Skip to main content

10 nguyên lý của Vĩ nhân giúp bạn thay đổi thế giới

Mahatma Gandhi ca. 1931 (Ảnh: Wikipedia)
Mahatma Gandhi ca. 1931 (Ảnh: Wikipedia)
Mahatma Gandhi ca. 1931 (Ảnh: Wikipedia)
Không cần nhiều lời giới thiệu thì chúng ta cũng biết Mahatma Gandhi là một vĩ nhân nổi tiếng thế giới. Ai cũng biết về ông và di sản của ông . Dưới đây là một số lời khuyên rất đáng lưu ý của ông:

1. Hãy thay đổi chính mình

“Bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn thấy trên thế giới”.
Nếu bạn thay đổi chính mình, bạn sẽ thay đổi thế giới của bạn . Nếu bạn thay đổi cách bạn suy nghĩ, sau đó bạn sẽ thay đổi cách bạn cảm nhận và những hành động của bạn . Và do đó, thế giới xung quanh bạn sẽ thay đổi.

 2. Kiểm soát bản thân

“Không ai được làm tổn thương tôi mà không có sự cho phép của tôi”.
Những gì bạn cảm nhận và cách bạn phản ứng với một cái gì đó luôn luôn tùy thuộc vào bạn . Bạn có thể chọn những suy nghĩ, phản ứng và cảm xúc của riêng bạn.
(bijendra/iStock)
Ảnh: bijendra/iStock

3. Hãy tha thứ và buông bỏ

“Một mắt đổi một mắt kết cục chỉ làm cho toàn thế giới thành khiếm thị”.
Lấy ác đấu với ác sẽ chẳng giúp được ai. Tha thứ và buông bỏ quá khứ sẽ khiến bạn và những người trong thế giới của bạn sẽ có mối quan hệ tuyệt vời.

4. Không có hành động, bạn không đi tới đâu

“Một ounce thực hành trị giá hơn hàng tấn thuyết giảng“.
Không có hành động sẽ chẳng làm được gì mấy.  Tuy nhiên, làm có thể sẽ khó khăn. Và do đó, bạn có thể đành chọn thuyết giảng, hoặc đọc và nghiên cứu mãi mãi. Nhưng bạn phải hành động và biến tri thức đó thành kết quả và sự hiểu biết.
“Một mắt đổi một mắt kết cục chỉ làm cho toàn thế giới thành khiếm thị.”
 – Gandhi

5. Hãy quan tâm đến hiện tại

“Tôi không muốn nhìn thấy trước tương lai. Tôi quan tâm đến việc chăm sóc hiện tại. Thần Thánh không ban cho tôi khả năng kiểm soát thời điểm tiếp sau”.
Sống với hiện tại càng nhiều càng tốt, và hãy biết chấp nhận. Khi bạn đang ở trong thời điểm hiện tại bạn không phải lo lắng về khoảnh khắc tiếp sau. Và lực ngăn cản hành động xuất phát từ việc tưởng tượng những hậu quả tiêu cực trong tương lai hoặc phản ánh những thất bại trong quá khứ.

6. Ai cũng đều là con người

“Quá chắc chắn về sự thông thái của chính mình là không khôn ngoan. Cũng tốt nếu được nhắc nhở rằng người mạnh nhất có thể yếu đi và kẻ khôn ngoan nhất vẫn có thể phạm sai lầm”.
Khi bạn bắt đầu làm mình thành huyền bí với mọi người, bạn tạo ra nguy cơ trở nên cô lập với họ. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người chỉ là một con người bất kể họ là ai.

7. Kiên định

“Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười bạn, sau đó họ chống lại bạn, sau đó bạn giành chiến thắng”.
Hãy kiên định. Sẽ đến lúc những đối lập xung quanh sẽ nhạt dần và mất đi.

8. Xem cái tốt trong con người và giúp họ

“Tôi chỉ nhìn vào những phẩm chất tốt đẹp của một người. Chính bản thân mình cũng không là người hoàn hảo nên tôi sẽ không dám xét nét vào lỗi lầm của người khác”.
Nếu bạn muốn cải thiện thì một lựa chọn hữu ích là tập trung vào những điều tốt ở mọi người. Nó cũng làm cho cuộc sống của bạn dễ chịu hơn vì thế giới của bạn và các mối quan hệ trở nên hòa ái hơn và tích cực hơn.

9. Hãy nhất quánhãy trung chính, hãy là chính mình

“Luôn hướng tới sự nhất quán hoàn toàn của suy nghĩ và lời nói và việc làm. Luôn hướng tớithanh lọc những suy nghĩ của bạn và tất cả mọi thứ sẽ tốt đẹp”.
Khi lời nói và suy nghĩ nhất quán điều đó sẽ thể hiện trong giao tiếp của bạn. Mọi người có xu hướng thực sự lắng nghe những gì bạn đang nói. Bạn đang giao tiếp mà không có sự phi lý, thông điệp lẫn lộn hoặc giả tạo.

 10. Liên tục phát triển và tiến hóa

“Sự phát triển liên tục là quy luật của cuộc sống, và một người luôn cố gắng duy trì những giáo điều của mình để thể hiện sự nhất quán sẽ đẩy anh ta vào một vị trí sai.”
Bạn luôn có khá nhiều cách để cải thiện kỹ năng và thói quen của bạn, hoặc đánh giá lại các giá trị của bạn. Bạn có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và thế giới.
A lotus flower blooms on Dal Lake in Srinagar on September 1, 2014. (Tauseef Mustafa/AFP/Getty Images)
Hoa sen nở ở Hồ Dal ở Srinagar ngày 1/9/2014 (Tauseef Mustafa/AFP/Getty Images)
Gandhi là một trong những anh hùng của cá nhân tôi. Thông điệp truyền cảm hứng của ông về hành động bất bạo lực (giải pháp thứ ba) và sự quả cảm của ông cho niềm tin của mình bất chấp hoàn cảnh là một tấm gương để noi theo.
Nhiều người quên rằng Gandhi không hề có quyền chính thức – không có vị trí quyền lực. Và, bởi vì ông có quyền về đạo đức, ông đã gây được ảnh hưởng. Gandhi đã thay đổi cuộc sống của hơn 300 triệu người mà không sử dụng gì khác ngoài niềm tin của cá nhân của mình và “quyền lực” về đạo đức.
Nếu tôi phải chọn một câu yêu thích từ những lời vàng ngọc của ông ở trên, nó sẽ là: “Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười bạn, sau đó họ chống lại bạn, sau đó bạn giành chiến thắng”.
Tôi thấy điều này mọi lúc, đặc biệt là trong đấu trường chăm sóc sức khỏe và khoa học. Có 1 câu thường được dẫn ra của Schopenhauer có nội dung tương tự, nói rằng mỗi sự thật mới được phát hiện phải trải qua ba giai đoạn:
  1. Đầu tiên nó bị chế nhạo
  1. Sau đó, nó bị phản đối dữ dội
  1. Cuối cùng, nó được chấp nhận như là hiển nhiên
Tôi tâm niệm điều này mỗi mỗi ngày khi tôi tiến về phía trước trong sứ mệnh của riêng mình: xúc tác cho một sự chuyển đổi cách thức cung cấp cho người dân các lựa chọn thay thế trong lĩnh vực  chăm sóc sức khỏe.
Không thể dự đoán ai hoặc nhóm nào sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự thay đổi không thể tránh khỏi này, nhưng với tôi đó là một vấn đề về tranh luận. Các thách thức trung tâm là để tạo điều kiện cho sự thay đổi, và nó rõ ràng với tôi rằng điều này sẽ xảy ra thông qua những nỗ lực hợp tác của các cá nhân cùng lý tưởng, sáp nhập lực lượng lại để vạch ra vấn đề của những tập đoàn thuốc đa quốc gia.
Tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng đường. Bạn thấy đấy, chỉ cần có 10 phần trăm công chúng nhận thức về sự thật là nó sẽ lan như cháy rừng đến toàn bộ dân số. Một khi có được tỷ lệ người dân chấp nhận sự thật này thì sự thay đổi là không thể tránh khỏi và không thể ngăn cản.
Như Gandhi đã nói: “Theo một cách nhẹ nhàng, bạn có thể rung chuyển thế giới.”
Và đó là chính xác những gì đang xảy ra khi hàng triệu người trên thế giới đưa ra quyết định tự mình kiểm soát sức khỏe của mình.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...