Nguyễn Tấn Dũng không vỗ tay khi TBT Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài diễn văn.
Hoàng Trần (Danlambao) - Sau 3 ngày nhóm họp, hội nghị trung ương 14 của đảng cộng sản đã chính thức bế mạc mà không đưa ra một kết quả rõ rệt.
Theo dõi bản tin thời sự tối 13/1/2015 trên VTV, người ta dễ dàng thấy được bầu không khí căng thẳng hiện rõ trên khuôn mặt các uỷ viên trung ương đảng.
Nguyễn Tấn Dũng không vỗ tay
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ đầu đến cuối đã luôn xuất hiện với nụ cười khinh khỉnh quen thuộc. Trong khi những gương mặt còn lại đều tỏ vẻ mặt khá nghiêm nghị, thậm chí là u tối.
Ngay khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu đắc thắng, ông Dũng cũng đã vỗ tay một cách đầy gượng gạo.
Trong lúc những tràng pháo tay vẫn đang kéo dài rào rào, ông Dũng bèn buông hai cánh tay đặt xuống ghế, người cũng ngả ra sau một cách mệt mỏi.
Chỉ đến khi nhận thấy đang bị ống kính truyền hình quay cận cảnh, ông Dũng mới chịu vỗ tay trở lại như những người chung quanh.
Chi tiết này cũng phản ánh được phần nào sự ngột ngạt sau 3 ngày hội nghị. Dường như phe nào cũng đang tự tin cầm chắc chiến thắng.
Trong bài phát biểu ngắn gọn kéo dài chưa đầy 5 phút, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết vấn đề nhân sự thuộc diện “trường hợp đặc biệt” cũng đã được hội nghị biểu quyết thông qua “với số phiếu rất tập trung”.
Khi dùng chữ “số phiếu rất tập trung”, chắc hẳn ông Trọng đang muốn che dấu một bí mật quan trọng tại hội nghị 14 sẽ được trình bày dưới đây.
Tin đồn “lật đổ”?
Giữa lúc cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư đang trở nên bế tắc thì hàng loạt tin đồn khác nhau cũng đã được tung ra.
Theo một tin đồn chưa thể kiểm chứng, kịch tính đã xảy ra tại hội nghị 14 khi các uỷ viên trung ương đảng không chấp chận để cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra tái cử tại đại hội đảng 12.
Thông tin này còn cho rằng, phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện một cuộc “lật đổ” ngoạn mục, khiến cho đội hình “bộ tứ quyền lực” được đưa ra trước đó (Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân) đang phải đứng trước nguy cơ phá sản.
Khoảng 140 vị quan chức – chiếm 70% số ghế trong ban chấp hành trung ưởng đảng đã bỏ phiếu chống lại phương án nhân sự do bộ chính trị đưa ra biểu quyết.
Nếu thông tin trên là đúng, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản xảy ra sự kiện ban chấp hành trung ương đảng - bị thâu tóm bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - công khai đối đầu với bộ chính trị do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.
Điều này cũng đã được phản ánh qua thông cáo của hội nghị trung ương 14, theo đó các uỷ viên trung ương sẽ “bỏ phiếu kín đề cử nhân sự” cho các chức danh “tứ trụ”. Quyết định cuối cùng về nhân sự sẽ được đưa ra tại đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản.
Trái với dự tính ban đầu, ông Trọng đã không thể áp đặt lên Ban chấp hành trung ương đảng về vấn đề nhân sự định sẵn, mà thay vào đó sẽ là một cuộc đề cử bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nguy cơ ông Trọng không được đề cử hoàn toàn có thể xảy ra.
“Trung ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo báo cáo công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá 12 trình Đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét, giới thiệu QH khoá 14 quyết định theo quy định của pháp luật”, bản thông báo hội nghị trung ương 14 cho biết.
Như vậy, sự chống đối của Ban chấp hành trung ương đã khiến cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư vẫn chưa thể kết thúc. Phe Nguyễn Tấn Dũng đang dần thoát khỏi tình thế bất lợi và vẫn còn cơ hội để lật ngược thế cờ.
Đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản sẽ là trận sống mái cuối cùng cho cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Hãy cứ để chúng chém giết lẫn nhau, vì dù sao đây cũng là đại hội cuối cùng trước ngày chế độ cộng sản cáo chung.
13/11/2016.
Comments
Post a Comment