở lại sân, chỉ còn 10 phút nữa trận đấu sẽ kết thúc.
Đội Đảng thi đấu với trang phục truyền thống áo đỏ, quần đỏ, tất đỏ. Đội Chính Phủ trong trang phục áo xanh, quần đỏ, tất vàng.
Tỷ số trước giờ giải lao là 5 - 6 nghiêng về đội Chính Phủ, bàn san bằng tý số do lão tướng Lê Đức Anh mới vào sân. Tiếp đó tiền vệ Trần Đại Quang thi đấu mờ nhạt từ đầu trận đấu, đã có pha đi bóng cực đẹp mắt, anh kiến tạo đường chuyền chính xác để đội trưởng Nguyễn Tấn Dũng nâng tỷ số cho đội Chính Phủ.
Hai đội bắt đầu thi đấu.
Tầm bao sân của lão tướng Lê Đức Anh trên sân quá lớn, khiến đội Đảng đang co cụm phòng thủ trong khi chưa tìm được giải pháp nào. Khu vực trung tâm đã hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của đội Chính Phủ. Lúc này lão tướng Lê Đức Anh cầm nhịp trận đấu, tạo được cơ hội cho cầu thủ Nguyễn Tấn Dũng tham gia tấn công.
Nguyễn Tấn Dũng hiện đang đá trung phong, bên cánh trái của Dũng, Phạm Bình Minh đang chơi rất hiệu quả, cầu thủ Đinh La Thăng đã bắt nhịp trận đấu, anh vừa có đường truyền phối hợp rất ăn ý với Phạm Bình Minh.
Đội Chính Phủ đang rất hiệu quả với lối chơi Bài Trung Thoát Khựa. Nhiều phóng viên cho rằng đây là trò gian lận, bắt tay mua độ với Khựa của Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên thì đội Đảng vẫn không tìm cách nào phá được lối chơi này.
Tiền đạo Trịnh Văn Lâu của đội Đảng gần như thất nghiệp, không có ai làm bóng cho anh. Anh đang bị kiềm cặp bởi hai hậu vệ Huỳnh Tiền Phong và Lưu Phước Lượng. Đây là một sự điều chỉnh rất kịp thời của đội trưởng Nguyễn Tấn Dũng. Trịnh Văn Lâu vào sân, ghi bàn thắng gây tê liệt hàng phòng ngự đội Chính Phủ. Ngay sau những choáng váng ban đầu do Lâu gây ra, đội trưởng Nguyễn Tấn Dũng đã tung cặp trung vệ khắc tinh với lối chơi của Lâu vào sân kịp thời chế ngự tiền đạo sáng giá của đội Đảng này.
Đội Chính Phủ hoàn toàn áp đảo thế trận.
Có sự bổ sung người. Tiền đạo Phan Diễn của đội Đảng vào sân thay người. Phan Diễn là cựụ cầu thủ các giải vô địch các UVBCT lần thứ 10. Anh đã treo giày, nghỉ hưu. Nhưng do sự sa sút phong độ của đội Đảng gần đây, anh được Trương Tấn Sang gọi về hỗ trợ. Hiện hợp đồng của anh với đội Đảng chưa được tiết lộ con số là bao nhiêu. Nhưng sự trở lại của Phan Diễn sẽ khiến lối chơi của đội Đảng chắc chắn trở lên sắc sảo hơn. Diễn vào sân phối hợp với Trịnh Văn Lâu để thực hiện lối đá phối hợp nhỏ, khoét đằng sau lưng đối phương.
Phan Diễn có bóng, anh vừa nhận được đường chuyền của Trương Tấn Sang.
Ngay từ lần đầu tiên chạm bóng, cách khung thành 30 mét. Phan Diễn tung luôn một cú sút sấm sét, bóng bay thẳng căng vào góc cao khung thành của thủ môn Nguyễn Văn Nên.
6-6
Tỷ số được san bằng bất ngờ, chúng tôi không kịp hô vào. Ngay cả các khán giả trên sân cũng chỉ ngỡ ngàng biết bàn thắng được ghi khi thủ thành Nguyễn Văn Nên vào lưới nhặt bóng và bảng tỷ số báo hiệu.
Các cầu thủ đội Đảng đang tung hô Phan Diễn để ăn mừng bàn thắng quý giá, khi mà trận đấu không còn nhiều thời gian.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Phúc đang ôm Phan Diễn chia vui. Hai cầu thủ này đều là người miền Trung, nơi sản sinh ra nhiều cầu thủ xuất sắc như Nguyễn Bá Thanh.
Nhắc đến đây, chúng tôi mới phát hiện ra điều kỳ lạ. Hai đội đã sử dụng rất nhiều các cựu cầu thủ là uỷ viên trung ương, uỷ viên Bộ Chính Trị người miền Nam, miền Trung.
Nhưng chưa thấy cầu thủ nào là cựu uỷ viên Bộ Chính Trị miền Bắc tham gia trận đấu, có lẽ họ đang ở nhà và theo dõi màn hình như các bạn.
Tỷ số quân bình, thời gian không còn nhiều, một sai lầm lúc này đều trả giá rất đắt, có thể ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Tầm quan trọng của kết quả trận đấu khiến cả hai đội trở nên cẩn thận, thăm dò nhau.
Nguyễn Phú Trọng đã rất mệt mỏi, dấu hiệu xuống sức của anh ngày càng rõ rệt. Lúc này Trọng chỉ dựa vào kinh nghiệm thi đấu, anh phối hợp nhỏ với Nhị Lê để tìm kẻ hở của đối phương.
Tô Huy Rứa đã vào sân, đây là cầu thủ cực kỳ quan trọng của đội Đảng. Anh là vũ khí bí mật, có tầm sát thương rộng, với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, một mình Rứa có thể xé toạc bất cứ hàng phòng thủ nào.
Đôi Chính Phủ đã mất cảnh giác trước những miếng phối hợp nhỏ của Trọng và Nhị Lê. Tử huyệt của đội Chính Phủ đã mở. Đây chính là lúc để đồ tể Tô Huy Rứa vào cuộc chơi.
Một pha phối hợp nghị quyết 4 giữa Trọng, Nhị Lê, Tô Huy Rứa.
Vâng vẫn là lối chơi nghị quyết 4 của đội Đảng, một lối chơi không dễ gì bắt bài.
Các hậu vệ đội Chính Phủ quá lơ là, thiếu cảnh giác trước cầu thủ ít tên tuổi Nhị Lê. Lê đã tạo được một khoảng trống để cho Tô Huy Rứa có bóng trong điều kiện không người kèm.
Rứa làm gì, anh có tận dụng được cơ hội không. Rồi, tất nhiên là rồi.
Thật xứng đáng với kỳ vọng của đội Đảng. Một mình Tô Huy Rứa đã nhân lúc hậu vệ đối phương lơ là, anh nhận bóng từ Nguyễn Phú Trọng, dốc bóng vào khoảng trống mà hậu vệ đối phương mải theo Nhị Lê. Rứa ung dung sút bóng vào cầu môn đội Chính Phủ.
Một bàn thắng rất nhẹ nhàng mang đậm phong cách chàng thư sinh nho nhã Tô Huy Rứa.
Không dễ gì ngăn được cú sút hiểm hóc của tiền vệ trung tâm cực kỳ xuất sắc như Tô Huy Rứa.
7-6 nghiêng về đội Đảng.
Chỉ còn 9 phút nữa trận đấu sẽ kết thúc, đội Đảng khởi sắc trở lại với lối chơi nghị quyết trung ương 4 do Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt.
Các cầu thủ đáng thất vọng nhất của đội Chính Phủ là cầu thủ Nguyễn Như Phong. Trước đây khi đội trưởng Nguyễn Tấn Dũng còn phong độ đỉnh cao. Nguyễn Như Phong cùng với Hoàng Kông Tư, Vũ Hải Triều làm mưa gió trên sân trước đội Dân Chủ, Ngôn Luận. Nhưng trong trận đấu sinh tử này của đội trưởng Nguyễn Tấn Dũng, cả ba cầu thủ trên đều lấy cớ chấn thương để không ra sân.
Thời gian không còn nhiều, lại bị dẫn trước bàn thắng. Có lẽ, đội trưởng Nguyễn Tấn Dũng nên sa thải Nguyễn Như Phong khỏi đội hình dự bị, để cho cầu thủ khác có phong độ và tinh thần thi đấu cao hơn Nguyễn Như Phong vào sân.
Chương trình bình luận trận bóng đến đây tạm dừng, xin hẹn gặp lại các bạn sau ít phút nữa!

Người Buôn Gió
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160110/giai-vo-dich-cac-uy-vien-bo-chinh-tri-phan-3#sthash.1BeiLKc5.dpuf

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b