Skip to main content

Sự Khác Biệt Miền Nam Và Miền Bắc

20140215-193704.jpgGái Xì Gòn


20140215-193650.jpg
Girl Hà Nội
Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.
Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.
Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần * gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
Cà phê:
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
Ăn trưa:
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
Gọi điện ngoài đường:
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai
Cảm ơn:
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
Cơn mưa:
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn – đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội – âm ỉ và dai dẳng
Ăn mặc:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
Xe máy:
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
Giao thông:
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái
Trà đá:
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc mâm
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
Giầy vớ:
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
Con đường:
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
*ng hàng:
Khi ha cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
Dao dĩa:
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc dĩa

Tỏ tình:
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
Ăn sáng:
Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
Dạ vâng:
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”
Chào hỏi:
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”
Giàu có:
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn xài rất nhiều tiền
Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”
Uống bia:
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
Tào phớ:
Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài
Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa
Lơ đễnh đ.ng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch…..
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp
Cây xanh:
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai
Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm
Chất chơi và chất chiến:
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???
Chợ tình:
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
Xe:
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán
Vá xe:
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
Hồ:
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại
Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!
Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe’’ em nha.
Tức mình **** nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch
Hài:
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.
Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!
Tiệm Internet:
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!
Nhà cửa:
Sài-gòn: rộng và sâu
Hà-nội: nhỏ và ngắn
Chào hỏi:
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!
Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người
HN có bún chả
SG có cơm tấm
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã
Gời điện về việc kinh doanh:
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè
Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông
Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét
Khen vật gì to:
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki
HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp
HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu
Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp
Nói về ngu:
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.
Về hoa quả:
Hà nội: quả táo,
Sài gòn: trái bom
Hà nội: quả dứa
Sài gòn:trái thơm
Hà nội: Buôn dưa lê
Sài gòn: Tám

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...